行政書士法人第一綜合事務所

MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ TƯ CÁCH LƯU TRÚ VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH (VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP)

Chị A- người Anh hiện đang sinh sống ở Nhật với tư cách lưu trú vĩnh trú có quan hệ kết hôn đồng giới với chị B-đang sống tại Anh quốc. Sau khi hợp pháp hoá hôn nhân tại Anh, chị A và B kết hôn đồng giới và đang trong tình trạng hôn nhân theo Luật pháp tại Anh. Chị A muốn đón chị B sang Nhật để cùng sinh sống. Trong tình huống này thì chị B sẽ thuộc tư cách lưu trú gì?

Trong những năm gần đây, việc bảo vệ quyền con người với một số ít bộ phận những người đồng tính đã bắt đầu được công nhận trên toàn thế giới. Cùng với đó, cụm từ LGBT cũng đã bắt đầu được thâm nhập vào cuộc sống hơn. Ở một số quốc gia, chủ yếu là Châu Âu và Hoa Kỳ, hôn nhân đồng giới đã được cho phép một cách hợp pháp. Tuy nhiên, hôn nhân đồng giới có liên quan trực tiếp tới tôn giáo và tính dân tộc. Do đó, hôn nhân đồng giới vẫn chưa được hợp pháp hoá tại Nhật Bản.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về mối quan hệ giữa hôn nhân đồng giới với tư cách lưu trú.

1. Ý nghĩa của mối quan hệ gia đình với Luật Nhập cảnh

Bộ luật Dân sự Nhật Bản xác định việc hình thành một cộng đồng giữa nam và nữ là hôn nhân hợp pháp, và không thừa nhận quan hệ đồng giới là hôn nhân. Vì vậy, hôn nhân đồng giới không được coi là hôn nhân có giá trị pháp lý ở Nhật Bản. Tại thời điểm này, Luật nhập cảnh quy định tư cách lưu trú dựa trên tình trạng hôn nhân “là vợ/ chồng với người Nhật”, “vợ/ chồng của người vĩnh trú”, “người định cư có quan hệ vợ/ chồng với người nước ngoài”. Nó tồn tại như một tình trạng cư trú khi là vợ/ chồng. Theo Luật nhập cảnh số 5357 thuộc thẩm quyền ngày 18 tháng 10 năm 2013, ý nghĩa của vợ / chồng trong Đạo luật Kiểm soát Nhập cư được hiểu là luật điều chỉnh của Bộ luật Dân sự Nhật Bản, và những người kết hôn đồng giới là vợ/ chồng thì không lấy được tư cách lưu trú này.

2. Tư cách lưu trú đối với hôn nhân đồng tính

Theo quan điểm nhân đạo đối với hôn nhân đồng giới của hai người nước ngoài thì trường hợp có quan hệ hôn nhân hợp pháp tại nước sở tại và trong đó một người có tư cách lưu trú tại Nhật Bản thì người vợ/ chồng còn lại có thể được cấp tư cách lưu trú “ hoạt động đặc định” tại Nhật Bản.

Do đó, Luật Kiểm soát Nhập cư quy định tình trạng cư trú được gọi là “Hoạt động đặc định” nhằm cung cấp cứu trợ cá nhân khi xem xét hoàn cảnh đối với cá nhân người nước ngoài. Tình trạng cư trú của “hoạt động đặc định” được quy định là các hoạt động mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định cụ thể cho cá nhân người nước ngoài bao gồm các hoạt động cụ thể nêu trước trong thông báo và các hoạt động không được thông báo cụ thể.
Và điều trên cũng đồng nghĩa với việc vợ/ chồng của người có hôn nhân đồng giới được công nhận trong ngoài bảng thông báo ngoài hoạt động đặc định.

3. Điều kiện để lấy visa hoạt động đặc định đối với hôn nhân đồng tính

Tư cách lưu trú đối với những hoạt động đặc định ngoài thông báo không được quy định trên pháp luật cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, điều kiện để được cấp tư cách lưu trú chung bao gồm (1) Tính cần thiết về lưu trú và (2) sự chấp nhận cư trú.

Dựa trên đó, chúng ta có thể hiểu được những điều dưới đây là bắt buộc

(1) Hôn nhân giữa hai người nước ngoài được công nhận là hợp pháp đối theo Luật của mỗi quốc gia (tính cần thiết về lưu trú)
(2) Có đủ cơ sở kinh tế để sinh sống tại Nhật Bản ( sự chấp nhận lưu trú)

Đối với điều (1) hôn nhân phải được thiết lập và có hiệu lực theo Luật pháp của mỗi quốc gia. Nếu mối quan hệ chỉ là việc sống chung mà không kết hôn thì sẽ không được bảo đảm với tư cách lưu trú hoạt động đặc định.
Ngoài ra, vì nội dung hoạt động là sống chung ở Nhật nên việc chỉ đơn giản được công nhận về mặt pháp lý là hôn nhân đồng giới là chưa đủ mà cần phải chứng minh được đó là mối quan hệ thực chất. Cụ thể bạn cần nêu rõ hoàn cảnh dẫn đến mối quan hệ giữa hai người, thái độ của họ hàng về mối quan hệ đó và hoàn cảnh dẫn đến kết hôn. Việc chứng minh này khá giống với việc chứng minh khi xin visa “vợ/ chồng là người Nhật”.

Điều (2), cũng giống như đối với tư cách lưu trú như “vợ / chồng là người Nhật, v.v.”, thì ở đây cũng yêu cầu bạn phải có đủ thu nhập và tài sản để có thể đảm bảo sống cuộc sống hôn nhân tại Nhật. Về cơ bản, chỉ cần thể hiện thu nhập hàng năm của người sống ở Nhật là đủ, nhưng nếu thu nhập của người đó quá thấp để có thể duy trì cuộc sống ở Nhthì có thể chứng minh thêm bằng tài sản ở nước ngoài của người còn lại.

4. Tổng kết

Quyết định số 5357 ngày 25 tháng 10 năm 2013 là một thông báo rất quan trọng đồng thời cũng là một bước tiến lớn đối với cộng đồng những người đồng tính vì đây là thời điểm công nhận tư cách lưu trú cho hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, quyết định này chỉ công nhận tư cách lưu trú cho người nước ngoài với người nước ngoài còn hôn nhân giữa người đồng tính nước ngoài với người Nhật thì vẫn chưa được công nhận và nằm ngoài phạm vi. Do theo bộ Luật dân sự, Nhật Bản cho cho phép và công nhận kết hôn giữa những người khác giới.

Tuy nhiên, theo tiền lệ pháp lý từ trước tới nay luôn bảo việc chung sống lâu dài với nhau, bởi vậy không có sự phân biệt việc chung sống đồng giới hay khác giới. Xét về sự hình thành của việc chung sống, điều đó không mâu thuẫn với tiền đề của Bộ luật Dân sự Nhật Bản là tôn trọng hôn nhân hợp pháp giữa những người khác giới, bởi vậy hôn nhân đồng giới giữa người Nhật và người nước ngoài cần được bảo vệ dưới tình trạng hệ thống cư trú.
Tôn trọng các quyền cơ bản của con người cũng được quy định cho mục đích của việc kiểm soát Nhập cư, và vấn đề bảo vệ quyền con người của các nhóm số ít người cần phải được xem xét trong thời gian tới. Ở Nhật Bản, việc bàn luận về hôn nhân đồng giới không phát triển nhiều như ở châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi tin rằng nó cần được thảo luận trên phạm vi toàn quốc trong tương lai gần hơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。