行政書士法人第一綜合事務所

CÁCH ĐỂ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐÓN BỐ MẸ SANG NHẬT SINH SỐNG LÂU DÀI ( Visa hoạt động đặc định với bố mẹ là người phụ thuộc) – Ví dụ điển hình và giải pháp

Chị A là người Trung Quốc đã và đang sinh sống tại Nhật được 15 năm với tư cách visa vĩnh trú. 10 năm trước chị đã kết hôn với chồng chị là người Nhật và có 1 con nhỏ. Tưởng chừng mọi thứ đến với chị A hết sức thuận buồm xuôi gió tuy nhiên chị lại có một nỗi lo lắng trong lòng đó là về mẹ ruột chị . Chị là con gái duy nhất trong gia đình. Sau khi ba chị mất, mẹ chị 75 tuổi phải sống một mình với số tiền sinh hoạt chị gửi về. Cùng với đó, mẹ chị bị mắc căn bệnh yếu tim nên thời gian gần đây thường xuyên phải nhập viện. Chính vì vâỵ, chị đã đến văn phòng chúng tôi để được tư vấn về vấn đề chị có thể đón mẹ sang Nhật được hay không.
Tôi nghĩ rằng, ngoại trừ những bạn sống ở Nhật từ khi còn nhỏ thì hầu hết những người nước ngoài đang sống ở Nhật đều phải sống tách biệt với ba mẹ của mình. Bạn có thể đón ba mẹ của mình sang với tư cách visa lưu trú ngắn hạn để thăm thân tuy nhiên dù có vậy visa đó cũng chỉ được 90 ngày. Việc xin visa ngắn hạn như vậy mỗi lần xin cũng khá vất vả và không thể ở Nhật mãi được.
Với trường hợp của chị A, nếu chị muốn sống với mẹ thì ngoài cách về Trung Quốc thì còn cách nào khác không?
Chúng ta sẽ cùng dựa trên ví dụ điển hình của chị A để nêu nên phương án giải quyết như dưới đây.

1.Không thể đón ba mẹ sang theo visa gia đình được sao?

Chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi rằng họ có thể đón ba mẹ sang Nhật bằng visa gia đình được không? Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của visa gia đình chỉ là vợ/ chồng và con cái.
Chính vì vậy, việc sử dụng visa gia đình để đón ba mẹ sang Nhật là không thể được.

2.Có loại visa mà pháp luật không quy định?

Ngoài visa lưu trú ngắn hạn thì có cách nào để đón ba mẹ sang Nhật sống được không ạ?
Về cái nhìn tổng quát thì theo Luật nhập cảnh, không có visa nào có thể mời ba mẹ sang sống ở Nhật lâu dài ngoại trừ những người có tư cách lưu trú lao động chuyên môn cao số 1 và số 2. Đối với những người này, họ có thể đón ba mẹ sang Nhật để chăm con nhỏ dưới 7 tuổi. Còn đối với những loại thị thực visa khác thì hiện nay không có biện pháp nào ưu đãi đặc biệt khác.
Mặt khác, trên thực tiễn nhập cư, có những loại thị thực không được pháp luật quy định trước. Hệ thống nhập cư ở Nhật Bản là một hệ thống chỉ cho phép những người nước ngoài thuộc diện (tư cách lưu trú) được pháp luật quy định trước mới được ở lại Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế không thể phân loại trước tất cả những người nước ngoài được phép ở lại Nhật Bản.
Do đó, Luật Kiểm soát Nhập cư quy định tình trạng cư trú được gọi là “Hoạt động đặc định” nhằm cứu trợ những cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể Luật quy định như bên dưới:

Phụ lục 1
Điều 5

Tư cách lưu trú Các hoạt động có thể thực hiện ở Nhật Bản
Hoạt động đặc định Các hoạt động do bộ trưởng bộ tư pháp quy định chỉ định cụ thể với cá nhân người nước ngoài.

Khác với các tư cách lưu trú khác, nội dung hoạt động của visa hoạt động đặc định này sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể quyết định cho phép cư trú hay không.
Trong các loại visa hoạt động đặc định, Bộ trưởng bộ tư pháp phân loại dưới dạng thông báo. Ví dụ Intership hay working holiday cũng thuộc visa này.
Tuy nhiên, thông báo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp không quy định việc đón ba mẹ sang nhật sinh sống lâu dài. Nhưng có một số trường hợp dù không có trên thông báo đi chăng nữa thì trên thực tế vẫn được công nhận. Bởi vậy nó được gọi là hoạt động đặc định không có trên thông báo và trường hợp đón ba mẹ sang( trên thực tế thì hoạt đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi) cũng nằm trong diện trên.

3.Điều kiện yêu cầu thực tế của visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là bố mẹ cao tuổi

Trong trường hợp nào thì cục sẽ chấp nhận visa hoạt động kỹ năng đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ người cao tuổi?
Trên thực tế, trên thông báo của Bộ trưởng bộ tư pháp hay trong Luật kiểm soát nhập cư cũng không có điều kiện rõ ràng. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi tổng hợp ra những điều kiện sau:
① Cha mẹ không có khả năng tự chăm sóc bản thân
② Không có người thân ở nước sở tại hoặc nước thứ 3
③ Có con cái ở nước sở tại tuy nhiên điều kiện kinh tê khó khăn
④ Hộ gia đình của con phụ thuộc có khả năng, năng lực nuôi dưỡng.

Từ điều ①đến điều ③ có có thể nói cách khác đó là thể hiện tính cần thiết để sống ở Nhật
Nếu ba mẹ có khả năng tự mình chăm sóc bản thân thì Cục sẽ phán đoán rằng không cần thiết phải đón qua Nhật để phụng dưỡng, chăm sóc. Thêm nữa, nếu có người thân ở nước sở tại hoặc bạn có thể về chăm sóc ba mẹ ở nước của mình thì cũng sẽ bị phán đoán là không cần đón ba mẹ sang Nhật.
Điểm quan trọng ở đây đó là tuổi của ba mẹ bạn. Trên thực tế, nếu ba mẹ bạn dưới 70 tuổi mà không bị mắc bệnh và vẫn có thể di chuyển bình thường được thì việc xin visa này khá khó. Ngày trước, Cục thường xét cho người trên 65 tuổi nhưng do tình trang già hóa ngày càng nhiều kéo theo những người 65 tuổi vẫn có khả năng lao động và hoạt động bình thường nên độ tuổi xét duyệt tiêu chuẩn đã tăng lên.
Điều số ④ có thể nói cách khác là tính cho phép được chấp nhận.
Trong trường hợp vì ba mẹ không có khả năng tự chăm sóc bản thân nên muốn đón ba mẹ sang Nhật sống thì đương nhiên tiền sinh hoạt phí phải do gia đình con phụ trách. Thành viên gia đình tăng thêm một người thì việc có đủ thu nhập để duy trì sinh hoạt trong gia đình là điều rất quan trọng.

4.Cách giải quyết tình huống

Chúng ta cùng quay lại giải quyết tình huống thực tế điển hình của chị A lần này nhé.
Thông thường, khi một người nước ngoài có ý định ở lại Nhật Bản trong một thời gian dài, họ sẽ nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ tư cách tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản và sau đó xin thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản ở nước ngoài.
Tuy nhiên, hoạt động ngoài bảng thông báo giống như visa hoạt động đặc định đối với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi thì không thuộc đối tượng trên. Bạn có thể nộp đơn xin trực tiệp tại Đại sứ quán tại Nhật Bản, tuy nhiên việc xét duyệt khá là mất thời gian.Do đó, thông thường bạn nên đón ba mẹ sang Nhật theo visa ngắn hạn. Sau khi tới Nhật rồi nộp đơn xin đổi tư cách lưu trú sang visa hoạt động đặc định.
Trường hợp của chị A cũng như vậy. Đầu tiên chị mời mẹ qua Nhật theo diện visa thăm thân ngắn hạn. Một điều cần chú ý đó là visa này chỉ được 90 ngày. Thời gian thăm thân ngắn hạn có thể là 15, 30 hoặc 90 ngày. Tuy nhiên, nếu không được 90 ngày thì không có thời hạn đặc biết để đổi tư cách lưu trú.
Sau khi mẹ chị sang Nhật, chị đã chuẩn bị hồ sơ để xin cho mẹ chuyển sang visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi. Mẹ chị A đã 75 tuổi- không năm trong độ tuổi lao động được nên điều kiện về độ tuổi được đáp ứng. Mặt khác, mẹ của chị A cũng không có người thân ở Trung Quốc ( thông qua giấy chứng nhận ba chị đã mất, chứng nhận nhân thân mẹ con của chị A). Hơn nữa, để chứng minh cho việc mẹ chị A cần được sang Nhật sống là cần thiết chị còn nộp thêm cả chứng nhận và hồ sơ liên quan đến việc nhập viện của mẹ chị.
Tiếp theo, để chứng minh việc chị A có thể bảo đảm phụ thuộc cho mẹ chị, ngoài chứng minh về thu nhập, tài sản tiết kiệm, chị còn nộp tất cả giấy chứng minh chuyển tiền để đảm bảo cuộc sống cho mẹ chị trước tới giờ. Cuối cùng, kết quả sau rất nhiều sự nỗ lực của chị, mẹ chị A đã chuyển thành công sang visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi.

5.Tổng kết

Visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là người cao tuổi không được Cục nhập cảnh hay Bộ trưởng bộ tư pháp quy định trong bảng thông báo cụ thể mà phụ thuộc vào tình hình thực tế của cá nhân. Trên thực tế không có nhiều trường hợp đối với loại visa này nên việc bạn tìm kiếm trên Internet hoặc qua chuyên gia luật sư làm thủ tục hành chính đi chăng nữa cũng nhiều nơi chưa từng làm trường hợp như vậy.
Cùng với sự gia tăng của người nước ngoài sinh sống tại Nhật thì việc chăm sóc gia đình của họ cũng là điều không thể thiếu. Chính vì vậy, chúng tôi cũng như bạn rất mong muốn Chính phủ Nhật bản sẽ có những tiêu chuẩn- điều kiện rõ ràng hơn nữa đối với visa hoạt động đặc định dành cho người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về visa vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé!
Xin trân thành cảm ơn!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038