行政書士法人第一綜合事務所

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC THỦ TỤC NHẬP CẢNH

Nếu bạn muốn kết hôn với một người nước ngoài và sinh sống tại Nhật hoặc bạn muốn tuyển dụng một người nước ngoài hay có nguyện vọng muốn mời một người nước ngoài tới Nhật thì bạn phải thực hiện việc xin tư cách lưu trú tại Cục nhập cảnh( tên chính thức là “ Cục quản lý lưu trú và nhập cư khu vực”) nhưng bạn không biết nên làm những thủ tục gì? Ai cần thực hiện những thủ tục đó hay cần phải xuất trình những hồ sơ gì?
Quá trình quốc tế phát triển tại Nhật kéo theo rất nhiều điều mới làm nhiều người không biết nên thực hiện theo hướng nào?
Trong tình huống đó, nếu bạn tìm kiếm thử trên mạng Internet, sẽ xuất hiện nhiều cụm từ đó là nhờ Luật sư hành chính.
Và chắc hẳn nhiều bạn khi đến trang này cũng thông qua cách tìm kiếm tương tự như vậy phải không ạ?

Vậy, trên thực tế, nếu bạn liên hệ với Luật sư hành chính và nhờ họ thực hiện các thủ tục nhập cảnh thì Luật sư hành chính sẽ đóng vai trò gì?
Trong bài viết lần này, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề đó nhé!
Chúng tôi sẽ mở đầu bài viết bằng việc giải thích việc thác việc nộp đơn cho Luật sư hành chính, sau đó sẽ viết về vai trò của Luật sư hành chính.

1. Vai trò của Luật sư hành chính đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính

Trước khi xem vai trò của Luật sư hành chính đối với việc thực hiện các thủ tục nhập cảnh thì chúng ta hãy cùng xem vai trò của Luật sư hành chính đối với các thủ tục hành chính chung như thế nào nhé!

Ngoài Luật sư hành chính, những nghề được gọi chung là chuyên gia bao gồm Luật sư, nhân viên tư pháp, kế toán thuế,.. Nói qua về phân loại lĩnh vực thì Luật sư thực hiện xử lý các thủ tục hình sự và tố tụng liên quan đến tranh chấp dân sự; nhân viên tư pháp thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng kí công ty hay bất động sản; kế toán thuế thực hiện xử lý các thủ tục liên quan đến thuế.

Nói đến Luật sư hành chính thì chúng ta có thể hiểu rằng họ sẽ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc chuẩn bị lập hồ sơ để nộp tới các cơ quan công quyền (ngoài ra Luật sư hành chính cũng có quyền hạn khác tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ lược bỏ phần này)

Nói cách khác, Luật sư hành chính có quyền lập hồ sơ và nộp tới các cơ quan hành chính nhà nước.

Nói về tư cách nghiệp vụ độc quyền thì ngoài Luật sư hành chính, việc nhận tiền từ người khác để chuẩn bị hồ sơ và nộp tới các cơ quan hành chính là trái quy định của pháp Luật.
Bởi vậy, chúng ta cần lưu ý rằng ngoài Luật sư hành chính và Luật sư thì việc nhân tiền từ người khác và thực hiện các thủ tục nhập cảnh là trái quy định và vi phạm pháp Luật.
Luật sư hành chính được kỳ vọng sẽ thực hiện nhanh chóng và suôn sẻ các thủ tục hành chính phức tạp bằng cách thay mặt khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ.
Việc đó không chỉ thuận tiện cho người nộp đơn mà còn giúp cho các cơ quan hành chính tiến hành các thủ tục một cách thuận lợi nhất.
Nói cách khác, Luật sư hành chính có vai trò làm cầu nối giữa cơ quan hành chính và người nộp đơn giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính được thực hiện một cách thuận tiện nhất.

2. Ủy thác việc nộp đơn cho Luật sư hành chính

Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng là một trong những cơ quan hành chính, vì vậy Luật sư hành chính cũng có thể chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Cục nhập cảnh được. Tất cả những Luật sư hành chính đều có quyền chuẩn bị và nộp hồ sơ, tuy nhiên đối với Cục nhập cảnh thì việc đó chỉ giới hạn bởi một bộ phận các Luật sư hành chính.
Luật sư hành chính được ủy thác nộp đơn cho Cục nhập cảnh tại khu vực được đăng ký thông qua việc trình báo hiệp hội Luật sư hành chính của từng tỉnh mà người lập biên bản hành chính trực thuộc.
Chắc hẳn có nhiều người nghĩ rằng chỉ thông qua việc trình báo thì ai cũng có thể đăng ký được, tuy nhiên nó không hề đơn giản như vậy.
Để đăng ký được thì cần tham gia buổi đào tạo về quản lý xuất nhập cảnh do liên đoàn hiệp hội Luật sư hành chính Nhật Bản tổ chức, sau đó dựa vào kết quả định đạt để tham gia thi và khi nhận được kết quả đỗ kỳ thi đó bạn mới được đăng ký.
Thời hạn hiệu lực là 3 năm, sau đó để gia hạn thì bạn cần tham gia huấn luyện và đo đạt kết quả.
Luật sư hành chính đại lý việc nộp đơn phải nghiên cứu và học tập phương thức nhập cư đang thay đổi nhanh chóng mỗi ngày.
Điều này đảm bảo về mặt thể chế giúp cho Luật sư hành chính có thể có những kiến thức cần thiết quan trọng cho việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc nhập cư.

Có thể một vài người nghĩ rằng nếu là Luật sư hành chính thì hầu hết mọi người đều đăng ký tư cách đại lý nộp đơn nhưng có một số người không thực hiện đăng ký. ( Văn phòng chúng tôi tất cả Luật sư hành chính đề đã đăng ký)

Nếu bạn nhờ văn phòng Luật sư không đăng ký việc thay thế đại lý nộp đơn thì họ chỉ có thể giúp bạn việc chuẩn bị giấy tờ còn việc nộp đơn thì bạn phải tự thực hiện. Bởi vậy, trong quá trình tư vấn bạn cần xác nhận rõ vấn đề này nhé.

3. Luật sư hành chính không thể thay thế cho người nộp đơn?

Trường hợp khi nhờ Luật sư hành chính nộp đơn cho mình thì Luật sư thay thế bạn đi nộp đơn là người đại diện cho bạn đúng không? Câu trả lời là KHÔNG.
Lúc này, Luật sư hành chính không phải là “đại diện” cho người nộp đơn mà là người được “ủy thác”.

Cũng giống như Luật sư được gọi là đại diện cho người tố tụng thì họ là đại diện cho người được nhờ, tuy nhiên, Luật sư hành chính được ủy thác nộp đơn không phải là đại diện nộp mà là được ủy thác đi nộp.
Nếu nói đại diên thì người đại diện sẽ thay thế thực hiện các hành động có lợi cho thân chủ của mình.

Luật Kiểm soát xuất nhập cảnh và tị nạn cũng quy định quyền làm đại diện cho hồ sơ cho từng tư cách lưu trú, ví dụ như trường hợp “vợ / chồng Nhật Bản, v.v.” thì được quy định là thân nhân của người đó ở Nhật Bản.
Người nước ngoài ở nước ngoài có thể nhờ người thân ở Nhật nộp hồ sơ.
Tuy nhiên, những Luật sư hành chính không được quy định là đại diện trong Luật Kiểm soát Nhập cư và Tị nạn.
Để biết thông tin về người đại diện, vui lòng tham khảo phạm vi người đại diện đối với đơn xin thị thực nhập cư theo Đạo luật Kiểm soát Nhập cư.

Vậy thì “ủy thác” có nghĩa là gì? Nói tóm lại một cách dễ hiểu thì đó là nhiệm vụ TRUYỀN ĐẠT.
Người nộp đơn hoặc người đại diện nộp đơn là người làm đơn, và Luật sư hành chính sẽ mang hồ sơ đó đi nộp tại Cục nhập cảnh.
Thêm nữa, Luật sư cũng có có thể đăng ký ủy nhiệm đi nộp đơn nhưng cũng giống như Luật sư hành chính thì không phải là người đại diện mà chỉ là người được “ủy thác”.
Cho dù là luật sư hay Luật sư hành chính thì trong chế độ nhập cảnh hiện hành, không cho phép các chuyên gia hoạt động như một đại lý.

Trên thực tế, giữa đại lý và ủy thác có 2 điểm khác biệt lớn.

Đầu tiên, trong trường hợp là đại lý thì người đại diện có thể thực hiện hành vi quyết định vì lợi ích của người nhờ, ví dụ: có thể thực hiện việc rút đơn lại.
Mặt khác, nếu bạn là người được ủy thác thì bạn chỉ đóng vai trò người truyền thông tin, bởi vậy bạn không được tự ý đánh giá nếu không có sự cho phép từ người xin hoặc người đại diện.

Điểm tiếp theo đó là về ký tên vào đơn.
Trường hợp là đại lý thì người đại diện có thể thay thế người xin ký vào đơn tuy nhiên đối với trường hợp được ủy thác thì bạn không được phép ký mà phải nhờ người xin hoặc người đại diện ký thay.

Luật sư hành chính sẽ đóng dấu và ký tên vào đơn xin, tuy nhiên nó không là phần bản chất của đơn xin.

4. Dựa vào góc độ nào để chọn Luật sư hành chính làm những thủ tục nhập cảnh?

Thủ tục nhập cảnh là một trong những bước hết sức quan trọng, đánh dấu bước ngoặt cuộc đời đối với người nước ngoài.
Trong phần này, chúng tôi xin viết về những điểm cần biết khi nhờ Luật sư hành chính làm thủ tục nhập cảnh.

① Có thể thay thế bạn đi nộp tới Cục nhập cảnh

Như đã trình bày ở trên, có Luật sư hành chính có thể nhận ủy thác đi nộp thay bạn, có Luật sư không.
Có một vài văn phòng chỉ thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ cho bạn còn việc đi nộp bạn phải trực tiếp đi. Vì vậy, dưới góc độ chuyên môn chúng tôi khuyên bạn nên nhờ văn phòng Luật hành chính nào có thể thực hiện cả việc chuẩn bị cũng như đi nộp hồ sơ cho bạn.

② Có thành tích trong việc làm thủ tục nhập cảnh

Về thủ tục nhập cư, thì ngoài Luật nhập cảnh còn có rất nhiều kiến thức khác nhau như các quy định về thực thi, sắc lệnh, và các hướng dẫn khác nhau,..

Bên cạnh đó, không chỉ yêu cầu với các điều luật mà đòi hỏi phải quen và gặp nhiều trường hợp thực tế đối với thủ tục nhập cảnh.
Nếu chỉ là những kiến thức sách vở chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì hầu hết kiến thức được trau dồi thông qua việc thực hiện các thủ tục nhập cư mỗi ngày.

Ngoài ra, tùy theo mỗi Cục xuất nhập cảnh mà có sự khác nhau trong việc xử lý.
Bởi vậy, trước khi nhờ văn phòng Luật sư nào làm thủ tục nhập cảnh bạn nên quan tâm về thành tích mà nơi đó đạt được.

③ Nhận được tư vấn một cách rõ ràng

Nếu những văn phòng Luật mà có thành tích tốt trước đó nhưng tại thời điểm trao đổi mà không nói rõ ràng thì chúng tôi cũng khuyên bạn không nên nhờ nơi đó.
Bởi vì không chỉ là khả năng ra được visa hay không, mà nếu trường hợp khi rớt visa thì sẽ có cách xử lý như thế nào; yêu cầu cần chỉ ra những điểm rủi ro có thể xảy ra cho bạn trước khi xin visa.
Chúng tôi cũng khuyên bạn không nên lựa chọn những văn phòng luật nếu trượt thì trả lại tiền sau đó hết trách nhiệm với bạn.

④ Có thể hỗ trợ ngôn ngữ cho bạn những lúc cần thiết

Một luật sư hành chính khi thực hiện việc lập các thủ tục nhập cảnh thì việc lắng nghe là hết sức quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều thiết bị hỗ trợ việc phiên dịch tuy nhiên việc nghe một cách chi tiết câu chuyện là rất quan trọng bởi vậy trong trong nhiều trường hợp, việc cần hỗ trợ ngôn ngữ là hết sức quan trọng.

Ngoài ra, trong các trường hợp như thị thực vợ / chồng, thì chỉ có thể hiểu được rõ sự tình từ người Nhật mà không thể lý giải được hết nội dung của phụ thuộc ở nước ngoài dẫn đến khi Cục nhập cảnh điều tra gây hiểu lầm và gặp rất nhiều rắc rối.

Nếu là văn phòng luật sư hành chính chuyên nghiệp thì sẽ có liên kết với các công ty thông dịch, vì vậy chúng tôi xin khuyến khích các bạn lựa chọn những văn phòng Luật có hỗ trợ về ngôn ngữ để việc xin visa được thuận lợi nhất có thể.

⑤ Rõ ràng về chi phí

Khi bạn nộp đơn xin nhập cư, có thể không chỉ một lần mà xong mà có thể bị Cục nhập cảnh yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ.
Trong trường hợp đó, có một số văn phòng Luật yêu cầu trả thêm phí. Chính vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý khi làm hợp đồng với văn phòng Luật, xác nhận rõ ràng có mất phí khi bị yêu cầu bổ sung hồ sơ hay không?

5. Tổng kết lại về vai trò của Luật sư hành chính đối với các thủ tục nhập cảnh

Chắc hẳn có nhiều bạn nghĩ rằng, nếu Luật sư hành chính không thể trở thành người đại diện thay thế mà chỉ có vai trò truyền đạt thì nhờ luật sư hành chính sẽ không có ích lợi gì đúng không ạ?
Tuy nhiên, chế độ nhập cư là một thủ tục chuyên biệt và hết sức phức tạp, hoàn toàn không giống các thủ tục hành chính khác.
Hơn nữa, việc quyết định có cho phép người nước ngoài nhập cảnh hoặc ở lại Nhật Bản hay không dựa theo một lượng lớn tiêu chuẩn điều tra, và hầu hết các tiêu chí kiểm tra quan trọng không được công khai.
Nếu đơn xin nhập cảnh của bạn được thực hiện một cách mờ ám và không rõ ràng có thể bạn sẽ dẫm vào một vũng bùn.
Bởi vậy, việc lập hồ sơ một cách thích hợp và hiệu quả là tiêu chí vô cùng quan trọng đối với thủ tục nhập cảnh.

Văn phòng chúng tôi từ khi thành lập đến nay chuyên thực hiện các thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài.
Nếu bạn có bất cứ bất an nào hãy liên lạc tới chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí nhé!

XIN CẢM ƠN!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038