行政書士法人第一綜合事務所

PHẠM VI CỦA NGƯỜI ĐẠI LÝ XIN VISA NHẬP CẢNH

PHẠM VI CỦA NGƯỜI ĐẠI LÝ XIN VISA NHẬP CẢNH

【Ví dụ điển hình 1】
Anh A người Trung Quốc hiện đang ở Nhật với tư cách kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế. Anh A đang sống cùng vợ anh- chị B và con của anh- bé X( 4 tuổi). Vì thời gian visa lưu trú gia đình của bé X sắp hết nên cần thực hiện việc xin gia hạn visa cho bé X.

【Ví dụ điển hình 2】
Chị C- người Nhật kết hôn với anh Y- người Mỹ và hiện tại anh chị đang sinh sống tại Mỹ. Anh Y đang làm việc cho một doanh nghiệp ở Mỹ nhưng do công ty có dự định chuyển công tác cho anh sang chi nhánh tại Nhật nên anh chị đã quyết định chuyển về Nhật để sinh sống. Trường hợp này, anh Y cần xin cấp phép cư trú tại Nhật.

Vậy hai trường hợp trên của bé X và anh Y phải trực tiếp tự mình đến Cục để xin nhập cảnh hay sao?
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích về việc “ai”có thể thực hiện đi xin và ai có thể thay thế đi xin đơn.

1. Theo nguyên tắc thì bạn phải trực tiếp có mặt để nộp đơn xin visa? Không thể nhờ đại lý xin hộ?

Khi một người nước ngoài nộp đơn xin các loại tư cách cư trú, về nguyên tắc, người nộp đơn phải có mặt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực. Đây được gọi là nguyên tắc trình diện đương sự.

(Tham khảo) Điều 61-9- Chương 3 khoản 1
Những người nước ngoài được đề cập khi thực hiện những hành vi, tương ứng với mục dưới đây bắt buộc sẽ phải tự mình trình diện.
(Lược bỏ các mục)

Nói cách khác, để xin tư cách lưu trú, người nước ngoài là đương đơn phải đến trình diện Cục xuất nhập cảnh và thực hiện các thủ tục xin thị thực. Tuy nhiên, xuất hiện một số trường hợp không hợp lý và xuyên qua nguyên tắc này nên kéo theo đó có những trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc trình diện và chế độ đại lý cho người xin đơn được quy định trong Luật nhập cảnh.

Vì người xin có thể là người đang ở Nhật Bản( đơn xin cư trú) hoặc người từ nước ngoài xin được nhập cảnh vào Nhật Bản( xin cấp chứng nhận tư cách cư trú). Vì vây, tương ứng với mỗi trường hợp sẽ có phạm vi khác nhau nên chúng tôi xin được chia ra từng phần và giải thích cho các bạn dễ hiểu nhé!

2. “Trường hợp 1”- Phạm vi của người được đại diện xin tư cách lưu trú

Đối với hồ sơ mà người nộp đơn là người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản (đơn xin phép thay đổi tư cách lưu trú, đơn xin phép gia hạn thời gian lưu trú, đơn xin cấp tư cách lưu trú, đơn xin vĩnh trú, v.v.), đại diện hợp pháp của người nộp đơn trở thành đại diện thay thế cho người ủy thác. Người đại diện hợp pháp bao gồm người giám hộ là cha hoặc mẹ của trẻ vị thành niên và dưới tuổi vị thành niên.

(Tham khảo) Điều 61-9-3, khoản 4 của Luật Kiểm soát xuất nhập cảnh
Đối với các hành vi nêu tại khoản (1), mục (iii), nếu người đại diện hợp pháp theo pháp luật của người nước ngoài thay mặt cho người đó thì mặc dù quy định đã đề ra ở cùng mục này thì người nước ngoài đó sẽ không cần trình diện.

Ngoài ra, Sắc lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Điều 59-6, Đoạn 3 của Quy định Thực thi Đạo luật Kiểm soát Nhập cư) quy định rằng nếu người nộp đơn không thể xuất hiện do bệnh tật hoặc các trường hợp không thể tránh khỏi khác, thì “người thân hoặc người sống cùng” có thể thay thế người xin tư cách. Trong trường hợp này, bạn phải nộp giấy tờ xác nhận lý do tại sao bạn không thể xuất trình được, ví dụ như giấy khám sức khỏe.

Trường hợp của bé X trong ví dụ 1 thuộc đối tượng trẻ chưa thành niên, do đó ba mẹ của bé là ông A và bà B có thể trở thành người đại diện hợp pháp cho bé. Theo đó, cả A hay B đều có quyền thay thế bé X đi gia hạn visa. Hay nói cách khác, bé X không cần trực tiếp tới Cục xuất nhập cảnh mà anh A hoặc chị B đều có thể đến Cục nhập cảnh để nộp đơn.

3. “Trường hợp 2”- Phạm vi của người được đại diện xin cấp tư cách lưu trú

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú trong trường hợp này là thủ tục dành cho người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản, do đó, hầu như không có trường hợp người nước ngoài là đương đơn xuất hiện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản để thực hiện thủ tục nộp đơn.
Luật Nhập cảnh quy định “nhân viên của tổ chức có ý định tiếp nhận người nước ngoài hoặc người được bộ Tư pháp quy định có thể thực hiện việc đại lý cho người nước ngoài thực hiện thủ tục nộp đơn”.( Theo điều 7 chương 2-2).

Để đáp ứng điều này, Luật kiểm soát nhập cư quy định phạm vi của người được đại diện tùy theo việc xin tư cách lưu trú.

 (Tham khảo) Điều 6-2, khoản 3 của quy định thực thi Luật nhập cảnh
Những người được đại lý thay thế người nộp đơn quy định tại điều 70 khoản 2 của Luật Nhập cảnh được thực hiện những hoạt động ứng với mục được liệt kê tại cột trên bảng 4.

Ví dụ, trường hợp đối với tư cách là vợ hoặc chồng của người Nhật thì người thân của người đó đang sống tại Nhật được quy định trở thành người đại diện hoặc đối với tư cách chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp thì nhân viên tại cơ sở chuyển công tác tới Nhật có thể trở thành người đại diện.

Trường hợp 2 của anh Y, do anh Y có quan hệ hôn nhân với người Nhật nên có thể xin tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật. Thêm nữa, vì anh bị chuyển công tác từ công ty ở Mỹ về chi nhánh của Nhật do đó anh cũng có thể xin theo tư cách chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp. Tùy theo anh Y lựa chọn xin visa theo tư cách lưu trú nào, tuy nhiên, trường hợp tương tự như này thì mọi người thường chọn xin tư cách lưu trú không bị giới hạn về chế độ lao động- tư cách lưu trú vợ/ chồng của người Nhật.

Đối với việc xin tư cách lưu trú vợ chồng là người nhật thì đại diện tương ứng sẽ là người thân của đương đơn đang sống ở Nhật. Nếu người thân đang sống ở Nhật là người nước ngoài cũng sẽ được chấp nhận. Phạm vi họ hàng được quy định tại điều 725 của Luật dân sự, áp dụng đối với những người cùng huyết thống 6 đời, vợ chồng, họ hàng thân tộc 3 đời,…

Trong trường hợp 2 vợ chồng anh Y đang ở nước ngoài thì có thể nhờ ba mẹ của chị C (người thân cấp độ 2) hoặc anh chị em( người thân cấp độ 3) trở thành đại diện cho mình.Bên cạnh đó, chị C là vợ của anh cũng thuộc phạm vi người thân của anh Y nên chị C có thể về nước trước sau đó tiến hành xin tư cách lưu trú cho anh.
Giả định nếu trường hợp anh Y nộp hồ sơ với tư cách lưu trú là chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp thì người đại diện nộp đơn sẽ là người của văn phòng tại Nhật bản nơi bạn chuyển công tác tới do đó dù không phải người thân của anh Y đi chăng nữa nhưng người đại diện anh Y xin lúc này phải là nhân viên của chi nhánh tại Nhật Bản anh sẽ chuyển tới.

4. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về phạm vi của người được thay thế xin visa cho đương đơn.
Ngay cả trường hợp bạn nhờ văn phòng Luật hành chính thực hiện việc nộp đơn cho đi nữa mà nếu bản thân bạn không thể trực tiếp đi nộp đơn thì bạn cũng phải lập giấy ủy quyền cho văn phòng đó đi nộp thay. Trường hợp văn phòng Luật sư hành chính chỉ có thể trở thành người được ủy thác đi nộp cho người xin đơn. Sự khác biệt giữa người được ủy thác và đại diện như thế nào bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây:
VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC THỦ TỤC NHẬP CẢNH

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。