NHỮNG ĐIỂM CÓ LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆC TỰ MÌNH CHUẨN BỊ HỒ SƠ XIN VISA NGƯỜI PHỤ THUỘC
Nếu bạn đã kết hôn quốc tế với người nước ngoài thì điều tiếp theo bạn cần nghĩ đến đó là việc xin visa.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi xin visa người phụ thuộc đều là lần đầu tiên. Do đó, rất nhiều người rơi vào tình trạng không biết mình nên bắt đầu từ đâu.
Và khi bạn tìm kiếm thông tin về vấn đề này trên Internet, sẽ có rất nhiều trang thông tin của các văn phòng Luật hành chính xuất hiện. Tuy nhiên, về vốn dĩ, nhiều người còn đang boăn khoăn bởi không biết mình nên nhờ Luật sư hành chính thì tốt hay tự mình chuẩn bị cũng được.
Để giải quyết vấn đề trên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn những điểm có lợi và bất lợi của việc tự mình chuẩn bị hồ sơ xin visa người phụ thuộc. Kính mời mọi người cùng đón đọc.
Index
1. Những điểm có lợi của việc tự mình chuẩn bị hồ sơ xin visa người phụ thuộc
① Không phải trả thù lao cho Luật sư hành chính
Việc không phải trả thù lao cho Luật hành chính chính là điểm có lợi nhất của việc tự mình chuẩn bị hồ sơ xin visa người phụ thuộc.
Trường hợp bạn tự mình xin visa người phụ thuộc thì bạn sẽ phải mất chi phí đi lên Cục nhập cảnh, chi phí đi đến văn phòng hành chính, chi phí bưu thư, tiền cấp các văn bản hành chính,….những thực phí phát sinh trong quá trình xin visa.
Và nếu bạn cộng những khoản tiền đó vào đi chăng nữa thì cũng sẽ mất rất ít để có thể xin được thị thực người phụ thuộc với người Nhật.
②Không phải cung cấp những thông tin cá nhân cho Luật sư hành chính
Nếu bạn nhờ Luật sư hành chính thì bạn sẽ phải cung cấp cho họ những thông tin cá nhân của hai người từ thời điểm hai vợ chồng mới quen nhau,…
Tất nhiên, Luật sư hành chính phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin cá nhân, tuy nhiên đối với những bạn “không muốn chia sẻ thông tin cá nhân của mình cho người khác” thì việc tự mình chuẩn bị và xin visa người phụ thuộc là một lợi thế không thể không kể tới.
③Có thể học được thêm những kiến thức về Luật nhập cảnh
Khi tự bạn chuẩn bị xin visa người phụ thuộc thì bạn sẽ phải tự mình tìm kiếm thông tin trên Internet và nhập thông tin hoặc viết tay.
Kiến thức là vô cùng nhiều. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng việc người nước ngoài ngày càng tăng lên và hơn hết là vì người vợ/ chồng rất quan trọng đối với cuộc đời bạn thì chắc hẳn việc biết thêm kiến thức về Luật nhập cảnh sẽ là điều hết sức đáng giá phải không ạ?
2. Những điểm bất lợi của việc tự mình chuẩn bị hồ sơ xin visa người phụ thuộc
①Tỉ lệ được cấp visa thấp hơn so với khi nhờ Luật sư hành chính
Điểm bất lợi lớn nhất của việc tự mình chuẩn bị hồ sơ xin visa người phụ thuộc đó là tỉ lệ ra visa giảm.
Đồng ý rằng nếu bạn tự chuẩn bị thì bạn sẽ không phải trả thù lao cho Luật sư hành chính. Tuy nhiên, nếu bị trượt thì tất cả sẽ thành công không.
Ngược lại, nếu bạn nhờ Luật sư hành chính làm thì tỉ lệ được cấp visa sẽ cao hơn.
Lí do đó là vì Luật sư hành chính biết những điểm bị kiểm tra đối với visa người phụ thuộc.
Vậy nên nhờ Luật sư nào thì tốt? Để trả lời cho câu hỏi này các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
GIỚI THIỆU LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH BẠN NÊN NHỜ ĐỂ XIN VISA NGƯỜI PHỤ THUỘC
②Mất thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ
Việc đi nộp hồ sơ visa người phụ thuộc thường được gọi là “một ngày làm việc”.
Có nghĩa là nó sẽ mất công sức tương đương như vậy.
Và cụ thể ở đây chính là thời gian chờ đợi, đặc biệt đáng chú ý đó là Cục nhập cảnh Tokyo. Để nộp được hồ sơ sẽ phải đợi 4~5 tiếng xếp hàng chờ.
Ngoài ra nếu bạn tự làm hồ sơ thì bạn cũng sẽ mất thời gian để thu thập giấy tờ cần thiết, thời gian làm hồ sơ,…
Như bạn đã thấy thời gian để làm một bộ hồ sơ người phụ thuộc sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức. Bởi vậy, đây sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với những người bận rộn.
③Gặp khó khăn trong việc xin gia hạn visa, vĩnh trú, nhập tịch trong tương lai
Không phải lấy được visa người phụ thuộc là sẽ xong, mà để có thể sống tiếp tục ở Nhật thì người nước ngoài sẽ phải gia hạn visa.
Ngoài ra, hầu hết mọi người đều cân nhắc đến việc xin vĩnh trú hoặc nhập quốc tịch trong tương lai, do đó cần phải có kiến thức xuyên suốt về vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu bạn không phải thuộc chuyên môn của bạn thì bạn sẽ không biết những vấn đề này.
Do đó, một trong những nhược điểm của việc tự mình xin visa người phụ thuộc đó là khó xin gia hạn visa, xin vĩnh trú hoặc nhập tịch…, v.v.
④Phát sinh những hồ sơ thiếu cần bổ sung nhiều dẫn đến sẽ mất rất nhiều thời gian cho đến khi được cấp visa.
Hầu hết những người xin visa người phụ thuộc đều muốn “chắc chắn” và “nhanh chóng” nhận được visa nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn nộp hồ sơ xin visa người phụ thuộc mà không biết các điểm bị kiểm tra thì rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng Cục bị yêu cầu bổ sung giấy tờ bị thiếu dẫn đến kết quả là sẽ mất rất nhiều thời gian cho đến khi lấy được visa.
⑤Phải lo lắng và bất an khi xin visa người phụ thuộc
Bình thường nếu bạn tự mình thực hiện việc xin visa người phụ thuộc thì sẽ không có ai để trao đổi và hỏi ý kiến. Và dù bạn có thể trao đổi với Cục nhập cảnh đi chăng nữa nhưng cũng sẽ rất khó để trao đổi về những điểm bất lợi.
Ngoài ra, nếu bạn tham khảo thông tin trên Internet thì tính chính xác và hiệu quả của nó cũng không được đảm bảo.
Vì vậy, trên thực tế không ít những cặp vợ chồng mang tâm lý lo lắng và bất an khi xin visa này.
Hầu hết những cặp vợ chồng tự làm và bị trượt visa, sau đó nhờ chúng tôi hỗ trợ đều nói rằng “ biết vậy họ nhờ từ đầu thì tốt hơn”.
3. Những trường hợp không nên tự mình xin visa người phụ thuộc.
Những trường hợp không nên tự mình xin visa người phụ thuộc đó là những trường hợp khả năng không được cấp visa cao.
Những trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của Luật sư hành chính chuyên môn trước khi nộp hồ sơ lên Cục.
Dưới đây là những trường hợp đại biểu mà bạn không nên tự mình thực hiện việc xin visa.
- Khoảng thời gian từ khi gặp đến khi kết hôn là ngắn
- Số lần gặp nhau trước khi kết hôn ít
- Không có ngôn ngữ chung để giao tiếp
- Số tuổi chênh lệch của hai vợ chồng nhiều
- Quen biết nhau thông qua ứng dụng hoặc trên Internet
- Quen biết nhau thông qua công ty môi giới hôn nhân
- Quen biết nhau tại quán bar hoặc những nơi tương tự
- Có rất ít chứng cứ chứng nhận cho việc hẹn hò của hai người
- Họ hàng thân thích không biết đến việc kết hôn của bạn
- Chỉ có thể kết hôn ở một quốc gia
- Thời gian hẹn hò trùng lặp với thời gian đang trong mối quan hệ hôn nhân trước đó
- Lí lịch của vợ/ chồng người nước ngoài khác với hồ sơ đã nộp trước đây
- Thu nhập ở Nhật rất thấp do chỉ đi làm thêm hoặc không có việc làm
- Không đóng đầy đủ những nghĩa vụ công như chưa đóng thuế,….
- Tình trạng tư cách lưu trú của người nước ngoài có vấn đề
- Việc chuyển từ visa thực tập sinh sang visa người phụ thuộc
- Đã từng bị trượt visa người phụ thuộc trước đó
- Có tiền sử ly hôn nhiều lần
- Có tiền án tiền sự hoặc vi phạm tại Nhật như việc ở quá hạn,…
- Trong quá khứ đã từng bị trục xuất khỏi Nhật Bản
4. Tổng kết
Visa người phụ thuộc có đặc điểm đó là nếu bạn đã bị trượt một lần thì sẽ khó được cấp phép nếu xin lại lần tới.
Đặc biệt là trường hợp bị nghi ngờ về “tính thực chất của hôn nhân”.
Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về những điểm có lợi và bất lợi của việc tự mình xin visa người phụ thuộc.
Lợi ích lớn nhất của việc tự mình chuẩn bị hồ sơ đó là không bị phát sinh chi phí trả cho Luật sư hành chính. Bất lợi của nó là sẽ rất vất vả vì không có kiến thức chuyên môn, và trường hợp xấu nhất đó là không được cấp phép lưu trú.
Không phải tự mình chuẩn bị và xin visa thì sẽ bị trượt tuy nhiên bạn hãy cân nhắc về chi phí dành cho Luật sư hành chính cùng với phán đoán thận trọng về tỉ lệ rủi ro không được cấp phép sau đó quyết định xem tự mình làm hồ sơ hay nhờ Luật sư hành chính.
Văn phòng Luật hành chính Daiichi- Sogo chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí về thị thực người phụ thuộc. Việc đưa ra quyết định tự mình xin hay nhờ Luật sư các bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia sau đó lựa chọn là tốt nhất.
Nếu bạn đang không chắc chắn với quyết định của mình, vui lòng liên hệ ngay văn phòng chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí!
Xin cảm ơn!