行政書士法人第一綜合事務所

XIN VISA CHO VỢ/ CHỒNG ĐANG SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI (Ví dụ điển hình và phương án giải quyết)

【Ví dụ điển hình】
Một bạn nữ người Nhật đi du học tại Hawaii và đã kết hôn với một bạn quốc tịch Mỹ. Ba mẹ của bạn nữ người Nhật cũng đã lớn tuổi vì vậy sau khi bàn bạc, hai vợ chồng bạn ấy đã quyết định sẽ sinh sống ở Nhật. Tháng 2 năm đó, người vợ đã tạm thời về Nhật trước, sau đó đi lên Cục nhập cảnh để trao đổi. Tuy nhiên, cô đã nhận được câu trả lời ngoài với dự tưởng của mình.
Cục nhập cảnh nói rằng “ Sau khi có thể xuất trình được giấy chứng nhận nộp thuế và giấy kê khai thuế thì hãy xin visa cho chồng của cô”.
Sau khi nhận được câu trả lời, hai vợ chồng cô cảm thấy rất bối rối không biết nên làm thế nào nên đã liên lạc với văn phòng chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí.
Ngoài trường hợp trên, chúng tôi cũng nhận được không ít câu hỏi liên quan đến việc không thể chuẩn bị được những giấy tờ do Cục nhập cảnh quy định. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thu nhập. Đối với nhưng cặp vợ chồng đã sinh sống ở nước ngoài giống như trường hợp trên thì, do không sống ở Nhật nên không thể xin được giấy chứng nhận kê khai thuế cũng như giấy chứng nhận đóng thuế.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề xin visa cho vợ/ chồng sống tại nước ngoài và tập trung giải quyết về vấn đề thu nhập.

1. Điều kiện để được cấp visa vợ/chồng là gì?

Điều thứ hai trong bảng đính kèm của Đạo luật Kiểm soát Nhập cư quy định các yêu cầu để xin thị thực vợ/chồng đó là “vợ/chồng người Nhật hoặc con nuôi đặc biệt hoặc người được sinh ra là con của người Nhật”. Mới nhìn qua thì có vẻ bạn sẽ nghĩ rằng visa vợ/chồng sẽ nhận được nếu bạn có mối quan hệ nhân thân với người Nhật mà không cần để ý về yếu tố thu nhập ổn định hay không?

Ngay cả trong các phiên tòa trong quá khứ (Quyết định của Tòa án Quận Tokyo ngày 8 tháng 9 năm 2011-504), “Tư cách cư trú của vợ / chồng Nhật Bản là hoạt động tương ứng dựa trên quan hệ nhân thân với người Nhật đó. Nó không phải lúc nào cũng yêu cầu bắt buộc về năng lực tài chính…( lược bỏ).
Vậy trong trường hợp này, việc xin visa vợ/chồng đang sinh sống ở nước ngoài có cần thiết phải có nền tảng kinh tế không?

2. Yếu tố thu nhập ảnh hưởng lớn như thế nào đối với những cặp vợ chồng sinh sống ở nước ngoài?

Trường hợp tòa án ở trên đề cập rằng sự tồn tại của cơ sở kinh tế là một trong những điều kiện để xác định liệu thị thực vợ / chồng có được cấp hay không. Và trường hợp về điều kiện kinh tế bị thiếu có thể sẽ bị nghi ngờ không đủ khả năng sinh sống ở Nhật.
Ngoài ra, theo điều Điều 5, chương 1, Khoản 3 của Luật Kiểm soát Nhập cư và Tị nạn cũng quy định rằng “những người nghèo, người lang thang, v.v. có thể là gánh nặng cho chính quyền quốc gia hoặc địa phương. ” Do đó, cũng có quy định đó là không cho phép hạ cánh đối với những đối tượng này.
Chính vì vậy, để xin được visa vợ chồng, cần có cơ sở kinh tế tối thiểu để hai vợ chồng có một cuộc hôn nhân ổn định và liên tục tại Nhật Bản.
Trên thực tế, những người có thu nhập không ổn định hoặc những người không có thu nhập khi xin visa bảo lãnh cho vợ/ chồng mình đều nhận được kết quả đó là không được cấp giấy chứng nhận cư trú.
Một lý do điển hình cho việc bị từ chối visa vợ / chồng đó là “những giấy tờ, hồ sơ đã nộp không được công nhận về việc người vợ/chồng đó có thể thực hiện ổn định và liên tục tại Nhật Bản. ”
Vậy trong ví dụ điển hình lần này thì nếu người vợ không thể xuất trình được giấy chứng nhận thuế và nộp thuế như lời Cục nhập cảnh yêu cầu thì không thể được phép cấp visa vợ/chồng hay sao?
Chúng ta cùng đi theo dõi ở mục tiếp theo nhé!

3. Nếu cặp vợ chồng trong tình huống lần này tuân thủ theo lời hướng dẫn của Cục nhập cảnh sẽ như thế nào?

Nếu bạn đã đến Cục nhập cảnh để trao đổi thì thường bạn sẽ nghĩ là phải nghe theo lời chỉ đạo từ Cục nhập cảnh. Tuy nhiên, theo lời của người nhờ lần này thì bạn ấy không truyền đạt đủ ý tới người của Cục nhập cảnh dẫn đến nhận được câu trả lời không đúng hướng.
Ví dụ, trường hợp một cặp vợ chồng sống ở nước ngoài kinh doanh thành công và có tiết kiệm 100 triệu yên. Sau khi lấy được visa vợ chồng ở Nhật, họ có dự định sẽ thực hiện công việc kinh doanh mới tại Nhật.Tuy nhiên, họ sống ở nước ngoài trong những năm gần đây nên không thể nộp giấy chứng nhận thuế hoặc giấy nộp thuế.
Chính vì vậy, họ đã đến Cục nhập cảnh để trao đổi về vấn đề này.
Bạn đó đã nói với Cục nhập cảnh rằng: “ Do tôi sống ở nước ngoài nên không thể xuất trình được giấy chứng nhận thuế và nộp thuế.” Nhân viên Cục nhập cảnh trả lời rằng “ vậy thì sau khi ổn định cuộc sống tại Nhật và khởi nghiệp xong, lúc nào lấy được giấy chứng nhận thuế và đóng thuế thì hãy xin visa cho vợ/chồng bạn”.

Ở ví dụ trên, bạn ấy hơi thiếu sót ở điểm đó là không truyền đạt yếu tố có tiết kiệm 100 triệu yên. Giả sử nếu bạn đó đề cập tới vấn đề này thì có thể câu trả lời của nhân viên Cục nhập cảnh sẽ khác.
Vậy trường hợp nếu bạn nữ đi du học ở Hawaii và lấy chồng người Mỹ, nếu nghe theo lời của Cục nhập cảnh thì khi nào có thể xin được thị thực vợ/chồng?
Bạn nữ đến Cục nhập cảnh vào tháng 2. Giấy báo thuế và chứng nhận nộp thuế được phát hành vào tháng 6 năm tiếp theo. Chính vì vậy, bạn ấy phải đợi đến khi đó mới được phép xin visa đón chồng mình sang Nhật sinh sống.
Vậy thực sự hai bạn sẽ phải sống xa nhau 1,5 năm sao?
Ngoài ra còn con đường nào khác không? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời tại những mục tiếp theo nhé!

4. Có cách để được cấp thị thực vợ/ chồng dù không nộp hết tất cả các giấy tờ!

Trong trang Web của cục Nhập cảnh thì sẽ phải nộp những giấy tờ sau khi xin visa vợ chồng:
1 Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận tư cách lưu trú 1 bản
2 Ảnh (3x4cm) :1 tấm
3 Bản sao sổ hộ khẩu gia đình của vợ / chồng người Nhật: 1 bản
4 Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có quốc tịch của đương đơn (nước ngoài) cấp
5 Giấy chứng nhận đóng thuế (hoặc miễn thuế) thuế cư trú của vợ / chồng (người Nhật) và giấy chứng nhận nộp thuế (trong đó có mục mô tả tổng thu nhập và tình trạng nộp thuế trong một năm)
6 Bản sao giấy bảo lãnh của vợ / chồng người Nhật Bản.
7 Bản sao thẻ cư trú trong đó có liệt kê tất cả các thành viên trong gia đình của vợ/ chồng người Nhật.
8 Bảng câu hỏi : 1 bản
9 Ảnh chụp (ảnh chụp chung, nhận dạng rõ được 2 vợ chồng) :2~3 tấm
10 Phong bì (phong bì tiêu chuẩn có ghi rõ địa chỉ và dán tem 404 yên (bì thư gửi bảo đảm): 1 chiếc

Việc hai vợ chồng có đủ điều kiện sinh sống ổn định tại Nhật hay không chỉ xác nhận được thông qua chứng nhận thuế và đóng thuế thôi hay sao?Việc không thể xuất trình được hết những giấy tờ mà Cục nhập cảnh viết trên trang Web thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận vợ/ chồng ạ?
Nếu bạn nào để ý kĩ thì có thể nhận thấy rằng, điều quan trọng để được cấp visa vợ chồng không phải là việc xuất trình được hết các giấy tờ từ mục 1 đến 10 ở trên. Việc điều tra hồ sơ đối với visa vợ chồng sẽ xét dựa trên những yêu cầu đối với visa vợ chồng. Điều quan trọng là bạn phải nộp những bằng chứng phù hợp với bản chất, không phải chỉ là hình thức.
Nói cách khác, mục đích của việc yêu cầu xuất trình bản chứng minh thuế và nộp thuế là để xác nhận sự tồn tại về cơ sở tài chính của hai vợ chồng. Do đó, dù không xuất trình được những giấy tờ này nhưng bạn vẫn có thể được cấp thị thực vợ/ chồng nếu bạn có thể chứng minh được nền tảng kinh tế theo những cách khác.
Bây giờ, hãy cùng theo dõi tiếp theo liệu bạn nữ đi du học ở Hawaii này có thể bảo lãnh được chồng theo visa vợ chồng hay không nhé!

5. Kết quả của trường hợp xin visa vợ/chồng sống ở nước ngoài lần này.

Đối với trường hợp của cặp vợ chồng sống ở nước ngoài lần này, cả hai vợ chồng đều còn trẻ và không có đủ tiền tiết kiệm như ở ví dụ ở mục 3 nêu trên. Tuy nhiên, sau khi có visa vợ / chồng, hai bạn có dự định sống ở gia đình mẹ vợ, do đó không tốn tiền nhà. Ngoài ra, ba vợ sẽ phụ trách chi trả chi phí sinh hoạt do đó nền tảng tài chính của cặp vợ chồng đã có thể đạt được các tiêu chí kiểm tra thị thực vợ / chồng theo yêu cầu của Cục nhập cảnh. Kết quả là người chồng đã lấy được thị thực vợ/ chồng tại Nhật Bản.
Lần này, do việc đổi từ visa ngắn hạn sang visa vợ chồng nên độ khó có tăng hơn một chút. Tuy nhiên, thay vì 1,5 năm sống xa nhau thì việc xin được visa lần này đã khiến hai vợ chồng vô cùng hạnh phúc.

6. Những câu hỏi thường gặp khi nộp đơn xin thị thực vợ/chồng cho người định cư ở nước ngoài

Trong mục này, chúng tôi xin tóm tắt cho bạn những mục để xin được thị thực vợ chồng từ nước ngoài.
Hi vọng, sẽ giúp được phần nào cho những bạn đang tìm hiểu về loại visa này.

Q1: Để xin được thị thực vợ chồng từ nước ngoài thì người vợ/chồng người Nhật có phải quay về Nhật trước không?

A1: Không cần như vậy.
Có cách khác để xin visa vợ chồng từ nước ngoài.
Cụ thể đó là bạn có thể nhờ người thân ở Nhật Bản( có quan hệ huyết thống trong vòng 6 đời, họ hàng 3 đời) hỗ trợ.
Theo cách đó, dù vợ/chồng người Nhật của bạn không cần quay trở lại Nhật trước cũng có thể thực hiện được các thủ tục xin được visa vợ/chồng cho bạn.

Q2: Nếu không có người thân nào ở Nhật Bản được liệt kê như trong câu hỏi 1 thì vợ / chồng người Nhật có phải trở về Nhật Bản trước không?

A2: Rất tiếc rằng, nếu bạn không có người thân ở Nhật Bản, thì vợ/chồng người Nhật của bạn phải trở về Nhật Bản trước.
Đối với những trường hợp như vậy, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ xin visa vợ / chồng cho bạn với tốc độ nhanh nhất có thể nhằm rút ngắn thời gian xa cách của hai vợ chồng bạn.
Liên quan tới vấn đề thời gian, nếu bạn đang ở nước ngoài và liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn thì chúng tôi có thể tư vấn cho bạn một cách chi tiết nhất về lịch trình trong tương lai,… Chính vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này đừng ngại ngần liên lạc với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!

Q3 : Khi tôi đang sống ở nước ngoài mà nhờ văn phòng thực hiện việc xin thị thực vợ chồng thì tôi sẽ trao đổi với văn phòng như thế nào?

A3: Trường hợp giống như ở câu hỏi số 1 thì sẽ nhờ người thân bên Nhật hợp tác làm đại lý để nộp hồ sơ.
Trong trường hợp này, người thân của bạn có thể thay mặt bạn kí vào đơn xin. Ngoài ra, cần có thẻ cư trú và bản sao hộ khẩu có ghi rõ mối quan hệ gia đình/ họ hàng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp có thể cần phải chuẩn bị giấy chứng nhận thuế thu nhập hoặc giấy nộp thuế của người đó.
Chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết để giảm gánh nặng cho người thân của bạn ở Nhật Bản khi chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra, những tài liệu cần thiết khác sẽ được trao đổi với các đương đơn cư trú ở nước ngoài bằng thư quốc tế như EMS,…

7. Tổng kết

Để xin được thị thực vợ/ chồng thì điều quan trọng không phải chỉ là nộp được tất cả những giấy tờ ghi tại trang chủ của Cục nhập cảnh.
Việc quan trọng hơn hết đó là giải quyết được tất cả những điều mà Cục sẽ điều tra đối với visa vợ/chồng thông qua việc nộp những giấy tờ, hồ sơ chứng tỏ điều này.
Sau khi nộp tất cả những giấy tờ thì cần kiểm chứng lại về những giấy tờ chứng minh đó. Không chỉ có một cách duy nhất để chứng minh những điều này. Chính vì vậy, kể cả bạn không thể chuẩn bị được hết những tài liệu mà Cục nhập cảnh yêu cầu ghi trên trang chủ thì bạn vẫn có thể được cấp visa vợ chồng nếu như bạn chứng minh được theo cách khác.

Nếu bạn đang gặp rắc rối vì không thể chuẩn bị được hết các giấy tờ mà Cục nhập cảnh viết ở trang chủ thì bạn cũng đừng vội lo lắng! Hãy nhớ lại bài viết này và liên hệ với văn phòng chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
Xin cảm ơn!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038