行政書士法人第一綜合事務所

CÙNG XEM VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH ĐỂ BIẾT THỦ TỤC KẾT HÔN QUỐC TẾ

Chị A(19 tuổi- nhân viên văn phòng) là người Nhật đang mang thai với anh B(21 tuổi- du học sinh Việt Nam). Anh chị đang có dự định kết hôn quốc tế.
Chị A để được sự đồng thuận về việc kết hôn này từ ba mẹ anh B, chị đã cùng anh sang Việt Nam, và kết quả khá thuận lợi là anh chị đã nhận được sự chấp thuận từ ba mẹ anh.
Sau khi quay trở lại Nhật, anh chị đã nhanh chóng tìm hiểu thủ tục kết hôn quốc tế .Tuy nhiên, do thủ tục quá phức tạp nên anh chị không thể lí giải hết được. Chính vì vậy, anh chị đã tìm đến chuyên gia về thủ tục quốc tế để trao đổi với chúng tôi về sự việc này.

1. Lời mở đầu

Gần đây, xu hướng quốc tế hoá khá phát triển nên hôn nhân quốc tế giữa người Nhật với người nước ngoài không còn được coi là ít như xưa nữa. Người Nhật không cần xin visa cũng có thể dễ dàng đi nước ngoài trong thời gian ngắn; cùng với đó, người nước ngoài sống ở Nhật hoặc tới Nhật du lịch cũng rất nhiều, vì vậy việc gặp gỡ, giao lưu giữa các nước ngày càng tăng lên.Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể kết nối với cả thế giới một cách dễ dàng thông qua Internet,…Và cũng nhờ nhiều cách kết nối định mệnh khác nhau mà nhiều cặp đôi có thể gặp gỡ và dẫn đến hôn nhân quốc tế.

Để xin visa vợ / chồng với người Nhật (gọi tắt là “visa vợ chồng”), thì về nguyên tắc, trước khi xin visa phải làm thủ tục kết hôn quốc tế tại hai nước. Nhưng khi suy nghĩ việc thực hiện thủ tục kết hôn quốc tế thì bạn thường sẽ đối mặt với những vấn đề như: cần thực hiện kết hôn như thế nào hay cần tiến hành các trình tự kết hôn ra sao?,…

Việc kết hôn giữa 2 người Nhật với nhau có thể dễ dàng được chấp nhận bằng cách ghi rõ họ tên, địa chỉ, nơi ở đăng ký, người làm chứng, v.v. trong đăng ký kết hôn, nhưng thủ tục kết hôn quốc tế không thể hoàn thành bằng thủ tục đơn giản như vậy. Vì vậy, trong bài viết lần này, chúng tôi xin giải thích các thủ tục kết hôn quốc tế cần có trước khi xin visa vợ / chồng.

2. Thủ tục kết hôn quốc tế?

Các thủ tục kết hôn quốc tế bao gồm việc đáp ứng hai điều kiên (1) “các yêu cầu căn bản để kết hôn” như tuổi kết hôn và thời gian cấm tái hôn, (2) “hình thức/ phương thức kết hôn” liên quan đến các thủ tục kết hôn như đăng ký kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền, thủ tục kết hôn tôn giáo,….

Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ giải thích “các yêu cầu về bản chất ” và “các yêu cầu về cách thức để chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

3. Yêu cầu bản chất đối với hôn nhân

Yêu cầu về bản chất của hôn nhân là gì?

Các yêu cầu quan trọng đối với hôn nhân là các yêu cầu mà mỗi bên phải đáp ứng để kết hôn, chẳng hạn như độ tuổi đủ để kết hôn, khả năng hôn nhân và thời gian bị cấm tái hôn.

Trong mối quan hệ đời sống tư pháp quốc tế, luật giải quyết các vấn đề thích hợp với mỗi nước gọi là”Bộ luật được áp dụng chung” hay dưới đây chúng tôi gọi là “Bộ luật chung”. Trong khoản 1 điều 24 nêu rõ rằng mỗi người trở thành chồng và hoặc người trở thành vợ phải đáp ứng các yêu cầu theo luật của quốc gia của họ về các yêu cầu cơ bản của hôn nhân.

Các yêu cầu cơ bản đối với hôn nhân bao gồm (1) các yêu cầu một phía mà chỉ một bên phải đáp ứng và (2) các yêu cầu hai phía mà cả hai bên phải đáp ứng.

Đối với các yêu cầu từ một phía, thì áp dụng cho mỗi cá nhân của nước đó. Mặt khác, đối với các yêu cầu song phương, các yêu cầu được áp dụng cho cả hai người.

Nhân tiện, chúng tôi xin chia sẻ thêm rằng: yêu cầu kết hôn là đơn phương hay song phương phụ thuộc vào luật pháp của mỗi nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự đồng ý của bên thứ ba bởi người giám hộ trong trường hợp chưa đủ tuổi kết hôn hoặc kết hôn của trẻ vị thành niên là yêu cầu từ một phía. Ngoài ra, những yêu cầu đối với vợ chồng như cấm tái hôn trong thời gian nhất định hoặc cấm kết hôn cùng huyết thống là những yêu cầu song phương.

Chúng ta cùng xem xét trường hợp ví dụ để hiểu rõ hơn về các điều luật trên:
Ở Nhật, độ tuổi được phép có thể kết hôn đối với nam giới là từ 18 tuổi trở lên, nữ giới là 16 tuổi trở lên. Mặt khác, ở Việt Nam độ tuổi được phép có thể kết hôn đối với nam giới là từ 20 tuổi trở lên, nữ giới là 18 tuổi trở lên.

Độ tuổi phù hợp kết hôn là điều kiện một chiều nên về độ tuổi kết hôn thì theo pháp luật Việt Nam thì anh B hoàn toàn đủ tuổi kết hôn, và chị A theo luật pháp Nhật bản cũng đủ tuổi kết hôn nên việc kết hôn giữa anh chị A và B sẽ được chấp nhận tại Nhật Bản.

Tiếp theo, tôi xin nói sơ qua về giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn là một trong những loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục kết hôn quốc tế.

Giấy chứng nhận hoàn thành các điều kiện kết hôn là một giấy tờ xác nhận đã đáp ứng các yêu cầu kết hôn (tuổi kết hôn, v.v.) theo quy định của pháp luật nước sở tại, nghĩa là đáp ứng các yêu cầu căn bản về hôn nhân.

Nếu muốn làm thủ tục kết hôn quốc tế tại Nhật Bản trước thì người nước ngoài sẽ phải chuẩn bị giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn tại nước của mình trước. Ngược lại, nếu làm thủ tục kết hôn quốc tế ở nước khác trước thì người Nhật sẽ phải chuẩn bị giấy xác nhận hoàn thành các yêu cầu kết hôn tại Nhật Bản trước.

Đối với người Nhật, giấy chứng nhận đáp ứng yêu cầu kết hôn được cấp tại văn phòng thành phố, Sở tư pháp thành phố /sở tư pháp tại khu vực và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài (Đại sứ quán / Lãnh sự quán Nhật Bản ở nước ngoài). Trong một số trường hợp, có thể cần phải có giấy chứng nhận hoàn thành yêu cầu kết hôn do do bộ tư pháp cấp, vì vậy bạn nên xác nhận trước với nơi nộp hồ sơ nước ngoài. Ngoài ra, các giấy tờ cần thiết để cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn là khác nhau nên việc xác nhận trước là hết sức rất cần thiết.

Mặt khác, nếu bạn là người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản, về cơ bản bạn có thể nhận được giấy chứng nhận hoàn thành các yêu cầu kết hôn tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước bạn ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vì các giấy tờ cần thiết để có được giấy chứng nhận hoàn thành các yêu cầu kết hôn khác nhau tùy theo quốc gia, bởi vậy bạn nên hỏi trước đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước bạn tại Nhật Bản để chuẩn bị cho phù hợp.

Có một điều cần lưu ý ở đây là, ở một số quốc gia không cấp giấy chứng nhận hoàn thành các yêu cầu kết hôn. Trong trường hợp này bạn nên thông báo cho người phụ trách văn phòng hành chính của quận/ thành phố rõ ràng để trao đổi nộp các tài liệu thay thế giấy chứng nhận hoàn thành các yêu cầu kết hôn. Về vấn đề này, nếu bạn cảm thấy quá khó khăn thì chúng tôi khuyên bạn nên trao đổi và nhờ Luật sư chuyên làm các thủ tục hành chính giúp đỡ.

4. Yêu cầu về cách thức đối hôn nhân( phương thức)

Tiếp theo, chúng tôi xin giải thích về các yêu cầu về cách thức( phương thức) đối với hôn nhân
Trước hết, yêu cầu cách thức (phương thức) để thiết lập hôn nhân là thủ tục mà các bên phải thực hiện để thiết lập hôn nhân có hiệu lực. Cụ thể, điều này bao gồm việc gửi thông báo kết hôn đến văn phòng hành chính, thực hiện hôn nhân theo tôn giáo và các nghi lễ kết hôn.

Điều 24, Khoản 2 và 3 của Luật Chung quy định phương thức kết hôn của quốc gia nào được sử dụng. Phương thức kết hôn được quy định tuân theo pháp luật của quốc gia nơi kết hôn hoặc pháp luật của quốc gia của một bên kết hôn, nhưng nếu một trong hai bên là người Nhật Bản và kết hôn tại Nhật Bản thì phải tuân theo pháp luật và phương thức kết hôn của Nhật (nộp giấy đăng ký kết hôn).

Chúng ta cùng xem xét ví dụ điển hình trên
Anh chị A và B quyết định sẽ kết hôn và anh A là người Nhật nên anh chị sẽ phải nộp giấy đăng ký kết hôn.

5. Thủ tục sau hôn nhân

Một khi cuộc hôn nhân được thực hiện ở Nhật Bản thì cuộc hôn nhân đó cũng sẽ có hiệu lực ở nước kia, bởi vậy bạn phải báo cáo việc kết hôn với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán hoặc cơ quan thẩm quyển của nước kia. Mặt khác, nếu một cuộc hôn nhân quốc tế được xác lập ở nước ngoài, cần phải thông báo cho văn phòng thành phố nơi bạn đăng ký cư trú tại Nhật Bản rằng bạn đã kết hôn. Thủ tục này được gọi là thông báo báo cáo.

Ví dụ, chúng ta cùng xét trường hợp anh J- người Nhật và chị C người Trung Quốc đã thực hiện các yêu cầu cơ bản về kết hôn theo phương thức của người Trung Quốc.
Anh J và anh C cùng nhau mang những giấy tờ cần thiết như giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn của anh J để làm thủ tục đăng ký kết hôn đến cơ quan đăng ký kết hôn sau đó anh đã được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Tại Trung Quốc, anh J và chị C đã đăng ký kết hôn, nhưng ở Nhật Bản, hộ khẩu của anh vẫn còn độc thân vì chưa làm thủ tục. Chính vì vậy, anh đã mang theo giấy đăng ký kết hôn đã nhận được ở Trung Quốc( kèm theo bản dịch) và mang giấy chứng nhận kết hôn để nộp nên văn phòng hành chính quận, thành phố nơi anh sinh sống.

6. Mối quan hệ giữa thủ tục kết hôn quốc tế và visa vợ chồng với người Nhật.

Mối quan hệ giữa thủ tục kết hôn quốc tế và visa vợ chồng với người Nhật.
Như đã giải thích ở điều 5 ở trên, về nguyên tắc , để thiết lập một cuộc hôn nhân quốc tế, cuộc hôn nhân đó phải được thiết lập đảm bảo thoả mãn về căn bản và phương thức ở cả Nhật Bản và quốc gia mang quốc tịch của bên kia (hôn nhân cơ bản tại quê hương của bên kia)
Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ và Canada, nếu thủ tục kết hôn ở Nhật Bản được hoàn thành thì sẽ cũng đồng nghĩa sẽ được hoàn thành ở quốc gia họ. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài nước còn cơ bản, việc thực hiện thủ tục kết hôn phải bắt buộc ở cả hai nước.

Và cũng theo nguyên tắc thì thủ tục kết hôn được hoàn thành thì chúng ta có thể thực hiện xin visa vợ chồng.

Để xin được visa vợ chồng thì có hai điểm được xem xét:
1. Tính thực chất của việc hẹn hò/ thực chất của hôn nhân( quá trình từ gặp gỡ tới hôn nhân có chân thực hay không?)
2. Điều kiện kinh tế( Có đủ điểu kiện kinh tế để vợ/ chồng là người nước ngoài sinh sống ổn định ở Nhật không?)

Ngoài ra, như trong trường hợp này, đối với người nước ngoài đã cư trú tại Nhật Bản thì tình trạng cư trú hiện tại cũng là một điểm quan trọng bị xem xét.
Thị thực vợ / chồng sẽ chỉ được cấp nếu đáp ứng các điểm sàng lọc trên.

7. Ví dụ điển hình lần này

Chúng ta cùng xem xét ví dụ điển hình lần này nhé.

Chị A và anh B sau khi nhận tư vấn của chúng tôi đã thực hiện việc làm thủ tục kết hôn tại Nhật Bản. Sau khi thực hiện thủ tục này, anh chị đã thông báo lên lãnh sự đại sứ quán tại Việt Nam tại Nhật về việc kết hôn. Tại sao phải thực hiện thủ tục này vì nếu không làm việc này thì về mặt giấy tờ anh B vẫn sẽ chưa kết hôn. Anh B và chị A đã thực hiện xong hết thủ tục tại hai nước và tiến hành xin đổi tư cách lưu trú. Hiện tại, anh B đã lấy được visa vợ chồng và chị A cũng đã sinh con nhỏ, hai anh chị đang sống rất hạnh phúc tại Nhật.

8. Tổng kết

Dù những thủ tục kết hôn trên khá phiền phức nhưng nếu bạn hiểu rõ những điều kiện và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết thì bạn có thể thực hiện thủ tục kết hôn. Tuy nhiên, không phải cứ thực hiện được việc kết hôn là sẽ chắc chắn sẽ được cấp visa vợ/ chồng với người Nhật.

Cục quản lý nhập cư khi xét visa vợ / chồng với người Nhật sẽ rất nghiêm ngặt khi xem xét về bản chất của việc hẹn hò- kết hôn; tính ổn định về kinh tế.

Chúng tôi- văn phòng luật sư chuyên thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục kết hôn quốc tế và xin visa vợ/ chồng. Chúng tôi sẽ thực hiện việc tìm hiểu các thông tin, sau đó hướng dẫn bạn thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật. Nếu bạn muốn chắc chắn sẽ xin được visa vợ/chồng thì đừng ngại ngần liên lạc với chúng tôi nhé!
Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn mọi thủ tục!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。