行政書士法人第一綜合事務所

CHUYÊN GIA DIỄN GIẢI VỀ QUYỀN HẠ CÁNH ĐẶC BIỆT (VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP)

Chị A người Brazil gốc Nhật, đến Nhật với tư cách visa lưu trú ngắn hạn để sống với mẹ ruột của chị. Tuy nhiên, lúc chị nộp đơn xin chuyển đổi sang visa định cư thì bị từ chối cấp phép. Sau đó,chị vẫn tiếp tục sống quá hạn tại Nhật rồi nộp đơn xin tư cách lưu trú đặc biệt lên Cục nhập cảnh nhưng không được cấp phép và bị nhận giấy thông báo trục xuất về nước.
Trong quá trình sống quá hạn tại Nhật Bản, chị A đã hẹn hò với một người Nhật sau đó kết hôn và sinh con. Chị A đã nộp đơn lên tòa án yêu cầu xóa bỏ quyết định trục xuất về nước đối với chị, tuy nhiên trong lần sơ thẩm đầu tiên, chị đã bị thua kiện. Kết quả là lệnh trục xuất được thi hành và chị đã phải cùng con quay trở về Brazil.
Trong trường hợp này, do chị A đã sống quá thời hạn visa cho phép tại Nhật nên chị sẽ bị cấm nhập cảnh sang Nhật trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, ngay cả khi có lý do bị từ chối cho phép hạ cánh, nhưng trên thực tế, có những trường hợp đặc biệt vẫn được nhập cảnh và người ta gọi đó là quyền hạ cánh đặc biệt.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem chuyên gia diễn giải về quyền đặc biệt được hạ cánh như thế nào nhé.

1. Quy định của Cục nhập cảnh về quyền hạ cánh đặc biệt

Trước khi người nước ngoài muốn nhập cảnh đến Nhật thì chắc chắn sẽ phải bị kiểm tra và xin giấy phép hạ cánh tại sân bay hoặc cảng biển. Theo điều 7 khoản 1 của Luật nhập cư, có 4 yêu cầu chính để được phép hạ cánh và một trong số đó quy định rằng: có lý do từ chối nhập cảnh sẽ không được áp dụng.
Theo điều 5 chương 1 khoản 9 Luật nhập cư, trường hợp của chị A sẽ bị từ chối hạ cánh tới Nhật Bản trong 5 năm. Các lý do điển hình đối với việc từ chối hạ cánh bao gồm tội phạm ma túy, vi phạm Luật Phòng chống buôn bán mại dâm và bị kết án tù từ một năm trở lên (kể cả án treo).

(Văn bản tham khảo)
 Điều 7 chương 1 khoản 4
Khi đơn đăng ký quy định tại khoảng (2), Thanh tra của Cục nhập cảnh cần điều tra, xem xét người nước ngoài có nguyện vọng nhập cảnh vào Nhật có đủ điểu kiện liệt kê trong những mục sau đây không?
(IV) Người nước ngoài không thuộc bất kỳ mục nào của khoản 5 chương 1 điều 9.

 Khoản 5 chương 1 điều 9
Những người nước ngoài thuộc bất kỳ mục nào sau đây sẽ không thể đến Nhật Bản.
(9) Những người được liệt kê từ mục (i) đến (ni) dưới đây, tương ứng từ (i) đến (ni) dưới đây chưa vượt qua khoảng thời gian quy định.
Những người thuộc bất cứ mục nào của Điều 24 và đã bị buộc trục xuất khỏi Nhật mà chưa đạt được qua 5 năm kể từ ngày rời khỏi Nhật.

Tuy nhiên, kể cả những người thuộc danh sách có lý do bị từ chối nhập cảnh tới Nhật đi chăng nữa mà được Bộ trưởng bộ tư pháp công nhận cho hạ cánh đặc biệt thì vẫn được phép nhập cảnh vào Nhật bản. Những trường hợp đặc biệt đó bao gồm những quy định như sau:

(Văn bản tham khảo)
Điều 12 chương 1 Luật nhập cảnh
Trong quyết định- quy định tại khoản 3 của Điều trước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đặc biệt cho phép người nước ngoài hạ cánh đặc biệt nếu người nước ngoài thuộc bất kỳ mục nào sau đây.
1, Khi bạn nhận được phép tái nhập cảnh
2, Khi người đó nhập cảnh vào Nhật Bản dưới sự kiểm soát của người khác
3, Khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận những trường hợp được phép hạ cánh đặc biệt khác.

Trong thực tế, loại giấy phép hạ cánh đặc biệt thường được cấp nhất là số 3, “Khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận thấy rằng có những trường hợp đặc biệt cho phép hạ cánh.”

Theo cách này, khi Đạo luật Kiểm soát Nhập cư quy định các lý do tại sao không được phép hạ cánh, thì nó quy định rằng có thể được phép hạ cánh trong trường hợp đặc biệt và cứu trợ trong các trường hợp đối với cá nhân đặc biệt.

2. Những trường hợp được công nhận và cho phép hạ cánh đặc biệt.

Vậy thì trong trường hợp nào bạn sẽ được cấp phép hạ cánh được biệt?

Vì có lệnh cấm nhập cảnh với những trường hợp có lý do bị từ chối nhập cảnh, bởi vậy nếu quá mở rộng việc công nhận cho phép hạ cánh đặc biệt thì lệnh cấm nhập cảnh với những trường hợp có lý do bị từ chối nhập cảnh sẽ mất ý nghĩa, nên trên thực tế, chỉ có một số ít trường hợp hết sức đặc biệt mang tính chất nhân đạo mới được công nhận. Thêm nữa, điều này cũng không được Luật quy định với yêu cầu nào thì thỏa mãn mà nó được quyết định bởi bộ trưởng Bộ tư pháp sau một số lượng rất lớn sự xem xét và phán quyết.

Tuy nhiên, mỗi năm một lần, Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng công bố các trường hợp được phép và trường hợp không được phép hạ cánh đặc biệt nhằm làm rõ hoạt động của các giấy phép hạ cánh đặc biệt, và cũng nhờ đó thông qua sự tích lũy thực tế các năm, các tiêu chuẩn được yêu cầu đã trở nên rõ ràng hơn. Đó là bốn tiêu chí sau đây:

(1) Đã tiến hành kết hôn hợp pháp với người Nhật, hoặc với người thường trú ở Nhật; độ tin cậy của cuộc hôn nhân đã được chứng minh đầy đủ.
(2) Giấy chứng nhận được phép lưu trú phải trải qua ít nhất một năm trở lên kể từ ngày kết hôn.
(3) Giấy chứng nhận được phép lưu trú phải trải qua ít nhất hai năm trở lên kể từ ngày bị trục xuất về nước
(4) Nếu bạn bị trục xuất sau khi bị kết án treo, thì bản án treo đã trôi qua.

Trong trường hợp của chị A, chị mới rời Nhật được nửa năm sau khi bị trục xuất nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn ở mục (3). Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, tiêu chuẩn này không mang tính Luật định nên không phải bạn cứ đạt đủ các tiêu chuẩn trên thì sẽ được và cũng có những trường hợp dù không thỏa mãn hết những điều kiện trên nhưng vẫn được cấp phép hạ cánh đặc biệt. Xét cho cùng, bốn tiêu chí này là: (1) việc xem xét nhân đạo đặc biệt để cho phép hạ cánh là cần thiết (tính cần thiết), và (2) cho phép hạ cánh không vi phạm lợi ích quốc gia hoặc công ích của Nhật Bản và không vượt quá tiêu chuẩn hóa (tính khoan dung).

Trong trường hợp của chị A, sau khi nghe được tình hình chi tiết từ chồng chị, cuối cùng chị đã quyết định sẽ nộp đơn xin giấy phép hạ cánh đặc biệt mặc dù chị mới bị trục xuất khỏi nhật được 6 tháng.

3. Diễn giải của Luật sư về quyền đặc biệt hạ cánh thông qua ví dụ điển hình

Đối với trường hợp của chị A, dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể cần nộp những hồ sơ và bằng chứng cụ thể như sau.

Dù gọi là giấy phép hạ cánh đặc biệt đi chăng nữa nhưng cũng giống các trường hợp mời gọi người nước ngoài thông thường khác, bạn cần nộp đơn xin được cấp tư cách lưu trú lên cục Nhập cảnh. Nếu được phép thì trên giấy phép lưu trú sẽ ghi mã số đỏ là “7-1-4” hoặc “5-1-9ロ”. Lý do thuộc lý do đặc biệt từ chối hạ cánh mang ý nghĩa bạn sẽ không bi từ chối nhập cảnh.

Nội dung tài liệu xin visa này các bạn có thể hình dung giống việc bổ sung hồ sơ đảm bảo tính cần thiết và tính cho phép của visa vợ chồng.

Đối với trường hợp của chị A, ngoài tài liệu chứng minh việc xác lập hôn nhân, để chứng minh việc kết hôn là hoàn toàn thật anh chị đã gửi lịch sử nhắn tin trong LINE trong 6 tháng gần nhất cho chúng tôi. Ngoài ra, chồng chị cứ hai tháng một lần lại đến Brazil để thăm hai mẹ con nên anh chị cũng nộp cả bản photo hộ chiếu của anh. Chồng chị vừa làm việc tại Nhật, và mỗi lần đi sang đó cũng mất khoảng hơn 2 ngày 1 chiều đi, nên chúng tôi cũng rất cảm thông và muốn làm gì đó giúp anh chị.

Thêm vào đó, chồng chị cũng giải thích rất kỹ về môi trường sống của chị A ở Brazil. Trên thực tế, trong thời gian ở Nhật Bản, chị A bị bệnh tâm thần do lo lắng về tương lai và sự thay đổi của môi trường gia đình. Ngay cả sau khi trở về Brazil, chị đã bị lên cơn co giật liên tục, rồi tự làm tổn thương bản thân nên chị thường xuyên phải đi khám bác sĩ. Để chứng minh điều này, chồng chị cũng đã nộp giấy chứng nhận khám bệnh của bác sĩ. Ngoài ra, chúng tôi đã điều tra chi tiết về an ninh và môi trường vệ sinh của Brazil và gửi nó làm tài liệu chứng minh. Thực ra, đó không phải là môi trường mà hai mẹ con chị có thể sống tốt khi chị đang nuôi con nhỏ với tình trạng như những cướp bóc ở gần nhà chị,…

Để làm tài liệu chứng minh tính cho phép hạ cánh, chị A đã nộp chứng nhận không phạm tội. Ông A đổi tên do được nhận làm con nuôi nên chị cũng nộp các giấy tờ chứng minh liên quan đến việc không có tiền án tiền sự đối với tất cả các tên trong quá khứ. Cùng với đó, chồng chị A đang làm việc cho một doanh nghiệp lón nên tính ổn định về kinh tế của anh chị tại Nhật là một điểm cộng cho việc nộp hồ sơ lần này.

Ngoài việc chị A viết giấy kiểm điểm bản thân thì chồng và ba mẹ chồng chị cũng đều viết đơn thỉnh cầu gửi lên Cục nhập cảnh. Khi xin giấy phép hạ cánh đặc biệt, chúng tôi khuyên các bạn nên kêu gọi được càng nhiều người viết đơn thỉnh cầu lên Cục càng tốt. Vì người xét đơn của bạn cũng là con người chính bởi vậy đó cũng là chứng cứ đọng lại trong tim của họ, cùng với đó họ sẽ xét thêm về tính ổn định khi bạn quay lại Nhật bản.

Nếu bạn đang nộp đơn xin thị thực vợ / chồng thông thường, hồ sơ thường khoảng 40 đến 50 trang, nhưng trường hợp của anh chị A lần này đã lên tới trên 200 trang. Mặc dù thời gian xét kéo dài 6 tháng, nhưng tư cách lưu trú đã được cấp ngay trong lần nộp đơn đầu tiên. Đó là một trường hợp nhận được giấy phép hạ cánh đặc biệt chỉ một năm sau khi ông A rời Nhật Bản.

4. Tổng hợp về quyền hạ cánh đặc biệt

Giấy phép hạ cánh đặc biệt là một trong những trường hợp đặc biệt được được Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét với yêu cầu khá chặt và có tỷ lệ cấp phép thấp, đây cũng là một trong những nội dung xin khó nhất trong số các đơn xin nhập cư. Hầu hết các trường hợp phải xin đi xin lại nhiều lần mới được cấp phép và cũng có những trường hợp xin mãi cũng không được cấp phép ngay cả khi đã 10 năm trôi qua kể từ khi rời khỏi Nhật Bản.

Đặc biệt, những người đã bị trục xuất do phạm tội ma túy hoặc vi phạm Luật Phòng chống mại dâm có xu hướng rất khó được cấp phép. Và trường hợp của chị A cũng là rất hiếm khi chỉ xin một lần đã được cấp phép luôn. Trong trường hợp của anh A, tôi cho rằng việc anh chị đã có một con nhỏ cùng với đó sau khi bị trục xuất khỏi Nhật bản, chồng chị đã sang thăm chị nhiều lần là một trong những yếu tố hết sức lớn chị có thể được cấp lần này.

Một trong số bạn đã đọc bài này, nếu bạn đã xin visa và bị từ chối cấp phép thì chúng tôi hi vọng nó có thể giúp ích ít nhiều được cho bạn.
Xin cảm ơn!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038