行政書士法人第一綜合事務所

【Giải pháp tình huống】Cách bảo lãnh con riêng của người phụ thuộc

【Giải pháp tình huống】Cách bảo lãnh con riêng của người phụ thuộc

Người đàn ông Nhật Bản A đã gặp người phụ nữ B từ Indonesia và đã kết hôn với nhau trong khi chuyển công tác đến Indonesia. Bà B có tiền sử ly hôn và có một cô con gái là C, 6 tuổi với chồng cũ. Ông A sống ở Indonesia với bà B và bé C, nhưng sau một thời gian, thời gian làm việc ở nước ngoài hết hạn và ông phải trở về Nhật Bản.

Ông A, người đã trở về Nhật Bản sớm hơn để chuẩn bị cuộc sống cùng nhau ở Nhật Bản, khi đó ông bắt đầu tìm hiểu các đơn xin thị thực để bảo lãnh bà B và bé C đến Nhật Bản. Có rất nhiều thông tin trên mạng về việc xin visa cho người phụ thuộc. Mặt khác, ông đã gặp rắc rối vì không thể có được thông tin chính xác về đơn xin visa cho con riêng của mình.

Ông A thực sự muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc ở Nhật Bản với gia đình gồm 3 thành viên nên đã đến văn phòng chúng tôi để được tư vấn liệu ông có thể bảo lãnh cho con riêng của mình không.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1.Có visa bảo lãnh dành cho con của vợ trong cuộc hôn nhân trước không?

Buổi tư vấn lần này là về việc khi bảo lãnh vợ / chồng người nước ngoài đến Nhật Bản bằng visa “phụ thuộc người Nhật, v.v.” (sau đây gọi là “visa phụ thuộc”), thì con của vợ / chồng cũng được bảo lãnh không?

Việc bảo lãnh cho con riêng cũng không phải là hiếm khi việc hôn nhân quốc tế ngày càng nhiều. Lần này, chúng tôi sẽ giải thích về visa bảo lãnh con riêng (được gọi là visa cho con riêng ở dưới đây).
Thông thường, visa bảo lãnh cho con riêng của vợ hoặc chồng được gọi là visa cho con riêng, nhưng theo luật Kiểm soát Nhập cư, thực tế không có visa nào gọi là visa cho con riêng. Nói chính xác, visa cho con riêng tương đương với tư cách lưu trú là cư dân định trú.

Cư dân định trú được quy định trong luật kiểm soát nhập cư là “những người được phép cư trú bằng cách chỉ định một thời gian lưu trú nhất định để xem xét các lý do đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”. Đó là một tình trạng cư trú được thiết lập để chấp nhận những người mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã xác định tình trạng lưu trú đặc biệt.

Để được cấp visa cho con riêng, đứa con phải là con của phải là vợ / chồng của một người phụ thuộc người Nhật Bản, người thường trú và định trú (chỉ trong trường hợp thời gian lưu trú được chỉ định là 1 năm trở lên), và con của những người có Visa phụ thuộc người Nhật hoặc vĩnh trú có thêm điều kiện là trẻ vị thành niên hoặc chưa kết hôn.

2.Điểm lưu ý khi xin visa cho con riêng

Có hai điểm chính để xin visa cho con riêng. Điểm đầu tiên là con thực sự của người vợ hoặc chồng người nước ngoài và là trẻ vị thành niên hoặc chưa lập gia đình. Và điểm thứ hai là đứa con đang nhận được hỗ trợ và nuôi dưỡng. Các yêu cầu cụ thể sẽ được giải thích dưới đây.

(1)Con của người phụ thuộc nước ngoài là trẻ vị thành niên, hoặc chưa kết hôn

Để có được visa cho con riêng, điều kiện phải đứa con phải là con thật của vợ hoặc chồng người nước ngoài và là trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, nếu đứa con thực sự của vợ hoặc chồng người nước ngoài là trẻ vị thành niên, không có nghĩa là tất cả đều có thể lấy được visa định trú và đến Nhật Bản. Luật pháp Nhật Bản hiện quy định trẻ đến 20 tuổi là trẻ vị thành niên (sau ngày 1 tháng 4 năm 2022, người trưởng thành sẽ là trẻ đủ 18 tuổi), nhưng độ tuổi trưởng thành ở Trung Quốc là 18 và ở Singapore độ tuổi trưởng thành là 21 tuổi, tuổi trưởng thành là khác nhau trên toàn thế giới.

Về cơ bản, khi đứa trẻ càng lớn tuổi, thì việc xin visa cho con riêng sẽ càng khó.

Lý do cho điều này là do người ta đánh giá rằng nếu một người đến một độ tuổi trưởng thành nhất định thì anh ấy / cô ấy có thể tự làm việc và anh ấy / cô ấy có khả năng sống mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ cha mẹ. Do đó, khi xem xét đơn xin visa, người phụ trách sẽ có xu hướng nghi ngờ như là “Bạn có phải có ý định đến Nhật Bản làm việc không?” trong trường hợp đứa trẻ đã trên 18 tuổi hoặc đã đến tuổi trưởng thành được quy định tại đất nước của họ. Và người phụ trách có xu hướng kết luận rằng đứa trẻ ấy có thể kiếm sống độc lập, nghĩa là họ không thể nói là sống phụ thuộc vào cha mẹ.

Vì lý do này, nếu có thể, hãy cố gắng xin visa cho con riêng khi đứa trẻ ấy còn nhỏ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xin visa cho con riêng khi đứa trẻ gần đến độ tuổi trưởng thành là không có khả năng. Liên quan đến các điều kiện nuôi dưỡng ở bên dưới, nếu có thể giải thích một cách cẩn thận cùng với các tài liệu, bằng chứng về tính cần thiết để nuôi dưỡng đứa trẻ thì khả năng xin thành công visa cho con riêng sẽ càng cao.

Một yêu cầu khác là đứa trẻ phải chưa lập gia đình để có thể xin được visa cho con riêng. Lý do cho điều này là nếu đứa trẻ kết hôn, ngay cả khi vẫn còn trẻ thì đứa trẻ vẫn được đánh giá là có khả năng xây dựng gia đình riêng và có thể sinh sống độc lập. Do đó, con của vợ hoặc chồng người nước ngoài phải trong tình trạng chưa kết hôn để có thể xin được visa cho con riêng.

(2)Đứa con đang nhận được sự nuôi dưỡng

Để có được visa cho con riêng, điều kiện đứa trẻ còn là trẻ vị thành niên, hoặc chưa kết hôn thôi vẫn chưa đủ. Khi xin visa cho con riêng, tình trạng tài chính cũng sẽ được bao gồm, việc chứng mình tình hình kinh tế ổn định sau khi bảo lãnh đứa trẻ là điều cần thiết.

Về tình trạng phụ thuộc cho đến khi nộp đơn, nếu việc nộp đơn xin visa cho con riêng được diễn ra cùng một lúc, thì người nộp đơn cần phải chứng minh quyền nuôi con và tình trạng chung sống.

Tại đây có một vấn đề là người cha/ người mẹ đã có visa phụ thuộc người Nhật và sinh sống ở Nhật từ trước đó. Sau đó, người cha/ người mẹ quyết định bảo lãnh con của mình sau nhiều năm xa cách.

Trong trường hợp này, khi nộp đơn xin visa cho con riêng, cần phải giải thích quá trình sinh sống của đứa trẻ được bảo lãnh trong thời gian dài sống xa cha mẹ và tình hình nuôi dưỡng về mặt kinh tế cho đứa trẻ đó.

Ngoài ra, cho dù việc chứng minh tình trạng nuôi dưỡng hoàn thành, thì việc làm sáng tỏ năng lực nuôi dưỡng trong cuộc sống hôn nhân với người phụ thuộc cũng là điều cần thiết. Lưu ý rằng, nếu thu nhập của hộ gia đình quá thấp thì sẽ có khả năng được đánh giá là không có năng lực nuôi dưỡng khi đứa trẻ đến Nhật.

Do đó, khi xin visa cho con riêng, ít nhất một trong hai vợ chồng phải có việc làm ổn định và có thu nhập hộ gia đình cho phép họ sống mà không gặp vấn đề như một gia đình cơ bản.

3.Con đường giải quyết vấn đề

Quay về với ví dụ lần này, chúng ta hãy xem xét cách giải quyết như thế nào.

C, là con của B, và đã được 6 tuổi, vì vậy yêu cầu “một đứa trẻ vị thành niên và chưa lập gia đình” đã được xóa mà không có vấn đề gì. Vậy những yêu cầu nuôi dưỡng thì sao?

Do ông A đã có thời gian di chuyển đến nước ngoài để làm việc và sinh sống ở đó nên việc ông A có tham gia vào việc nuôi dưỡng bé C được sáng tỏ. Về vấn đề này, tôi đã chuẩn bị các tài liệu như thư tiến cử mà ông A được yêu cầu làm việc ở nước ngoài và KTP (Thẻ đăng ký thường trú Kartu Tanda Penduduk) cho thấy gia đình ông A sống cùng nhau ở Indonesia. Sau khi A trở về Nhật Bản, để việc bảo lãnh bé C diễn ra một cách thuận lợi thì việc chuẩn bị các tài liệu như giấy chứng nhận làm việc, bảng kê khai lương các tháng gần nhất là việc cần thiết.

Sau đó, cùng với các tài liệu này, chúng tôi đã nêu cụ thể tình hình bé C được nuôi dưỡng cho đến nay và nộp bản giải thích mô tả về kế hoạch nuôi dưỡng và sinh sống trong tương lai cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Do đó, visa cho con riêng cho C và visa phụ thuộc cho B đã được cấp một cách thuận lợi. Hiện tại, gia đình 3 thành viên đang sinh sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau.

4.Kết luận

Trong bài viết này, chúng tôi đã giải thích về việc xin visa cho con riêng. Như đã đề cập ở trên, visa cho con riêng không phải khi nào cũng sẽ được cấp . Tùy thuộc vào hoàn cảnh của trẻ mà nội dung chứng minh cũng sẽ khác nhau, không những thế, tùy vào từng nội dung chứng minh mà các tài liệu cũng sẽ khác nhau.

Chúng tôi sẽ xem xét và chuẩn bị những tài liệu giải thích, chứng minh căn cứ trên nội dung mà chúng tôi thu thập được từ khách hàng. Chìa khóa để có được visa cho con riêng là chứng minh quá trình sinh sống và triển vọng trong tương lai của đứa trẻ sau khi đến Nhật.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。