行政書士法人第一綜合事務所

LUẬT SƯ GIẢI THÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐỂ CÓ THỂ LẤY ĐƯỢC VISA QUẢN LÝ KINH DOANH

LUẬT SƯ GIẢI THÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐỂ CÓ THỂ LẤY ĐƯỢC VISA QUẢN LÝ KINH DOANH

Có rất nhiều bạn đã liên lạc với văn phòng chúng tôi và đặt câu hỏi rằng, phải chuẩn bị văn phòng như thế nào thì sẽ đủ tiêu chuẩn để lấy được visa quản lý kinh doanh?
Để giải đáp thắc mắc trên, trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi xoay quanh về ví dụ thực tế, sau đó xem luật sư hành chính giải thích về những điều kiện cần thiết đối với văn phòng trong visa quản lý kinh doanh như thế nào nhé!

Chỉ thông qua bài viết này bạn cũng sẽ giải quyết được rất nhiều câu hỏi khác nhau như:
Nhà kiêm văn phòng thì có lấy được visa quản lý kinh doanh hay không?
Visa quản lý kinh doanh yêu cầu văn phòng như thế nào?
Khi gia hạn visa quản lý kinh doanh cũng cần điều kiện về văn phòng?

Tất cả những luận điểm nêu trên đều là những vấn đề hết sức quan trọng, chính vì vậy mọi người hãy xem và vận dụng cho mình nhé!

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Để lấy được visa quản lý kinh doanh thì có cần văn phòng không?

Để giải quyết được câu hỏi trên thì cách nhanh nhất chúng ta hãy cùng xác nhận lệnh của Bộ tư pháp( hay còn gọi là Pháp lệnh tiêu chuẩn)

(Sắc lệnh quy định tiêu chuẩn- Điều 7 chương 1 khoản 2 Luật công nhận tị nạn và xuất nhập cảnh)

“Các hoạt động được liệt kê trong cột dưới của mục quản lý và kinh doanh thuộc bảng phụ lục 1-2 Luật
(1) Có cơ sở kinh doanh ở Nhật Bản để tiến hành công việc kinh doanh liên quan. Tuy nhiên, kể cả trường hợp doanh nghiệp chưa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đi chăng nữa thì cơ sở được sử dụng làm cơ sở kinh doanh để vận hành doanh nghiệp vẫn phải được bảo đảm tại Nhật.

Đầu tiên, “Có cơ sở kinh doanh ở Nhật Bản để tiến hành công việc kinh doanh liên quan” tức là chúng ta có thể hiểu rằng để lấy được visa quản lý kinh doanh thì yếu tố văn phòng là cần thiết.

Tiếp theo, “Trường hợp doanh nghiệp chưa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đi chăng nữa thì cơ sở được sử dụng làm cơ sở kinh doanh để vận hành doanh nghiệp vẫn phải được bảo đảm tại Nhật.
Phần này chúng ta có thể tóm tắt như sau:
• Kể cả việc kinh doanh chưa bắt đầu đi chăng nữa thì cơ sở kinh doanh vẫn phải được đảm bảo
• Trường hợp việc kinh doanh đã đi vào hoạt động thì cơ sở kinh phải phải đảm bảo tính tồn tại
Và dù là rơi vào trường hợp nào đi chăng nữa thì việc chuẩn bị văn phòng( cơ sở kinh doanh) là cần thiết.

2. Những trường hợp văn phòng được công nhận khi xin visa quản lý kinh doanh

Chúng ta hãy xem xét cụ thể những trường hợp văn phòng được công nhận khi xin visa quản lý kinh doanh dựa trên công báo của Bộ tư pháp về việc làm rõ những tiêu chuẩn đối với tư cách lưu trú quản lý kinh doanh đối với người nước ngoài.
(Trường hợp 1)

Anh A đang xin thay đổi tư cách lưu trú chủ sở hữu cá nhân ngành nhà hàng ăn uống tại Nhật Bản. Mặc dù mục đích sử dụng trong hợp đồng cho thuê có ghi là “để ở” tuy nhiên sau quá trình trao đổi và thoả thuận, bên cho thuê đã chấp nhận cho anh A thuê và sử dụng làm “văn phòng công ty.
Như vậy, văn phòng kinh doanh đã được đảm bảo.

Để lấy được visa quản lý kinh doanh thì mục đích sử dụng là nơi ở là điều kiện không đủ mà yêu cầu làm rõ mục đích sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Ví dụ như tình huống điển hình trên, nếu mục đích sử dụng là để ở thì phải thể hiện rõ bên cho thuê đồng ý sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Trong tình huống điển hình này thì sau quá trình trao đổi bên cho thuê đã đồng ý cho sử dụng với mục đích làm văn phòng công ty, chính vì vậy, trường hợp này đạt điều kiện.
(Trường hơp 2)

Anh B đã xin visa quản lý kinh doanh để thực hiện việc kinh doanh gia công- chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản tại Nhật Bản. Trụ sở chính đặt tại nhà riêng của một lãnh đạo, chi nhánh đi thuê tại một cơ sở trực thuộc sở hữu thương mại. Trường hợp này cũng được công nhận là bảo đảm về cơ sở kinh doanh.

Trong trường hợp này, không phải chỉ xác nhận địa điểm đăng ký trụ sở chính là văn phòng mà còn xác nhận trụ sở chính được đăng ký là nhà của lãnh đạo công ty.
Ngoài ra, công ty đã thuê một cơ sở khác làm văn phòng chi nhánh.

Theo cách này, không chỉ có trụ sở chính được chứng nhận là văn phòng mà ngay cả trường hợp trụ sở chính là nhà riêng của một lãnh đạo mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đối với văn phòng của tư cách quản lý kinh doanh thì cũng không có vẫn đề gì.

(Trường hợp 3)

Anh C thành lập công ty cổ phần tại Nhật Bản và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh bán hàng. Tuy nhiên, lối vào văn phòng công ty và nơi sống được tách biệt; ngay lối vào văn phòng có biển hiệu tên công ty. Ngoài ra, máy tính, điện thoại, bàn làm việc, máy photo, …được đặt tại văn phòng, bởi vậy, trường hợp này cũng được xác nhận đảm bảo điều kiện cơ sở kinh doanh.

Đây là một ví dụ điển hình đối với trường hợp nhà ở kiêm văn phòng công ty.
Điểm cần chú ý đó là không gian sống và không gian sử dụng để kinh doanh có được tách biệt rõ ràng hay không.
Trong trường hợp này, lối vào văn phòng công ty nơi ở tách biệt nhau nên có thể thấy chúng được ngăn cách rất rõ ràng.
Ngoài ra, lối vào văn phòng được lắp đặt biển ghi tên công ty, nên nhìn từ ngoài có thể nhận biết được đây là không gian dùng để kinh doanh.
Hơn nữa, trong văn phòng được xác nhận có trang bị các thiết bị văn phòng như máy tính, điện thoại, bàn làm việc, máy in,… để phục vụ thực hiện hoạt động kinh doanh vì vậy, trường hợp này cũng được công nhận và đánh giá là văn phòng thực tế.

Đầu tiên, liên quan đến việc chi trả các chi phí chung như tiền điện, nước, …
Do đó cần phải làm rõ xem nó được sử dụng trong kinh doanh hay trong cuộc sống hàng ngày.
Trong trường hợp nhà ở kiêm văn phòng thì yêu cầu phân biệt rõ ràng về hình thức giữa nơi ở và cơ sở kinh doanh.

Thứ 2, phải đảm bảo văn phòng chỉ hoạt động kinh doanh bằng việc ngăn cách vật lý phòng riêng.
Ví dụ, tầng 1 là văn phòng, tầng 2 là nơi ở thì có thể phân biệt được rõ ràng về mục đích sử dụng đúng không ạ?
Mặt khác, khi sử dụng một phần của phòng khách làm văn phòng thì sẽ không được công nhận sự đảm bảo về văn phòng do không có sự rõ ràng trong các phần với nhau.
Để lấy được visa quản lý kinh doanh khi nhà ở kiêm văn phòng thì có rất nhiều điểm cần chú ý. Vì vậy, các bạn hãy xem xét thật kĩ các điều kiện này nhé.

3. Những trường hợp văn phòng không được công nhận đối với visa quản lý kinh doanh

Trong phần này cũng giống mục trên, dựa vào công bố của Bộ tư pháp “ về việc làm rõ những tiêu chuẩn tư cách lưu trú quản lý kinh doanh đối với người nước ngoài”, chúng ta cùng đi xem xét những trường hợp cụ thể đối với văn phòng không được công nhận khi xin visa quản lý kinh doanh nhé!

(Trường hợp 4)

Anh D thành lập công ty TNHH tại Nhật và đang tiến hành xin gia hạn visa quản lý kinh doanh. Sau quá trình điều tra, văn phòng của anh D bị nghi sử dụng làm nơi ở thông qua việc nhận thư, trước cửa không có biển hiệu công ty rõ ràng, trong phòng cũng không có các trang thiết bị văn phòng, bảng danh sách làm việc của nhân viên, bảng lương nhân viên,… Hơn nữa, còn tìm thấy những đồ dùng sinh hoạt cá nhân trong văn phòng. Vì vậy, trường hợp này, cơ sở kinh doanh không được công nhận đảm bảo.

Đây là một ví dụ điển hình cho trường hợp văn phòng không được công nhận đối với visa quản lý kinh doanh.
Từ nội dung viết ở trên cộng với thực tiễn thì rõ ràng đây không được công nhận là văn phòng về mặt hình thức bên ngoài.

Các bạn cần chú ý rằng, văn phòng đối với visa quản lý kinh doanh thì không phải chỉ quan trọng để để có thể lấy được visa mà nó cần thiết để có thể thực hiện được hoạt động kinh doanh thực tế sau đó nữa.
Nhiều bạn nhầm lẫn nên ngay sau khi lấy được visa quản lý kinh doanh thì lập tức huỷ hợp đồng thuê văn phòng. Đó là một sai lầm lớn.
Bởi khi thực hiện gia hạn visa thì Cục cũng sẽ kiểm tra văn phòng có tồn tại hay không, vì vậy mọi người hãy lưu ý điều này nhé.

(Trường hợp 5)

Chị E thành lập công ty TNHH là tổng đại lý bán hàng tại Nhật và tiến hành xin được cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Dựa trên đơn nộp, văn phòng của chị bị nghi là nơi ở. Sau quá trình điều tra, tại tầng 2 của căn hộ thì có hòm thư và không có bảng hiệu tên công ty rõ ràng.
Thêm vào đó, trong nhà không có bất cứ thiết bị văn phòng nào mà chỉ có các đồ dùng- dụng cụ phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, trường hợp này cũng không được công nhận là cơ sở kinh doanh đảm bảo.

Cũng giống nội dung tương tự của trường hợp 4, các bạn đã nhận ra được sự quan trọng khi có các bảng hiệu công ty khi Cục nhập cảnh tiến hành điều tra chưa ạ?

・ Lắp đặt bảng hiệu công ty hoặc bảng tên công ty ở lối vào công ty
・ Gắn một biển có tên công ty vào hộp thư
Mặc dù nó sẽ mang tính hình thức, nhưng nếu bạn đang muốn có được visa quản lý kinh doanh thì phải chuẩn bị những thứ như trên.

(Trường hơp 6)

Anh F thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động về thiết kế tại Nhật Bản và xin được cấp phép thay đổi tư cách lưu trú.
Tuy nhiên, từ hồ sơ đã nộp, Cục thấy rằng địa điểm kinh doanh không phải là tên của một công ty hay tên của người quản lý, mà là tên của một nhân viên. Và nó cũng được sử dụng làm nơi ở của nhân viên; hóa đơn điện nước của cơ sở kinh doanh đó cũng được thanh toán dưới danh nghĩa của nhân viên. Cùng với đó, Cục cũng xác nhận được rằng ngoài mục đích để ở thì cơ sở đó không được sự đồng ý sử dụng với mục đích khác.
Chính vì vậy, trường hợp văn phòng này cũng không được công nhận đảm bảo về cơ sở kinh doanh.

Đây là nội dung phức hợp của trường hợp 1 và 3.
Từ ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy những điểm sau:
・Hợp đồng để thuê cở sở kinh doanh phải đứng tên chủ sở hữu doanh nghiệp (trường hợp là công ty thì đứng tên tổng công ty)
・Trường hợp tên hợp đồng cho thuê khác với tên của chủ doanh nghiệp thì phải làm rõ quyền sử dụng của chủ doanh nghiệp thông qua hợp đồng thuê lại và được sự đồng ý của bên cho thuê.
・Cần phân biệt rõ việc thanh toán các chi phí dùng chung như hóa đơn điện nước là để sử dụng vào mục đích kinh doanh hay không.
Khi các bạn thực hiện xin visa quản lý quản doanh thì nên lưu ý những điểm trên nhé!

4. Tổng kết

Để xin visa quản lý kinh doanh thì yêu cầu về văn phòng là khá khắt khe. Các bạn đã hình dung được qua nội dung chưa ạ?
Ngoài những nội dung trên, tuỳ thuộc vào nội dung kinh doanh thì điều kiện về văn phòng sẽ khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh lĩnh vực thương mại thì cần thiết phải có chỗ chứa hàng, trong kinh doanh nhà hàng ăn uống thì ngoài các thiết bị ở bếp, bạn còn phải chuẩn bị chỗ ngồi cho khách hàng,..
Nói cách khác, với thị thực quản lý kinh doanh, việc một văn phòng chính thức tồn tại là chưa đủ mà nó còn đòi hỏi các thiết bị và không gian tất yếu cần thiết để tiến hành kinh doanh trong tương lai.
Bởi vậy, ngay cả khi văn phòng được chuẩn bị chính thức, thì chưa chắc nó có thể đáp ứng được các yêu cầu đối với điều kiện văn phòng của thị thực quản lý kinh doanh.
Có rất nhiều trao đổi từ nhiều bạn rằng do điều kiện về văn phòng không đủ tiêu chuẩn nên đã bị trượt kết quả visa.
Đúng vào lúc bắt đầu hoạt động kinh doanh mà bị rớt visa cũng sẽ làm cản trở bước đầu gây mất tinh thần rất nhiều.
Bởi vậy, các bạn hãy thu thập thông tin một cách chính xác để có thể phát huy được hết khả năng kinh doanh của mình nhé!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。