行政書士法人第一綜合事務所

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI KINH DOANH NHÀ HÀNG ĂN UỐNG ĐỐI VỚI VISA QUẢN LÝ KINH DOANH

Đối với visa quản lý kinh doanh, nếu thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Nhật Bản thì ngành nghề nào cũng có thể được. Tất nhiên có thể kinh doanh ngành nhà hàng ăn uống, nhưng khi xin visa quản lý kinh doanh với ngành này thì cần hết sức chú ý một số điểm.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số điểm cần lưu ý đối với visa quản lý kinh doanh khi kinh doanh ngành nhà hàng ăn uống.

1. Mối quan hệ giữa giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống và visa quản lý kinh doanh

Trong visa quản lý kinh doanh, bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể tiến hành nếu loại hình đó phù hợp với luật pháp của Nhật Bản.Trong luật kiểm soát nhập cảnh có quy định “về việc thực hiện thương mại và quản lý các doanh nghiệp khác tại Nhật” nhưng mục dưới của phụ lục 1- 2 trong luật kiểm soát nhập cảnh không có ví dụ về hạn chế trong thương mại vì vậy nó không có giới hạn trong thương mại.
Nếu hình thức kinh doanh được thực hiện phù hợp với quy định pháp luật, thì có thể thực hiện được bất kỳ loại kinh doanh nào nhưng đối với các ngành nghề kinh doanh cần được cấp giấy phép thì bắt buộc phải xin giấy phép ( hoặc ít nhất là giấy tờ chứng nhận đang trong giai đoạn xin giấy phép).Trong trường hợp kinh doanh đối với ngành dịch vụ ăn uống thì theo quy định của luật vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi thực hiện kinh doanh thì bắt buộc phải xin giấy phép chứng nhận hoạt động kinh doanh hoạt động ăn uống của cửa hàng với trung tâm quản lý y tế thuộc thẩm quyền quản lý tại khu vực.

Trong giấy phép hoạt động kinh doanh ăn uống không có viết cụ thể điều kiện cấp phép nhưng ngoài việc lựa chọn người chịu trách nhiệm về việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thì các cơ sở vật chất khi kinh doanh cũng phải đạt đúng theo tiêu chuẩn quy định. Khi lựa chọn nơi làm cửa hàng, cần xác nhận lại về tình trạng thiết bị đã đủ hay chưa, trong trường hợp chưa đạt tiêu chuẩn thì có thể thực hiện lắp đặt, tu sửa để có thể đạt điều kiện xin giấy phép kinh doanh hay không!
Đối với cửa hàng lưu động (xe bếp lưu động) hoặc các quầy hàng cũng có thể xin giấy phép kinh doanh ăn uống nhưng đối với các cửa hàng, quầy hàng có thể di chuyển hoặc dễ có khả năng bị tháo rời, dỡ bỏ thì sẽ không được chấp nhận về điều kiện địa điểm kinh doanh đối với visa quản lý kinh doanh.Vì vậy, khi xin visa quản lý kinh doanh thì sẽ bị giới hạn ở hình thức nhà hàng cố định.

2. Có cần phải thuê nhân viên khi đổi sang visa quản lý kinh doanh đối với trường hợp kinh doanh nhà hàng ăn uống không?

Vì giỏi nấu ăn nên muốn mở 1 cửa hàng nhỏ cũng được và tự chế biến và cung cấp cho khách hàng. Chắc hẳn có rất nhiều người có ước mơ đó.Tuy nhiên rất tiếc là với hình thức này sẽ không thể xin được visa kinh doanh. Đối với mô hình kinh doanh cửa hàng nhỏ không thể đổi sang visa quản lý kinh doanh.
Trong các loại hoạt động đối với các loại tư cách lưu trú bao gồm cả visa quản lý kinh doanh ở Nhật thì việc xét về nội dung của hoạt động sẽ là điểm quan trọng được chú ý. Đối với visa quản lý kinh doanh là người nước ngoài thực hiện hoạt động quản lý kinh doanh ở Nhật Bản nên hoạt động chủ yếu phải là hoạt động quản lý kinh doanh.
Về việc này, khi thực hiện kinh doanh tại cửa hàng, hàng ngày sẽ có hoạt động chế biến thức ăn và tiếp khách.Việc thực hiện chế biến thức ăn, tiếp khách và bán hàng được gọi là hoạt động kinh doanh, và đây không được coi là hoạt động của người có visa quản lý kinh doanh.Vì vậy đối với visa quản lý kinh doanh thì việc người chủ trực tiếp đứng tại cửa hàng chế biến đồ ăn, tiếp khách và thực hiện hoạt động kinh doanh của cửa hàng theo quy định là bị cấm.Vì vậy việc thực hiện hoạt động kinh doanh của cửa hàng phải được giao cho nhân viên, và người chủ sẽ thực hiện hoạt động quản lý đối với người được thuê . Đó được coi là hoạt động của người mang visa quản lý kinh doanh.
Khi thuê nhân viên, cần nghiên cứu về thời gian kinh doanh , số ngày kinh doanh, số ghế và phải xem xét thời gian có thể làm việc của nhân viên để có thể quyết định về số lượng nhân viên cần tuyển.Trong trường hợp dù đã cố gắng điều chỉnh lịch làm nhưng vẫn không thể đưa ra lịch làm để người chủ không phải đứng làm việc tại cửa hàng quá nhiều thì sẽ cần phải tuyển thêm nhân viên.
Ngoài ra, khi tuyển dụng nhân viên là du học sinh người nước ngoài thì thời gian làm việc bị hạn chế( 28 giờ/tuần) nên sẽ cần phải chú ý đến thời gian quy định khi lập bảng phân chia lịch làm.

Theo cách này, trong trường hợp kinh doanh nhà hàng ăn uống thì nhất định phải tuyển người làm. Nhưng dù nói là việc trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh bị cấm nhưng đối với visa quản lý kinh doanh là hoạt động quản lý toàn bộ thì việc đồng thời thực hiện hoạt động kinh doanh cũng không có vấn đề gì.Ví dụ để quản lý về việc chấm công của nhân viên nên chỉ vào giúp việc trong thời gian ngắn, trong trường hợp có sự thay đổi khẩn cấp về lịch làm của nhân viên dẫn đến thiếu người thì ở mức độ thay thế tạm thời thì vẫn được chấp nhận đối với hoạt động của người có visa quản lý kinh doanh

3. Cách lập kế hoạch kinh doanh để có thể lấy được visa quản lý kinh doanh khi kinh doanh ngành nhà hàng ăn uống

Khi nộp đơn xin visa quản lý kinh doanh, bạn phải nộp kế hoạch kinh doanh. Trường hợp đối với việc kinh doanh ngành nhà hàng ăn uống thì cần phải lập kế hoạch kinh doanh, khác so với các ngành kinh doanh khác.

Đầu tiên, cần phải lập kế hoạch về doanh thu, ước tính đơn giá khác hàng( đơn giá trung bình cho mỗi khách hàng), một ngày dự tính có bao nhiêu khách tới. Dựa vào tổng số lượng khách tới và đơn giá cho khách hàng ta sẽ dự tính được doanh thu của một ngày. Tuỳ thuộc vào mức độ chi tiết của kế hoạch tới đâu, ví dụ dự báo doanh thu cho ngày trong tuần, cho khung giờ,… mà ta có thể dự đoán được doanh thu chi tiết hơn.
Tiếp theo, một thứ không thể thiếu đối với kế hoạch kinh doanh đó là kinh phí.
Nguyên liệu là thứ cần thiết để làm ra món ăn. Để nấu các nguyên liệu thì cần điện, nước,ga, … Tính các chi phí của nguyên liệu, chi phí điện nước ga, giá thành,… sau đó dựa vào giá vốn để quyết định đơn giá sản phẩm(giá thành của các món trong thực đơn).
Ngoài ra, còn tính tiền thuê mặt bằng, tiền nhân công, chi phí quảng cáo,…
Đặc biệt, chi phí nhân công đối với việc kinh doanh nhà hàng ăn uống là khá cao. Như chúng tôi thức, nên xem xét việc đóng bảo hiểm xã hội.
Lấy doanh thu t đã đề cập ở trên thì dựa vào thời gian kinh doanh, số ngày kinh doanh, số ghế, …để tính được cần chi phí bao nhiêu dành cho nhân công. Đặc biệt, khi thuê nhân viên chính thức thì cần phải tính toán tới cả tiền bảo hiểm xã hội,.. Sau đó, lấy doanh thu trừ đi chi phí sẽ ra được lãi của việc kinh doanh. Việc lập một kế hoạch kinh doanh hợp lý và có tính thực tế là điều quan trọng để xin thị thực quản lý kinh doanh đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng góp phần mang lại thành công cho mô hình kinh doanh của bạn tại Nhật Bản.

4. Tổng kết

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh ngành nhà hàng ăn uống thì việc chuẩn bị khai trương sẽ cần nhiều tiền bạc và thời gian hơn so với các lĩnh vực kinh doanh khác như việc thuê cửa hàng, trang trí nội thất, xin giấy phép kinh doanh, tuyển dụng nhân viên, lập kế hoạch kinh doanh, …
Mặt khác, quản lý nhà hàng ăn uống có đặc điểm là các cửa hàng đã thực sự tồn tại và đã có giấy phép kinh doanh, bởi vậy dễ dàng chứng minh được tính thực tế. Do đó, nếu bạn chuẩn bị một các kỹ lưỡng thì sẽ lấy được visa quản lý kinh doanh một cách dễ dàng.
Việc chuẩn bị sẽ rất vất vả nhưng nếu bạn thực sự muốn kinh doanh thành công ngành nhà hàng ăn uống thì hãy thử sức với lĩnh vực này nhé!
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038