行政書士法人第一綜合事務所

TRÌNH TỰ ĐỂ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHỞI NGHIỆP TẠI NHẬT ( THÀNH LẬP CÔNG TY) VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

★Ví dụ điển hình
Anh A đang điều hành một công ty kinh doanh hàng nhập khẩu tại Trung Quốc muốn thành lập công ty và hoạt động kinh doanh đặt cơ sở buôn bán tại Nhật Bản. Tuy nhiên, anh không biết cách thành lập công ty hoặc xin visa như thế nào. Chính vì vậy, anh đã liên lạc với chúng tôi để được tư vấn đề việc thành lập công ty cũng như xin visa quản lý kinh doanh.

1. Lời mở đầu

Để xin được visa quản lý kinh doanh, nhiều người đã thành lập công ty. Tuy nhiên ,để thành lập công ty thì cần làm gì thì hầu hết mọi người đều không biết.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể cách để người nước ngoài có thể thành lập công ty ở nhật như thế nào nhé.

2. Các loại hình công ty

Nhiều người nghĩa rằng, công ty= công ty cổ phần. Tuy nhiên, trên thực tế, công ty được chia làm 4 loại đó là: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty hợp vốn.
Tuy nhiên, công ty hợp danh và công ty hợp vốn không có nhiều điểm có lợi nên thực tế rất ít người thành lập công ty mới sử dụng.
Cũng vì lý do đó, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn điểm khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH như thế nào nhé.

3. Sự khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

  Công ty cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thương hiệu Tên công ty bắt buộc phải có dòng chữ “Công ty cổ phần” Tên công ty bắt buộc phải có dòng chữ “Công ty trách nhiệm hữu hạn”
Có hay không việc chứng nhận điều lệ tại thời điểm thành lập Bắt buộc phải được chứng nhận điều lệ tại thời điểm thành lập công ty. Không cần thiết phải có chứng nhận điều lệ tại thời điểm thành lập điều lệ.
Vốn điều lệ tối thiểu Từ 1 yên trở lên Từ 1 yên trở lên
Vị trí của chủ đầu tư vốn Người thanh lập công ty là trở thành cổ đông tuỳ theo số vốn đầu tư nhưng không cần thiết là người quản lý.

*Công ty cổ phần là một hệ thống trong đó người điều hành( giám đốc đại diện và giám đốc) và nhà đầu tư( cổ đông) được tách biệt.

Tất cả các nhà đầu tư đều trở thành nhà quản lý.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn là một hệ thống không tách rời giữa người quản lý và nhà đầu tư.

Quyền quyết định Tuỳ thuộc vào số lượng cổ phiếu nắm giữ 1 người 1 phiếu
Đăng ký thuế 7/1000 số vốn điều lệ( trong trường hợp nhỏ hơn 15 man thì sẽ nộp 15 man) 7/1000 số vốn điều lệ( trong trường hợp nhỏ hơn 6 man thì sẽ nộp 6 man)
Người đại diện Giám đốc đại diện Đại diện nhân viên
Nhiệm kỳ của các viên chức 2 năm.

Tuy nhiên sẽ là 10 năm trong trường hợp cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.

Không có nhiệm kỳ
Quyết định quan trọng cho những vấn đề của tổ chức Hội đồng cổ đông Hội đồng nhân viên
Nghĩa vụ công bố kết quả tài chính Không có
Độ nhận thức mang tính xã hội Cao Thấp hơn so với công ty cổ phần

Công ty cổ phần phù hợp khi bạn muốn phát triển kinh doanh bằng cách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nhà đầu tư. Mặt khác, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp khi bạn muốn đầu tư vào một số lượng tương đối nhỏ người và tự quản lý hoạt động kinh doanh của mình.
Nếu bạn muốn giảm chi phí thành lập công ty và chi phí duy trì công ty thì nên lựa chọn hình thức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH).
Mức thuế môn bài tối thiểu phải nộp tại thời điểm thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là 60.000 yên, nhỏ hơn mức thuế môn bài tối thiểu (150.000 yên) của công ty cổ phần. Trong trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn, các điều khoản về chứng nhận thành lập của công chứng viên (chi phí chứng nhận 50.000 yên) không bắt buộc để thành lập công ty. Hơn nữa, kể cả sau khi thành lập, công ty trách nhiệm hữu hạn không có nghĩa vụ thông báo tất toán nên không phải trả phí thông báo công khai.
Mặt khác, công ty trách nhiệm hữu hạn là một hệ thống được thành lập từ năm 2006, nhược điểm của nó là ít được biết đến và ít được xã hội thừa nhận hơn so với công ty cổ phần.
Thêm vào đó, cả công ty cổ phần và công ty TNHH đều không bị giới hạn về nội dung kinh doanh và không có sự khác biệt về thuế doanh nghiệp, thuế tiêu dùng, bảo hiểm xã hội,…

4. Quá trình thực hiện việc thành lập công ty

Vậy thủ tục thành lập công ty cần thực hiện những bước nào?
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn nghe về quy trình chung của thủ tục thành lập.

(1) Xác lập các điều lệ và quyết định cơ bản

Người muốn thành lập công ty được gọi là người sáng lập. Có thể có một hoặc nhiều người sáng lập. Người sáng lập quyết định những vấn đề cơ bản của công ty sẽ được thành lập như hình thức công ty, tên thương mại của công ty, địa điểm đặt trụ sở chính, mục đích kinh doanh và số vốn. Sau đó, dựa trên các vấn đề do người sáng lập quyết định và lập các điều khoản để thành lập (đề cập đến các quy tắc cơ bản của công ty)

(2) Chứng nhận điều khoản thông qua công chứng viên

Khi thành lập công ty cổ phần cần phải có công chứng viên chứng nhận các điều khoản thành lập. Tuy nhiên, đối với công ty TNHH thì cần không thiết phải thực hiện điều này.

(3) Thanh toán đầu tư

Để kinh doanh công ty thì cần phải có tiền. Người đầu tư vào công ty phải chuyển khoản số vốn
đầu tư vào tài khoản thanh toán đã được quy định trong điều lệ.
Ở đây có rất nhiều người nước ngoài gặp phải vấn đề đó là:
Tài khoản thanh toán vốn chủ sở hữu chỉ được giới hạn bằng tài khoản tại Nhật Bản dưới danh nghĩa của người sáng lập (không chỉ bao gồm các tổ chức tài chính Nhật Bản mà còn cả các chi nhánh Nhật Bản của các tổ chức tài chính ở nước ngoài). Nhiều tổ chức tài chính yêu cầu bạn phải có địa chỉ tại Nhật Bản để mở tài khoản. Để có địa chỉ tại Nhật Bản, bạn phải được cấp thời gian lưu trú trên 3 tháng, và không được áp dụng đối với visa du lich. Nói cách khác, ngay cả khi bạn đến Nhật Bản với thị thực du lịch, bạn không thể mở tài khoản ngân hàng, chính vì vậy hầu hết người nước ngoài đều không có tài khoản ngân hàng ở Nhật Bản( ngoại trừ những người đã sống ở Nhật Bản hoặc đã từng sống ở Nhật Bản hiện tại).
Vậy thì để người nước ngoài có thể thành lập công ty ở Nhật bản thì cần phải làm như thế nào thì được?
Có một cách đó là nhờ một người có tài khoản ở Nhật Bản hợp tác với bạn để trở thành người sáng lập và thanh toán khoản đầu tư vào tài khoản của người hợp tác. Trong trường hợp này, có một quy tắc rằng người sáng lập phải chịu một phần vốn đầu tư và ít nhất sẽ trở thành một phần của công ty.
Vậy nếu trong trường hợp không có tài khoản ở Nhật bản cũng không có nguời hợp tác trở thành người đồng sáng lập thì không thể thành lập công ty ở Nhật được ạ?
Câu trả lời là NO. Theo chế độ hiện tại, có thể thanh toán vốn bằng các phương thức sau:
1. Nếu giám đốc tại thời điểm thành lập hoặc giám đốc đại diện tại thời điểm thành lập có tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản thì có thể thanh toán vào tài khoản đó.
2. Nếu người sáng lập, giám đốc tại thời điểm thành lập hoặc giám đốc đại diện( đối với công ty TNHH) đều sống ở nước ngoài thì có thể thanh toán vào tài khoản của bên thứ 3 được uỷ quyền.

Ngoài ra, đối với người nước ngoài có nhu cầu đến Nhật Bản và chuẩn bị kinh doanh trước khi thành lập công ty, cần chuẩn bị tư cách lưu trú để quản lý doanh nghiệp với thời gian lưu trú là 4 tháng. Trong trường hợp này, bạn cần xác định loại hình kinh doanh bạn đang dự định làm để xin lên cục Nhập cảnh, sau đó đến Nhật với tư cách quản lý kinh doanh để xác định địa điểm công tym lập tải khoản ngân hàng và khi đó sử dụng tài khoản này làm tài khoản thanh toán đầu tư vốn.

(4) Đăng ký

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ cần thiết, bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty đến Phòng pháp chế có thầm quyền tại địa điểm đặt trụ sở chính( địa chỉ của công ty). Sau khi đăng ký khoảng 1 tuần đến 10 ngày thì công ty sẽ được thành lập theo đăng ký.

5. Lời kết

Có nhiều lựa chọn khác nhau về việc lựa chọn loại hình công ty nào, kinh doanh mặt hàng nào. Chính vì vậy, bạn cần xác định được điều gì sẽ cần thiết và ưu nhược điểm của một loại hình kinh doanh,…
Trong ví dụ điển hình vì anh A muốn giảm chi phí bạn đầu và chi phí duy trì sau khi thành lập công ty nên chúng tôi đã khuyên anh thành lập công ty cổ phần ở bên Nhật. Ngoài ra, anh có bạn ở bên Nhật cư trú với tư cách visa vĩnh trú cùng hợp tác thành lập vì vâỵ đã sử dụng tài khoản của người đó làm tài khoản chuyển tiền vốn đầu tư.
Anh A đã thu thập các giấy tờ cần thiết để thành lập công ty, sau đó xin tư cách lưu trú để quản lý kinh doanh và bắt đầu hoạt động với tư cách là người quản lý tại Nhật Bản. Hiện tại anh rất bận rộn mỗi ngày với công việc và đi lại giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Để lấy được visa quản lý kinh doanh thì việc đầu tiên là cần bắt đầu việc thành lập công ty.
Và cũng để không vướng mắc gì trong khi bắt đầu bạn hãy chuẩn bị những kiến thức cần thiết nhé!
Chúc các bạn thành công!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。