行政書士法人第一綜合事務所

CÁCH ĐỂ NGƯỜI CÓ VISA QUẢN LÝ KINH DOANH BẢO LÃNH GIA ĐÌNH SANG NHẬT

Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn của những bạn có visa quản lý kinh doanh về việc “muốn đón gia đình sang Nhật sinh sống”.

Chắc hẳn rất nhiều nhà kinh doanh người nước ngoài khi muốn đón vợ hoặc con của mình đều không khỏi lo lắng về vấn đề :có thể xin đồng thời visa gia đình và visa quản lý kinh doanh cùng một lúc được không ? Thêm nữa, nếu được thì việc xin đồng thời cả hai loại visa đó thì có ảnh hưởng tới việc xét visa quản lý kinh doanh không? …
Trong bài viết này, chúng tôi xin giải thích về cách để nhà kinh doanh người nước ngoài có thể đón gia đình của mình sang Nhật sinh sống.

1. Lí do các nhà kinh doanh người nước ngoài muốn đón gia đình sang Nhật bằng visa gia đình

Tại sao những người có visa quản lý kinh doanh thường muốn đón vợ/ chồng hoặc con của mình sang Nhật?
Trường hợp là vợ chồng, nếu người chồng có visa quản lý kinh doanh thì tất nhiên việc muốn đón vợ của mình sang Nhật là điều đương nhiên. Một số người khác cũng chia sẻ rằng vì công việc kinh doanh bận rộn nên muốn đón vợ/ chồng của mình sang để hỗ trợ công việc nhà.
Ngoài ra, vì khi gia hạn visa quản lý kinh doanh mà số ngày xuất cảnh quá nhiều thì cũng có nguy cơ rủi ro, do đó để giảm số ngày xuất cảnh khi về nước gặp vợ/ chồng của mình thì họ muốn đón vợ/ chồng mình sang Nhật cùng chung sống.
Lý do muốn bảo lãnh vợ/ chồng của mình sang Nhật bằng visa gia đình thì mỗi nhà có sự tình khác nhau và 100 người thì có hàng trăm lí do riêng, tuy nhiên hầu hết mọi người đều có một lí do chung đó là muốn sống cùng với vợ/ chồng của mình.
Trường hợp muốn đón con sang thì có lý do gì ạ?
Giống với lí do vợ/ chồng ở trên thì lí do muốn đón con sang vì muốn cả gia đình cùng chung sống với nhau.
Một lí do khác nổi bật đó là muốn cho con được hưởng chế độ giáo dục ở Nhật.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khách hàng của chúng tôi đăng ký cho con học tại các trường mầm non, tiểu học tư thục ở Nhật. Một số khách hàng còn nhờ chúng tôi khảo sát trước cơ sở giáo dục mà họ muốn cho con theo học.
Số lượng những người muốn đón con sang theo visa gia đình với mục đích giáo dục ngày càng tăng lên.
Lưu ý rằng, nếu bạn có visa quản lý kinh doanh đi chăng nữa nhưng nếu cha mẹ của bạn không đáp ứng điều kiện bảo lãnh đối với visa gia đình theo quy định của pháp luật thì bạn cũng không thể đón cha mẹ bạn sang Nhật.
Rất nhiều người nước ngoài có visa quản lý kinh doanh liên lạc với chúng tôi nhờ tư vấn thủ tục đón ba mẹ của họ sang Nhật. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc đó là visa quản lý kinh doanh không thực hiện việc đón ba mẹ sang Nhật được.
Để đón được ba mẹ sang Nhật thì có 2 trường hợp ngoại lệ.
Đầu tiên đó là visa hoạt động đặc định nuôi dưỡng ba mẹ cao tuổi.
Thị thực hoạt động đặc định nuôi dưỡng ba mẹ cao tuổi yêu cầu phải có lý do nhân đạo. Trên thực tế, nó được xét hết sức nghiêm ngặt.
Nếu bạn có quan tâm về loại visa này, vui lòng tham khảo bài viết
CÁCH ĐỂ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐÓN BỐ MẸ SANG NHẬT SINH SỐNG LÂU DÀI ( Visa hoạt động đặc định với bố mẹ là người phụ thuộc) – Ví dụ điển hình và giải pháp
Tiếp theo đó là visa ngành nghề chất lượng cao có thể đón ba mẹ sang Nhật được.
① Trường hợp nuôi con dưới 7 tuổi hoặc vợ/chồng của người có visa nhân lực chất lượng cao
② Trường hợp người có visa nhân lực chất lượng cao đang mang thai hoặc vợ của người đó đang mang thai.
Chỉ giới hạn trong những trường hợp trên thì mới có thể đón ba mẹ sang Nhật được, tuy nhiên cũng khá khó.
Thêm nữa, nó chỉ được áp dụng cho những nhân lực chất lượng cao có thu nhập trên 800 man/năm trở lên. Chi tiết tham khảo tại bài viết:
Tình huống giải pháp! Nhân lực chấ t lượng cao! Ví dụ điển hình về visa nhân lực chất lượng cao.
Ở phần tiếp theo, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn về nhưng điều kiện để người có visa quản lý kinh doanh có thể đón gia đình sang bằng visa gia đình.

2. Điều kiện để người có visa quản lý kinh doanh có thể đón gia đình sang Nhật sinh sống bằng visa gia đình.

Đầu tiên, chúng ta cùng đi xem xét điều kiện đối với visa gia đình.

Là vợ/ chồng hoặc con của người có tư cách cư trú ở cột trên của Bảng 1, Bảng 2 hoặc Bảng 3 hoặc người có tư cách du học sinh tham gia vào các hoạt động hàng ngày (không bao gồm tư cách lưu trú ngoại giao, công vụ, đào tạo thực tập sinh và lưu trú ngắn hạn).

Nói tóm lại, nếu bạn có vợ / chồng hoặc con cái phụ thuộc vào visa quản lý kinh doanh của bạn tham gia vào hoạt động sinh hoạt hàng ngày thì sẽ thuộc nội dung của visa gia đình.
Chúng tôi sẽ đi giải thích thêm như sau:
Đầu tiên đó là về ý nghĩa của việc “nhận phụ thuộc”.
Visa gia đình yêu cầu bạn phải nhận phụ thuộc. Theo đó, nếu bạn muốn đón gia đình theo visa quản lý kinh doanh thì bạn cần phải có năng lực về tài chính.
Về năng lực tài chính thì cụ thể Cục không có quy định số tiền cụ thể là bao nhiêu nhưng ví dụ người chồng có visa quản lý kinh doanh và muốn xin bảo lãnh cho vợ và 2 con của mình mà thu nhập mỗi tháng chỉ có 18 man thì năng lực tài chính bảo lãnh sẽ bị cảnh báo ở chế độ đèn vàng đúng không ạ?

Trong trường hợp ví dụ nêu trên, người chồng phải có đủ năng lực tài chính để nuôi vợ và hai con của mình.
Điều đó phụ thuộc vào tiền thuê nhà, số tiền tiết kiệm và môi trường sống khác. Tuy nhiên, ít nhất cũng khoảng từ 20 man trở lên mới ở mức an toàn để chuẩn bị về tài chính.

Tiếp theo là về “vợ/ chồng “ và “ con”.
Ở đây, “vợ/ chồng” không chỉ được xét trên danh nghĩa là đủ mà quan trọng có phải là vợ chồng thực chất hay không.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì một cuộc hôn nhân theo thủ tục không đủ điều kiện để đáp ứng yếu tố “vợ/chồng” đối với visa gia đình.
Về yếu tố “vợ/chồng” này cũng có nhiều điểm cần chú ý như:

  • Không bao gồm vợ/chồng đã li hôn
  • Không bao gồm các cặp vợ chồng sống với nhau mà không đăng ký kết hôn( trên thực thế không được pháp Luật công nhận là vợ chồng hợp pháp)
  • Không bao gồm hôn nhân đồng giới

Trường hợp là hôn nhân đồng tính chúng tôi đã có đề cập ở bài viết trước, do đó nếu bạn nào quan tâm có thể tham khảo lại bài viết trước ạ.

Tiếp theo, đó là liên quan tới “con”.
Thuật ngữ “con” ở đây bao gồm cả con đẻ(con sinh ra giữa nam và nữ kết hôn hợp pháp) và con ngoài giá thú (trẻ sinh ra giữa nam và nữ không kết hôn hợp pháp).
Việc thừa nhận đơn giản là việc người cha thừa nhận con mình tạo ra mối quan hệ cha con hợp pháp.
Ngoài ra, việc nhận con nuôi cũng bao gồm visa lưu trú gia đình.
Nhận con nuôi bao gồm nhận con nuôi thông thường (mối quan hệ tạo ra giữa cha mẹ và con nuôi mà đứa trẻ đó vẫn duy trì mối quan hệ với cha mẹ đẻ) và nhận con nuôi đặc biệt (đứa trẻ đó bỏ mối quan hệ cha mẹ với cha mẹ ruột). Cả hai đối tượng trên đều thuộc visa gia đình.
Một điều cần lưu ý nữa đó là tuổi của đứa trẻ mà bạn muốn đón sang Nhật.
Theo luật, không có đề cập đến tuổi của đứa trẻ.
Tuy nhiên, vì thị thực lưu trú gia đình yêu cầu người phụ thuộc phải sống và phụ thuộc vào người có tư cách lao động, nên việc xét sẽ chặt hơn nếu người con có đủ năng lực tự sinh sống và khả năng lao động.

Vì vậy, trong trường hợp người có visa quản lý kinh doanh muốn đón con của mình sang theo visa lưu trú gia đình thì cũng nên cân nhắc xem tuổi của đứa trẻ đó có khả năng được cấp phép hay không?

3. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập tới cách đón gia đình sang Nhật dành cho những bạn có visa quản lý kinh doanh.
Có một số vấn đề khá chi tiết nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu bạn đọc kĩ bài viết này thì có thể hiểu cơ bản những yếu tố cần thiết khi đón gia đình sang Nhật theo visa lưu trú gia đình.
Ngoài ra có một số yêu cầu khác đối với thị thực lưu trú gia đình, nếu bạn muốn tìm hiểu có thể tham khảo bài viết:
【Giải pháp tình huống】 Tôi muốn bảo lãnh vợ theo dạng gia đình.

Việc muốn sống cùng gia đình là quyền lợi và mong muốn đương nhiên của mỗi người. Chính vì vậy, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn vấn đề này.

Nếu bạn đang có thị thực quản lý kinh doanh và muốn đón gia đình mình sang Nhật thì hãy liên lạc với văn phòng chúng tôi – văn phòng Luật Daiichi-Sogo để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
Văn phòng chúng tôi có thể hỗ trợ bạn bằng tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Việt, Nhật.
Xin cảm ơn!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038