行政書士法人第一綜合事務所

VIỆC KHÔNG BIẾT MÀ TIẾP TAY CHO HÀNH VI LAO ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP LÀ GÌ?

VIỆC KHÔNG BIẾT MÀ TIẾP TAY CHO HÀNH VI LAO ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP LÀ GÌ?

Khi một doanh nghiệp sử dụng một lao động bất pháp thì sẽ bị quy vào tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xoay quanh ví dụ thực tế điển hình để giải thích cho các bạn biết về tội danh tiếp tay cho lao động bất hợp pháp- một trong những kiến thức hết sức quan trong cần phải biết khi muốn tuyển dụng người nước ngoài.

Nội dung bài viết này đề cập tới trách nhiệm của phía doanh nghiệp khi tiếp nhận người lao động nước ngoài.
Về phía của người nước ngoài, các bạn có thể cùng tham khảo bài viết dưới đây:
“VI PHẠM HOẠT ĐỘNG NGOÀI TƯ CÁCH LƯU TRÚ CHO PHÉP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LÀ GÌ ?”

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Hành vi lao động bất hợp pháp là gì?

Để hiểu được định nghĩa của tội danh tiếp tay cho lao động bất hợp pháp thì trước hết bạn cần hiểu được ý nghĩa của hành vi lao động bất hợp pháp là gì?
Chính vì vậy, trong chương này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những hoạt động làm việc bất hợp pháp.
Dù chỉ nói ngắn gon trong một từ “ lao động bất hợp pháp” nhưng trên thực tế có rất nhiều hình thức lao động bất hợp pháp khác nhau.
Trong trang chủ của bộ tư pháp, Cục quản lý xuất nhập cảnh có ghi 3 loại lao động bất hợp pháp:

① Trường hợp người cư trú bất hợp pháp hoặc người bị trục xuất làm việc
(Ví dụ)
• Những người vượt biên trái phép hoặc những người đã hết thời gian lưu trú tại Nhật nhưng vẫn ở Nhật làm việc
• Những người đã có quyết định bị trục xuất về nước nhưng vẫn ở lại Nhật làm việc

Đây là trường hợp điển hình đối với hình ảnh của lao động bất hợp pháp đúng không ạ?
Nói chung, nó có thể hiểu đó là trường hợp lao động sau khi ở quá hạn visa cho phép.
Ngoài ra, nó còn bao gồm những người nhập cảnh bất hợp pháp, hạ cánh bất hợp pháp.

② Các trường hợp làm việc mà không được Cục quản lý xuất nhập cảnh cho phép
(Ví dụ)
• Những người nhập cảnh với mục đích lưu trú ngắn hạn để du lịch nhưng lại làm việc
• Những du học sinh nước ngoài hoặc những người tị nạn không được cấp phép mà tiến hành làm việc

Nếu bạn nhập cảnh vào Nhật Bản với thị thực lưu trú ngắn hạn để tham quan hoặc thăm thân thì bạn sẽ không thể tham gia vào các hoạt động tạo ra thu nhập. Điều này là do Cục nhập cảnh cấm làm việc đối với thị thực lưu trú ngắn hạn.
Ngoài ra, theo nguyên tắc chung, visa du học và visa lưu trú gia đình bị cấm đi làm, do đó nếu bạn không xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú( giấy phép đi làm thêm) thì bạn sẽ không thể đi làm.

Nếu bạn vi phạm quy tắc này và tham gia vào các hoạt động làm việc, bạn sẽ bị coi là lao động bất hợp pháp.

③ Những trường hợp làm việc vượt quá phạm vi Cục quản lý nhập cảnh chấp nhận
(Ví dụ)
• Những người được chấp nhận nhập cảnh với tư cách là đầu bếp chuyên nấu những món ăn nước ngoài hay giáo viên tại trường ngoại ngữ nhưng lại làm công việc lao động phổ thông tại các nhà máy, xưởng sản xuất.
• Du học sinh làm quá giờ cho phép.

Những trường hợp bị phát hiện trong trường hợp này đang trở lên nhiều hơn.
Đây là một nội dung hết sức quan trọng do đó, chúng tôi sẽ đi giải thích từng ví dụ một:


Những người được chấp nhận nhập cảnh với tư cách là đầu bếp chuyên nấu những món ăn nước ngoài hay giáo viên tại trường ngoại ngữ nhưng lại làm công việc lao động phổ thông tại các nhà máy, xưởng sản xuất

Theo chế độ tư cách cư trú của Cục nhập cảnh thì visa lao động của người nước ngoài được phân loại theo nội dung hoạt động. Cụ thể, nếu là đầu bếp thì sẽ là visa kỹ năng, giáo viên tại trường ngoại ngữ thì sẽ là visa kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế.
Tóm lại, nó có nghĩa là nếu bạn là visa kĩ năng với tư cách là đầu bếp thì bạn không được thực hiện những hoạt động nhận lương vượt quá phạm vi visa cho phép theo quy định của Luật nhập cảnh.
Ví dụ 3 là một trong những ví dụ trên thực tế hay gặp biểu thị sự phát vỡ quy tắc.


Du học sinh làm quá giờ cho phép

Tiếp theo chúng ta cùng theo dõi ví dụ điển hình thứ 2 của mục 3.
Như chúng tôi đã viết ở trên, thì người có visa du học sinh thì về nguyên tắc sẽ không được phép làm việc. Tuy nhiên, mặc dù có một số hạn chế về nghề nghiệp và hạn chế về thời gian, sinh viên quốc tế cũng có thể tham gia vào các hoạt động làm việc bằng cách xin giấy phép cho các hoạt động ngoài tư cách (giấy phép làm thêm).
Trường hợp nêu trên ví dụ điển hình là một người có thị thực du học đã tham gia vào các hoạt động làm việc vượt quá giới hạn thời gian cho phép(về nguyên tắc chỉ được làm 28 giờ / tuần).


Các bạn đã hiểu rõ phần này chưa ạ?
Tưởng chừng rất xa lạ nhưng việc lao động trái phép lại vô cùng gần gũi với chúng ta.
Trong chương tiếp theo, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về trách nhiệm của những công ty phải chịu cho hành vi tiếp tay cho những người lao động bất hợp pháp.

2. Tội danh tiếp tay cho lao động bất hợp pháp là gì?

Ở trong phần trên chúng ta đã cùng đi tìm hiểu về những hành vi lao động bất hợp pháp.
Trong chương này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về việc tiếp tay cho lao động bất hợp pháp đối với trường hợp tuyển dụng lao động bất hợp pháp.

Tội danh tiếp tay cho lao động bất hợp pháp được quy định theo điều 73-2

Điều 73-2 Người nào thuộc bất kỳ mục nào sau đây sẽ bị phạt tù với thời gian dưới 3 năm hoặc phạt tiền không quá 3 triệu yên, hoặc có thể bị cả hai.
I. Người cho lao động bất hợp pháp người nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh doanh
(II Một người chi phối để người nước ngoài tham gia vào các hoạt động việc làm bất hợp pháp.
(III) Một người có liên quan đến hành vi môi giới khiến người nước ngoài tham gia vào các hoạt động việc làm bất hợp pháp hoặc hành vi của mục trước đó.
2 (giản lược)


Điều 73-2 khoản 1 mục 1 “Người cho lao động bất hợp pháp người nước ngoài tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ở đây có nghĩa là lợi dụng vị trí của mình để sử dụng người nước ngoài bắt họ thực hiện những hành vi lao động bất hợp pháp.

Một ví dụ điển hình đó là người chủ doanh nghiệp thực hiện hành vi thuê người lao động bất hợp pháp.
Ngoài ra, không chỉ người chủ mà cả những người nhân viên ở vị trí giám sát cũng có thể bị phán đoán là có hành vi sử dụng lao động bất hợp pháp.


Điều 73-2 khoản 1 mục 2 : Một người chi phối để cho người nước ngoài tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.

Điều này có nghĩa là người thực hiện những hành vi làm chi phối tới ý chí của người nước ngoài.
Ví dụ như một người chi viện về cuộc sống cho lao động bất hợp pháp như cung cấp nơi ở cho họ, làm cho họ có tâm lí an tâm để lao động trái phép.
Hoặc người nước ngoài bị phát hiện trong tình trạng không thể rời đi do bị giữ hộ chiếu hoặc vay tiền,…cũng sẽ tương ứng trong mục này.


Điều 73-2 khoản 1 mục 3, một người có liên quan đến hành vi môi giới khiến người nước ngoài tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp hoặc hành vi ở mục trước đó.

Một ví dụ điển hình về vấn đề này đó là “người môi giới”


Chúng ta cùng đi xem xét tới văn bản của tội tiếp tay cho hành vi lao động bất hợp pháp.

Các bạn có hiểu tại sao ngay từ đầu các công ty tiếp tay sẽ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động sử dụng lao động bất hợp pháp không ạ ?

Bởi các công ty sẽ được hưởng lợi về tài chính từ các hoạt động của người lao động bất hợp pháp. Do đó, các họ sẽ phải chịu trách nhiệm trả lại lợi nhuận từ việc sử dụng đó. Ngoài ra, họ cũng sẽ phải chịu những hình phạt để ngăn chặn các hoạt động tuyển dụng bất hợp pháp.

Trong chương tiếp theo, chúng ta hãy xem xét các hình phạt khi bị buộc tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp.

3. Hình phạt cho việc tiếp tay lao động bất hợp pháp là gì?

Nếu một công ty bị cáo buộc tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp thì, công ty đó sẽ bị phạt tù dưới 3 năm hoặc phạt tiền dưới 3 triệu yên (hoặc có thể bị áp dụng cả hai hình thức này).

Như tiêu đề của bài viết cũng có ghi “việc không biết” thì cũng không được chấp nhận đối với hành vi tiếp tay cho hành vi lao động bất hợp pháp.

Ví dụ, một công ty thuê người nước ngoài có visa kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế nhưng cho người nước ngoài thực hiện những nghiệp vụ ngoài nội dung lao động kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế( không theo luật định) thì dù cho doanh nghiệp đó có không biết kiến thức về luật nhập cảnh đi chăng nữa cũng sẽ không được chấp nhận lí do này.

Ngoài ra, cũng sẽ tương tự nếu một doanh nghiệp thuê du học sinh có visa du học làm thêm nhưng không xác nhận về việc học sinh đó được cấp phép hoạt động ngoài tư cách ( được phép làm thêm).

Chúng tôi hi vọng, thông qua đây các bạn đã hình dung được sự nghiêm khắc của cục Nhập cảnh về việc “không phải không biết là không có tội khi tiến hành tiếp tay cho lao động bất hợp pháp”.

4. Doanh nghiệp cần làm gì để không bị buộc tội tiếp tay lao động bất hợp pháp

Như đã đề cập trước đó, bạn không được miễn trừ tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp vì bạn không biết điều đó.
Tuy nhiên, người ta nói rằng một công ty sẽ không bị buộc tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp nếu không có sự bất cẩn.
Để không có sơ suất ở đây được giải thích rằng bạn nên làm tất cả những thủ tục cần làm.
Thật trừu tượng và khó hiểu, phải không ạ?
Sau đây, chúng ta hãy cùng xem xét cụ thể những gì các công ty nên làm khi tuyển dụng nhân lực người nước ngoài nhé!

(1) Hiểu đúng về Luật nhập cảnh

Như đã đề cập ở trên, thị thực lao động cho người nước ngoài được phân loại theo loại hoạt động. Nếu không biết chính xác phạm vi của thị thực, bạn sẽ không thể biết đó là hoạt động hợp pháp hay hoạt động không theo luật định.
Việc thực hiện hành vi lao động vượt quá phạm vi cho phép mà nhận lương thì cũng sẽ tương ứng với việc lao động bất hợp pháp. Chính vì vậy, việc hiểu đúng về Luật nhập cảnh là không thể thiếu khi tuyển dụng lao động người nước ngoài.

(2) Kiểm tra thời hạn của thẻ ngoại kiều

Bạn có thể kiểm tra được thông tin còn hay hết hạn của thẻ ngoại kiều và số của giấy chứng nhận đối với vĩnh trú đặc biệt tại trang WEB sau của cục Nhập cảnh.
(Trang WEB tham khảo) Cục quản lý xuất nhập cảnh- Tham chiếu thông tin thời hạn của thẻ ngoại kiều:
https://lapse-immi.moj.go.jp/ZEC/appl/e0/ZEC2/pages/FZECST011.aspx

Đáng tiếc là hiện thẻ giả mạo cũng có bán trên thị trường nên trang này là mộ trong những những bước hết sức quan trọng để giúp các doanh nghiệp xem xét được kĩ hơn khi tuyển dụng người nước ngoài.
Hi vọng, các doanh nghiệp có thể sử dụng được hiệu quả trang Web này để có thể xác nhận được thẻ lưu trú còn hạn hay không.

(3) Xác nhận hộ chiếu, thẻ ngoại kiều

Khi một doanh nghiệp tiến hành thuê nhân viên nước ngoài, hãy nhớ kiểm tra thẻ cư trú và hộ chiếu của họ.
Có một số điểm cần chú ý đó là đầu tiên cần kiểm tra mục “có giới hạn về lao động hay không”. Trường hợp là làm thêm thì cần chú ý kiểm tra mặt sau của thẻ xem có dấu “ được phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” hay không?

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là có những trường hợp không thể chỉ sử dụng một mình thẻ cư trú để đưa ra phán xét. Cụ thể, điều này bao gồm visa kỹ năng đặc định, visa hoạt động đặc định và visa thực tập sinh. Đối với những thị thực này, bạn sẽ cần phải kiểm tra giấy chỉ định được dán trên hộ chiếu của người lao động.

(4) Trao đổi, nhờ tư vấn từ chuyên gia

Nói chung, bạn có thể làm việc nếu bạn có visa lao động, nhưng nếu bạn đi chệch khỏi các hoạt động được pháp luật quy định, bạn sẽ trở thành lao động bất hợp pháp. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại thị thực, bạn có thể cần kiểm tra hộ chiếu hoặc quản lý thời gian làm thêm của lao động.

Điều quan trọng không phải là làm thế nào để lấy được visa mà là làm thế nào để có thể tuyển dụng được và quản lý được lao động người nước ngoài.
Ngay cả khi bạn có visa rồi đi chăng nữa nhưng tùy thuộc vào việc quản lý nguồn nhân lực nước ngoài sau này trong công ty mà có thể bạn sẽ rơi vào các hoạt động tuyển dụng bất hợp pháp, khiến công ty có nguy cơ bị buộc tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp.

Để có thể xác nhận được rõ ràng những điểm còn mơ hồ trong quá trình tuyển dụng thì việc nhận được sự tư vấn của chuyên gia cũng làm một phương tiện hết sức hữu hiệu để tuân thủ đúng pháp luật.

5. Tổng kết

Trong bài viết này chúng tôi đã cùng các bạn đi tìm hiểu về tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp.
Chúng tôi đã nghe được rất nhiều doanh nghiệp bị buộc tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp nói rằng: “Không ngờ mọi chuyện lại đi đến bước này…”

Chỉ một sự nhận thức sai lầm nhỏ hoặc việc ấn sai một nút thôi có thể khiến công ty phải trả giá rất đắt.

Khi bị buộc tội tiếp tay cho lao động bất hợp pháp, thì ngoài trách nhiệm về pháp lý thì công ty còn sẽ phải chịu trách nhiệm về xã hội. Bởi có khả năng tội danh này sẽ bị đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Nếu công ty bị đưa tin với tội danh tiếp tay cho lao động bất hợp pháp thì hình ảnh thương hiệu và uy tín xã hội của công ty sẽ bị mất đi rất nhiều.

Để tránh tình trạng trên, các công ty cần thực hiện đúng những điều phải làm khi thuê nhân lực nước ngoài.

“Chúng tôi muốn tuyển dụng nhân viên nước ngoài”
“Nhưng tôi không biết bắt đầu bằng cái gì”

“Hiện đang thuê nhân sự nước ngoài”
“Nhưng tôi không biết phương thức tuyển dụng và cách quản lý hiện tại có đúng không”.

Nếu bạn đang bài viết này và gặp những thắc mắc trên thì đừng ngần ngại- hãy liên lạc với chúng tôi để nhận được tư vấn.
Chúng tôi sẽ đưa ra các đề xuất cho bạn từ việc xây dựng quy trình phương thức tuyển dụng cho đến thiết lập phương thức quản lý cho nguồn nhân lực nước ngoài.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。