行政書士法人第一綜合事務所

CÁCH MỜI GỌI NHÂN VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÙNG TỔ CHỨC- CÔNG TY THEO VISA CHUYỂN CÔNG TÁC TRONG CÙNG DOANH NGHIỆP ( ví dụ thực tế điển hình và hướng giải quyết)

CÁCH MỜI GỌI NHÂN VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÙNG TỔ CHỨC- CÔNG TY THEO VISA CHUYỂN CÔNG TÁC TRONG CÙNG DOANH NGHIỆP ( ví dụ thực tế điển hình và hướng giải quyết)

Hôm trước, chúng tôi nhận được liên lạc nhờ tư vấn từ một người phụ trách nhân sự tại một công ty của Nhật với nội dung như sau:
“Công ty tôi đang nghĩ đến việc chuyển nhân sự cho nhân viên từ công ty con B ở Thái Lan sang công ty mẹ ở Nhật Bản. Trước đó, chúng tôi đã thuê một số nhân viên nước ngoài và họ làm việc với tư cách visa kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế nhưng họ đã nghỉ việc. Tuy nhiên lần này một trong số người dự định chuyển công tác chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 nên việc lấy được visa tri kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế hầu như là không thể.」
Từ trước tới giờ chúng tôi chỉ tự xin visa cho nhân viên tuy nhiên theo dự định sắp tới chúng tôi dự kiến sẽ tuyển nhiều người nước ngoài nên chúng tôi muốn nhờ chuyên gia để được an tâm hơn. Với trường hợp của công ty chúng tôi, thì nên làm như thế nào là tốt nhất ạ?”

Trong visa lao động thì ứng với mỗi loại tư cách lao động sẽ có các điều kiện khác nhau.
Visa kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế là đại diện điển hình cho visa lao động- trong đó học vấn và kinh nghiệm thực tế là hai điều kiện cần thiết. Từ ví dụ thực tế lần này, chúng ta có thấy rằng những bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3 sẽ không đủ điều kiện học vấn đối với loại visa kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế. Thêm nữa, về kinh nghiệm làm việc cũng không đủ thỏa mãn yêu cầu.
Vậy trong trường hợp này, có thể xin được loại visa lao động nào khác không?
Vâng, câu trả lời là có. Chúng ta có thể tính đến visa chuyển công tác trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điều kiện của chuyển công tác trong doanh nghiệp là rất khó -đặc biệt với những công ty liên kết.
Để trả lời câu hỏi của ví dụ thực tế lần này chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết này nhé.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1.Điều kiện để xin visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp là gì?

Đầu tiên, chúng ta cùng điểm qua những hoạt động được công nhận đối với visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp.

(1) Sự tương ứng của tư cách lưu trú

Luật nhập cư quy định những hoạt động sau:

Luật nhập cư quy định những hoạt động sau:
Những nhân viên tại các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài có trụ sở kinh doanh thuộc các tổ chức tư hoặc công thuộc Nhật Bản được chuyển công tác đến Nhật trong một thời gian nhất định với các hoạt động thuộc mảng kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế dưới đây.
「Kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế」
“Đối với công việc đòi hỏi công nghệ hoặc kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và khoa học tự nhiên khác hoặc luật, kinh tế, xã hội học và nhân văn khác, hoặc văn hóa nước ngoài được thực hiện dựa trên hợp đồng với các tổ chức công và tư ở Nhật Bản. Các hoạt động liên quan đến công việc đòi hỏi tư duy cơ bản hoặc sự nhạy cảm (các hoạt động được liệt kê trong cột dưới của phần giáo sư, phần nghệ thuật và phần thông tin-tin trức trong bảng dưới, và phần kinh doanh và quản lý của bảng này đến phần giáo dục (Không bao gồm các hoạt động được liệt kê trong các cột dưới của phần chuyển giao nội bộ công ty và phần giải trí.) “

Nói tóm lại, các hoạt động được phép theo visa công tác trong cùng doanh nghiệp là những hoạt động thuộc lĩnh vực kỹ thuật (công nghệ) hoặc lĩnh vực xã hội( tri thức nhân văn), phiên dịch, biên dịch, dạy ngoại ngữ, giao dịch với nước ngoài( nghiệp vụ quốc tế)…được thực hiện khi chuyển từ công ty, chi nhánh ở nước ngoài sang văn phòng, công ty ở Nhật Bản trong một thời gian nhất định và trong cùng một công ty.

(2) Sắc lệnh tiêu chuẩn hạ cánh

Để có được visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp, ngoài nội dung hoạt động làm việc được lên kế hoạch sau khi chuyển công tác phải phù hợp với nội dung hoạt được phép nêu trên( tính tương ứng với tư cách lưu trú) thì còn phải thích hợp các điều lệnh đã được đề ra của Bộ tư pháp( sắc lệnh tiêu chuẩn hạ cánh) về sự ảnh hưởng của hoạt động đối với ngành công nghiệp và cuộc sống công dân Nhật Bản.
Sắc lệnh tiêu chuẩn hạ cánh được phân loại như dưới đây:

① Điều kiện thực tế

Người nộp đơn thực hiện các hoạt động “kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế” tại các chi nhánh, cửa hàng ở nước ngoài phải có tổng thời gian làm việc liên tục trên 1 năm( nếu trong trường hợp có quãng thời gian làm việc tại cơ sở văn phòng ở Nhật Bản thì có thể cộng vào).
Có thể hơi khó đọc một chút nên tôi xin được phép tóm gọn lại như sau:

để có được visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp thì bạn cần đạt điều kiện có thời gian thực hiện một trong các nghiệp vụ về “kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế” tại chi nhánh hoặc cơ sở ở nước ngoài 1 năm trở lên. Vì vậy, kể cả bạn muốn đưa người của công ty mình Nhật với visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp nên tuyển thêm người mới đi chăng nữa thì nếu người nhân viên đó không có đủ thời gian thực tế làm trên 1 năm tại doanh nghiệp của bạn cũng sẽ không thể đủ điều kiện được cấp visa này.

② Điều kiện về mức lương

Người lao động phải được nhận được mức lương bằng với mức lương của người Nhật.

Điều này giống với quy định của visa “kỹ thuật- kiến thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế”. Viết một cách đơn giản hơn thì bạn sẽ phải nhận được mức lương không được thấp hơn so với người Nhật cùng làm công việc tương tự.

2. Những điểm của chuyển công tác trong doanh nghiệp. Phạm vi để công nhận việc chuyển công tác là gì?

Chuyển công tác trong ngôn ngữ hàng ngày thì chúng ta thường hình dung đó là việc chuyển đi làm việc cho cùng 1 công ty nhưng ở một nơi khác. Tuy nhiên việc chuyển công tác trong “Visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp” bao gồm cả việc chuyển công tác đến nơi làm việc trong cùng chuỗi công ty liên kết.
“ Chuỗi các công ty liên kết” là ngôn ngữ dung trong báo cáo tài chính, được đề cập trong điều 8 định dạng và phương pháp bao gồm “công ty mẹ”, “công ty con” và các công ty liên quan”. Điều cần chú ý rằng những công ty chỉ đơn thuần là cùng thực hiện sự chuyển giao thì không thuộc đề cập trên.
Cụ thể về sự chuyển công tác chúng tôi xin được nêu trong sơ đồ dưới đây. Tuy nhiên,trong quá trình xin cần xem xét thêm các điều kiện chi tiết hơn nữa. Bởi vậy, nếu bạn muốn biết chắc chắn mình thuộc trường hợp nào thì chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

(1)Sự điều chuyển giữa trụ sở chính và chi nhánh

(2)Sự chuyển giao giữa công ty mẹ và công ty con

(3)Sự chuyển nhượng giữa các công ty con

(4)Sự chuyển nhượng của các công ty liên kết

 

3.Những tài liệu cần thiết để xin visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp

Tùy theo tính chất, quy mô ứng với 4 loại của công ty mà tài liệu cần thiết được chia khác nhau.
Để biết các tài liệu cần thiết khi xin nộp đơn xin visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp, các bạn vui lòng tham khảo ở link bên dưới đây:

(Đơn xin cấp chứng thực tư cách lưu trú)
http://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/shin_zairyu_nintei10_13.html

(Đơn xin thay đổi tư cách lưu trú)
http://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/shin_henko10_12.html

(Đơn xin gia hạn tư cách lưu trú)
http://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/shin_zairyu_koshin10_13.html

4.Ví dụ điển hình lần này

Bây giờ chúng ta cùng nhìn lại ví dụ điển hình lần này nhé.
Trong trường hợp lần này, vì điều kiện về trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm thực tế đề không thỏa mãn điều kiện nên chúng ta không thể xin được visa “kỹ thuật- tri thức nhân văn-nghiệp vụ quốc tế”. Thêm nữa, sau khi hỏi về nội dung công việc của những nhân viên này thì chúng tôi nhận thấy được họ có liên quan đến công việc thuộc loại kỹ thuật, nên luật sư của chúng tôi đã phán đoán theo hướng visa chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp.
Mặt khác, công ty mẹ A tại Nhật có tỷ lệ đầu tư cần thiết cho công ty con tại Thái Lan, và trong số 6 nhân viên định chuyển công tác sang Nhật lần này họ đã làm việc ở công ty ít nhất là 3 năm và nhiều nhất là 7 năm. Cùng với đó, sau khi nghe kế hoạch nhân sự của công ty A trong tương lai, chúng tôi đã tư vấn họ xin visa cho nhân viên của mình với tư cách chuyển công tác trong cùng doanh nghiệp.
Sau nhiều cố gắng nỗ lực thì chúng tôi đã đạt được một kết quả rất ngọt ngào đó là cả 6 nhân viên đều nhận được visa và chuyển tới làm việc tại Nhật.

5. Tổng kết lại về các mời gọi người nước ngoài cùng tổ chức, công ty theo visa chuyển công tác trong doanh nghiệp.

Kể cả đối với những người không thỏa mãn điều kiện về học vấn hay kinh nghiệm thực tế của visa “kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế” đi chăng nữa thì thay vì tuyển dụng mới bạn vẫn có thể mời những nhân viên ưu tú cũ sang Nhật nếu họ đạt điều kiện làm việc 1 năm trở nên ở công ty liên quan.
Có rất nhiều loại visa lao động, nhưng việc xác minh từ khía cạnh nào có lợi cho công ty là điều vô cùng cần thiết. Và như đã nói ở trên, số lượng hồ sơ xin visa chuyển công tác trong doanh nghiệp khá khó khăn do việc chứng minh phức tạp và yêu cầu khắt khe về chứng minh quan hệ đầu tư, nhưng thực tế loại visa này lại có rất nhiều mặt có lợi. Đây là một trong những thị thực mà bạn chắc chắn nên xem xét khi thực hiện việc chuyển giao nhân sự vượt quốc gia.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về thủ tục hay không biết nên tiến hành như thế nào trong việc chuyển giao nhân sự từ nước ngoài sang Nhật thì đừng ngần ngại liên lạc cho chúng tôi nhé!
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi câu hỏi liên quan tới visa từ bạn!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。