行政書士法人第一綜合事務所

TÙY THEO LOẠI VISA LAO ĐỘNG MÀ HỒ SƠ CẦN NỘP CŨNG THAY ĐỔI!?

work25

Bạn có biết rằng, các công ty tuyển dụng người nước ngoài được phân loại tùy theo thị thực lao động không?
Vậy sự khác biệt trong cách phân loại này là gì?
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một điều mà cách bạn ít để ý tới hàng ngày đó là về phân loại thị thực lao động.
Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nội dung chi tiết nhé!

1. Hệ thống các loại thị thực lao động

Tùy thuộc vào quy mô của công ty tiếp nhận người nước ngoài mà thị thực lao động được chi làm 4 loại, từ loại 1 đến loại 4.

Vậy tại sao visa lao động lại được phân loại theo cách này?

Đại diện của loại 1 là những công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Mặt khác, loại 4 là những công ty mới thành lập. So sánh hai công ty này, do các công ty loại 1 là công ty niêm yết nên được đánh giá là có uy tín xã hội, hoạt động kinh doanh có tính ổn định và liên tục cao. Mặt khác, loại 4 là các công ty mới thành lập nên nếu thuê nhân lực nước ngoài, bạn cũng dễ bị nghi ngờ về tính ổn định và liên tục của doanh nghiệp.
Trên thực tế, việc phân loại visa lao động là vì có suy nghĩ sẽ bất hợp lí nếu xét đồng nhất cả hai bên.

Do đó, khi nộp hồ sơ tới Cục quản lý xuất nhập cảnh thì các công ty loại 1 được đơn giản hóa các giấy tờ khi xin thị thực lao động và thời gian lưu trú có thể dễ dàng nhận cao nhất là 5 năm; còn với loại 4 thì không được phép áp dụng các biện pháp đơn giản hóa về giấy tờ nộp và theo quy tắc thì thời gian lưu trú được cấp thường là 1 năm.

2. Đối tượng các loại thị thực lao động?

Hiện nay có 29 loại tư cách lưu trú tại Nhật Bản.
Trong đó, có 6 loại visa lao động được phân loại theo đơn vị trực thuộc.

  • Ngành nghề chuyên gia chất lượng cao
  • Quản lý- kinh doanh
  • Nghiên cứu
  • Kĩ thuật-tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế
  • Chuyển công tác trong nộ bộ doanh nghiệp
  • Kĩ năng

Trước khi nộp đơn xin thị thực lao động ở trên, vui lòng kiểm tra danh mục đã được đề cập trước đó.

3. Phân loại thị thực lao động

Trong mục này chúng ta hãy cùng xem xét từng loại thị thực lao động nhé!
Đối với người phụ trách một công ty sử dụng nhân lực nước ngoài, việc xác định công ty mình thuộc loại nào sẽ giúp bạn nắm rõ được những giấy tờ cần nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh.

(1) Loại 1

  • Các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Nhật Bản
  • Các công ty tương hỗ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
  • Các tổ chức công cộng địa phương, đất nước của Nhật hoặc của nước ngoài.
  • Cơ quan hành chính độc lập
  • Các cơ quan cấp phép, pháp nhân đặc biệt
  • Các công ty công ích của chính quyền địa phương, nước Nhật.
  • Các tổ chức công cộng được liệt kê trong Phụ lục 1 của Luật thuế pháp nhân.
  • Các công ty thuộc đối tượng cộng điểm đặc biệt thuộc mục (ro) hoặc (i) của bảng 1, điều 1 của bảng chuyên gia chất lượng cao (các công ty tạo ra sự đổi mới)
  • Các công ty đáp ứng các điều kiện nhất định:

① Những công ty được bộ trưởng Cục lao động thành phố/ tỉnh cấp ‘‘chứng nhận doanh nghiệp Youth yell” theo hệ thống chứng nhận Youth yell thuộc Bộ Y tế- lao động và phúc lợi xã hội.

② Những công ty được bộ trưởng Cục lao động thành phố/ tỉnh cấp ‘‘chứng nhận doanh nghiệp Kurumin bạch kim” theo hệ thống chứng nhận Kurumin bạch kim, chế độ chứng nhận Kurumin thuộc Bộ y tế- lao động và phúc lợi xã hội.

③ Những công ty được bộ trưởng Cục lao động thành phố/ tỉnh cấp ‘‘chứng nhận doanh nghiệp Eruboshi” theo hệ thống chứng nhận Eruboshi bạch kim thực thi từ tháng 6 năm 2020, chế độ chứng nhận Eruboshi thuộc Bộ y tế- lao động và phúc lợi xã hội.

④ Những công ty được bộ trưởng Cục lao động thành phố/ tỉnh cấp “chứng nhận doanh nghiệp xuất sắc về vệ sinh an toàn thực phẩm ” theo hệ thống công bố những doanh nghiệp xuất sắc về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ y tế- lao động và phúc lợi xã hội.

⑤ Những người đã được chứng nhận là “người điều hành doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực giới thiệu việc làm ” được cấp bởi cơ quan kiểm tra và chứng nhận được chỉ định theo “hệ thống chứng nhận người điều hành doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực giới thiệu việc làm ” thuộc thẩm quyền của Bộ y tế- lao động và phúc lợi xã hội.

⑥ Những người được chứng nhận có” hợp đồng sản xuất kinh doanh phù hợp xuất sắc” theo “Hệ thống chứng nhận hợp đồng sản xuất kinh doanh phù hợp xuất sắc (Chứng nhận GJ)” thuộc thẩm quyền của Bộ y tế- lao động và phúc lợi xã hội.

⑦ Những người đã được chứng nhận là “nhà điều hành kinh doanh phái cử xuất sắc” theo “hệ thống chứng nhận nhà điều hành kinh doanh phái cử xuất sắc” thuộc thẩm quyền của Bộ y tế- lao động và phúc lợi xã hội.

⑧ Những công ty đã được Hội đồng Y tế Nhật Bản chứng nhận là “Tập đoàn xuất sắc về quản lý sức khỏe” theo “Hệ thống chứng nhận về Tập đoàn xuất sắc về quản lý sức khỏe” thuộc thẩm quyền của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.

⑨ Những doanh nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp chọn là “Doanh nghiệp dẫn đầu tương lai khu vực” theo “Hệ thống doanh nghiệp dẫn đầu tương lai khu vực” thuộc thẩm quyền của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.

⑩ Những doanh nghiệp được Giám đốc Cục Hàng không khu vực hoặc Giám đốc Văn phòng Sân bay phê duyệt là “ loại 1 hoặc loại 2 theo quy định quản lý sân bay” theo “Hệ thống phê duyệt kinh doanh sân bay” thuộc thẩm quyền của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch.

⑪ Đã được đăng ký “Chứng nhận doanh nghiệp điều hành đăng kí hệ thống báo cáo nội bộ (hệ thống đăng ký bản kê khai hợp quy) ” thuộc thẩm quyền hệ thống đăng ký bản kê khai hợp quy của Bộ tiêu dùng.

(2) Loại 2

  • Trong bản thống kê số tiền bị khấu trừ/năm của năm trước thuộc bảng tổng hợp hồ sơ pháp lý, tổ chức/cá nhân có tổng số tiền thuế khấu trừ trên 1000 vạn yên trở lên trong bảng tổng hợp các khoản thuế khấu trừ từ lương .
  • Tổ chức đã được chấp nhận sử dụng hệ thống khai báo, đăng kí cư trú trực tuyến.

(3) Loại 3

  • Các tổ chức/ cá nhân (không bao gồm loại 2) đã nộp bảng tổng hợp hồ sơ pháp lý năm trước về tiền lương khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương của nhân viên.

(4) Loại 4

  • Những tổ chức/ cá nhân không thuộc một trong những loại trên.

4. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về sự phân chia của visa lao động.
Các công ty thuộc loại 1 và 2 có xu hướng đơn được đơn giản hóa về nội dung cũng như số lượng các tài liệu cần nộp, thời gian xét cũng có xu hướng ngắn hơn.
Điều này dựa trên thực tế là ngay từ đầu các công ty thuộc nhóm trên đã được đánh giá là có tính ổn định và liên tục trong kinh doanh.

Mặt khác, như đã đề cập ở trên, đối với các công ty thuộc loại 3 và 4, người ta đánh giá rằng tính ổn định và liên tục của hoạt động kinh doanh đối với những công ty này là tương đối thấp do đó khi kiểm tra nhập cư thị thực lao động đối với những công ty này sẽ được thực hiện một cách rất kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, dù có thuộc loại nào đi chăng nữa thì bạn đều có thể nhận được thị thực lao động nếu bạn chứng minh được những gì bạn cần phải chứng minh.
Chính vì vậy, việc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin visa lao động phù hợp với ngành nghề của công ty bạn là một quan điểm rất quan trọng trong việc thúc đẩy tuyển dụng nguồn nhân lực nước ngoài.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。