Những yêu cầu để chuyển đổi visa Du học sang visa Lao động (Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế)
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các điểm cần lưu ý về công bố của Cục Quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến “Hướng dẫn cho phép thay đổi tư cách cư trú của du học sinh sang tư cách 「Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế」” (Dựa trên các sửa đổi được thực hiện vào tháng 2 năm 2015 và sửa đổi vào tháng 12 của năm đầu tiên của thời kỳ Lệnh Hòa) dành cho du học sinh và những nhân viên phụ trách tuyển dụng du học sinh.
Index
1.Những yêu cầu để được cấp visa lao động
Để được phép chuyển từ visa du học sang visa lao động, (1) Tính ứng dụng của tư cách cư trú, (2) Tuân thủ các tiêu chuẩn nhập cảnh, (3) Hành vi tốt, (4) Thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định của luật Kiểm soát Nhập cảnh.
Chúng ta hãy cùng xem xét các yêu cầu trên theo thứ tự.
(1)Tính ứng dụng của tư cách cư trú
Visa lao động được phân loại theo dựa theo hoạt động theo luật Kiểm soát Nhập cảnh. Ví dụ, nếu bạn là “thông dịch viên”, bạn sẽ có visa “Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế”, nếu bạn là “đầu bếp nấu ăn”, bạn sẽ có visa “Kỹ năng”, nếu bạn là một giáo viên trung học, bạn sẽ có visa “Giáo dục”, tùy thuộc vào công việc bạn làm thì visa cũng sẽ khác nhau.
Mặt khác, bạn không thể xin được visa lao động cho công việc không thuộc bất kỳ phân loại nào của luật Kiểm soát Nhập cảnh.
Nói cách khác, nếu bạn làm một công việc thuộc bất kỳ phân loại hoạt động nào của luật Nhập cảnh, bạn thỏa mãn tính ứng dụng của tư cách cư trú và ngược lại, nếu bạn nhận làm một công việc không thuộc bất kỳ phân loại hoạt động nào của luật Nhập cảnh, bạn sẽ bị đánh giá là không đạt được tính ứng dụng của tư cách cư trú.
(2)Tuân thủ các tiêu chuẩn nhập cảnh
Tiêu chuẩn nhập cảnh được xác định bởi sắc lệnh của Bộ Tư pháp ngoài (1) Tính ứng dụng của tư cách cư trú, liên quan đến các hoạt động của công dân nước ngoài cần được điều chỉnh từ góc độ của chính sách nhập cảnh, xem xét những ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống quốc gia.
Cụ thể, có các yêu cầu như nền tảng giáo dục, quá trình làm việc và bằng cấp đang có.
(3)Hành vi tốt
Một trong những yêu cầu để được phép chuyển từ visa du học sang visa lao động là bạn phải có hành vi tốt.
Đối với yêu cầu này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đánh giá thế nào là hành vi tốt và hành vi không tốt của du học sinh?
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nội dung tiêu biểu bị đánh giá là tiêu cực khi chuyển từ visa du học sang visa lao động.
Đầu tiên là công việc bán thời gian.
① Tuân thủ thời gian làm việc bán thời gian ( làm việc trong vòng 28 giờ mỗi tuần (trong vòng 8 giờ một ngày khi cơ sở giáo dục bạn đang theo học nghỉ dài hạn) ② Nội dung công việc bán thời gian phù hợp (không liên quan đến kinh doanh tình dục, những công việc bán thời gian gây cản trở cho hoạt động chính với tư cách là du học sinh) và (3) Việc bạn đã có Giấy phép hoạt động ngoài tư cách cư trú chưa cũng là một lưu ý lớn.
Khi chuyển từ visa du học sang visa lao động, tình trạng đi làm thêm khi còn đi học sẽ được xác nhận bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh như yêu cầu về hành vi, vì vậy tất cả du học sinh phải tuân thủ ba điểm sau: tuân thủ thời gian làm công việc bán thời gian, nội dung công việc phù hợp và có được giấy cho phép hoạt động ngoài tư cách cư trú.
Nếu bạn là người phụ trách nhân sự tại một công ty, hãy nhớ kiểm tra ba điểm sau tại thời điểm phỏng vấn: tuân thủ thời gian làm công việc bán thời gian, nội dung công việc phù hợp và có được giấy cho phép hoạt động ngoài tư cách cư trú để tránh việc bị từ chối cấp tư cách cư trú.
Thứ hai là tình hình đi học.
Ví dụ, trường hợp bạn tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật Bản và xin visa lao động, nhưng tỷ lệ chuyên cần rất kém mặc dù bạn đã tốt nghiệp.
Khi xin chuyển từ visa du học sang visa lao động, bạn hãy lưu ý rằng nội dung hoạt động từ trước đến nay, tức là nội dung hoạt động với tư cách là du học sinh cũng sẽ bị kiểm tra.
Thứ ba là hành vi phạm tội.
Sẽ không có vấn đề gì đặc biệt nếu bạn sống tuân thủ luật pháp trong cuộc sống hàng ngày của mình, nhưng gần đây ngày càng có nhiều trường hợp du học sinh vô tình tham gia vào các hoạt động phạm tội.
Ví dụ, bạn nhận hàng hóa tại nhà như một công việc bán thời gian, hoặc khi bạn dễ dàng cho ai đó mượn thẻ cư trú, những việc này sẽ phát sinh những vấn đề không mong muốn sau này.
Du học sinh nên tuân thủ luật pháp Nhật Bản và hoạt động, sinh sống với tư cách là một du học sinh.
(4)Thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định của luật Kiểm soát Nhập cảnh
Bạn cần phải thực hiện các nghĩa vụ thông báo được quy định từ Điều 19-7 đến Điều 13-13, Điều 15-15 và Điều 19-16 của luật Kiểm soát Nhập cảnh.
Chúng tôi sẽ liệt kê các mục cụ thể ở bên dưới. Bạn hãy hiểu loại thông báo nào được yêu cầu trong từng trường hợp và đảm bảo thông báo trong khoảng thời gian do luật Kiểm soát Nhập cảnh quy định.
・ Điều 19-7 (Thông báo về nơi cư trú sau khi nhập cảnh lần đầu)
・ Điều 19-8 (Thông báo về nơi cư trú do thay đổi tư cách lưu trú)
・ Điều 19-9 (Thông báo thay đổi nơi cư trú)
・ Điều 19-10 (Thông báo thay đổi các mục khác ngoài nơi cư trú)
・ Điều 19-11 (Gia hạn thẻ cư trú)
・ Điều 19-12 (Cấp lại thẻ cư trú do bị mất, v.v.)
・ Điều 19-13 (Cấp lại thẻ cư trú do bị ố, v.v.)
・ Điều 19-15 (Trả lại thẻ cư trú)
・ Điều 19-16 (Thông báo về các tổ chức liên kết)
2.Tổng hợp
Bạn nghĩ như thế nào sau khi xem các yêu cầu để được phép thay đổi từ visa du học sang visa lao động (Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế) tại bài viết này.
Theo số liệu được Bộ Tư pháp công bố ngày 10 tháng 10 năm 2018, tỷ lệ xin phép chuyển từ visa du học sang visa lao động là 80,3%. Thật không may, ngay cả trong thời kỳ thiếu hụt lao động chưa từng có thì tỷ lệ được cấp visa lao động là trong 5 người xin thì sẽ có 1 người bị từ chối.
Văn phòng hành chính Daiichi Sogo là văn phòng hành chính duy nhất ở Nhật Bản tham gia vào tổ chức liên hợp của “Chương trình xúc tiến việc làm cho sinh viên quốc tế” của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ nhằm gia tăng việc làm của sinh viên quốc tế trong các công ty Nhật Bản.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực việc làm của sinh viên quốc tế, vì vậy vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu các bạn du học sinh có thắc mắc về vấn đề visa lao động, hoặc người phụ trách nhân sự đang suy nghĩ đến việc tuyển dụng du học sinh.
(Tài liệu tham khảo)
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ đóng vai trò trung tâm trong “Chương trình Xúc tiến hỗ trợ việc làm cho sinh viên quốc tế”, và mỗi trường đại học phải hợp tác với chính quyền địa phương và các ngành công nghiệp để “mở rộng việc làm cho nguồn nhân lực nước ngoài vào các công ty Nhật Bản” trong chiến lược tăng trưởng. Hỗ trợ tạo ra một môi trường nơi mà sinh viên có thể học hỏi các kỹ năng tiếng Nhật như “Năng lực tiếng Nhật”, “Giáo dục nghề nghiệp về văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản” và “Thực tập trung và dài hạn”, và giúp sinh viên nước ngoài hoàn thiện bản thân tại Nhật Bản. Đây là một chương trình được thiết kế để tăng sức hấp dẫn của việc du học và giúp gia tăng số lượng sinh viên quốc tế từ các nước khác đến Nhật Bản.