行政書士法人第一綜合事務所

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI CHUYỂN TỪ VISA KINH DOANH SANG VISA VĨNH TRÚ

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI CHUYỂN TỪ VISA KINH DOANH SANG VISA VĨNH TRÚ

Visa quản lý- kinh doanh là thị thực được thiết lập dành cho người nước ngoài thực hiện hoạt động quản lý- kinh doanh tại Nhật. Nếu lấy được visa vĩnh trú, thì tính ổn định và liên tục của hoạt động doanh nghiệp sẽ cao hơn, bởi vậy lấy được visa vĩnh trú là một điểm có lợi rất lớn đúng không ạ?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung đề cập về những điểm cần chú ý khi chuyển từ visa quản lý kinh doanh sang visa vĩnh trú, xin mời các bạn cùng theo dõi.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Lương của người lãnh đạo, quản lý

Để có được visa vĩnh trú thì yêu cầu bạn phải có đủ điều kiện về tài sản-để chứng minh việc có đủ khả năng độc lập sinh sống hay không( theo điều 22 khoản 2 điều 2, điều kiện độc lập sinh sống). Thêm nữa, bạn sẽ bị điều tra một cách tổng hợp về tính ổn định để có thể tiếp tục trong tương lai hay không. Ví dụ sẽ bị xét về :thành phần gia đình, thu nhập của cả gia đình, nơi sống, tuổi của các thành viên trong gia đình,..

Không có tiêu chuẩn chính xác nhưng đối với visa lao động chuyển sang vĩnh trú thì thu nhập thấp nhất cũng khoảng 300man trở lên. Đối với điểm này, mức lương của quản lý, lãnh đạo cũng cần khoảng từ 300 man trở lên( thu nhập mỗi tháng ~25man trở lên) đặt ra với visa quản lý kinh doanh.
Mức lương đối với người quản lý không phải lúc nào cũng thay đổi được, và chỉ thay đổi trong vòng 3 tháng bắt đầu từ năm tài chính. Vì vậy mọi người hết sức lưu ý điều này.

Thêm vào đó, bắt đầu tư tháng 7 năm 2019 trở đi, đối với visa vĩnh trú yêu cầu xuất trình thuế thu nhập đối với người nộp đơn. Bởi vậy, nếu bạn có nguyện vọng xin visa vĩnh trú thì tùy theo tình hình tài chính của công ty và thời điểm nộp đơn mà nên thiết lập cho người quản lý có mức lương từ 300 man / năm trở lên( Theo nguyên tắc phải cư trú ở Nhật 10 năm trở lên trong đó có 5 năm trở lên ở Nhật với tư cách lao động).

2. Tính ổn định, liên tục của doanh nghiệp

Công ty có tư cách pháp nhân, tuy nhiên về mặt pháp lý thì người quản lý không = công ty. Do đó, khi một cá nhân là quản lý nộp đơn xin visa vĩnh trú thì tình trạng kinh doanh tốt/ xấu của công ty không ảnh hưởng đến việc xin visa. Tuy nhiên, tình trạng tài chính của công ty có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lương của người quản lý kinh doanh. Nếu tình trạng của công ty xấu thì có thể giảm mức lương của quản lý để bồi thường thâm hụt khoản lỗ. Trong trường hợp xấu nhất thì người quản lý cũng có thể bị sa thải.

Do đó, trong trường hợp xin thị thực vĩnh trú từ visa quản lý kinh doanh thì Cục sẽ xét sự ổn định và liên tục của công ty dựa trên điểm có thể đảm bảo thu nhập ổn định hay không.

Nếu điều kiện tài chính của công ty mất khả năng thanh toán (nợ vượt quá tài sản) thì không thể nói rằng cá nhân người quản lý nộp đơn đã đảm bảo thu nhập ổn định. Ngoài ra, ngay cả khi khả năng thanh toán không bị mất nhưng rơi vào tình trạng thâm hụt liên tục diễn ra, thì khả năng mức lương của người quản lý sẽ bị giảm xuống do phải bồi thường lỗ, và đó cũng là một điểm bị xét về khả năng đảm bảo tính ổn định hay không.
Bởi vậy, chúng ta cần phấn đấu kinh doanh lãi trong vòng hai năm liên tiếp.

3. Tình trạng nộp thuế của công ty

Việc đóng thuế cá nhân đối với người xin visa là đương nhiên, nhưng khi xét visa vĩnh trú Cục còn xét tình trạng đóng thuế của công ty. Đặc biệt, họ còn xét việc có tham gia bảo hiểm xã hội hay không, hay việc đóng bảo hiểm xã hội có được thực hiện đúng không,…

Công ty là cơ sở kinh doanh bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (bảo hiểm lương hưu phúc lợi và bảo hiểm y tế), thậm chí một công ty không có nhân viên mà chỉ có một cán bộ cũng phải đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, tiền đóng bảo hiểm xã hội được phân chia giữa lao động và quản lý, và công ty phải chịu một nửa số tiền bảo hiểm.

Khi người quản lý nộp đơn xin visa vĩnh trú thì cần phải xuất trình được giấy xác nhận đã đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan hưu trí cấp. Việc bạn không có BHXH, không đóng BHXH, hay trễ hẹn sẽ là yếu tố tiêu cực lớn trong việc xét visa vĩnh trú. Bởi vậy, bạn hãy tham gia và đóng bảo hiểm xã hội một cách chính xác.

4. Số ngày xuất cảnh

Những người nước ngoài thực hiện việc quản lý- kinh doanh tại Nhật để triển khai ra thị trường quốc tế chắc hẳn sẽ phải đi công tác nước ngoài nhiều, kéo theo đó việc xuất cảnh cũng nhiều theo.

Tình trạng xuất cảnh cũng là một trong những yếu tố đánh giá visa vĩnh trú. Và tần số cũng như số ngày bạn không có ở Nhật hoạt động quá nhiều cũng sẽ không được cấp visa vĩnh trú. Nếu bạn rời nhật hơn nửa năm( từ 183 ngày trở lên) thì việc xét visa vĩnh trú sẽ khó hơn.

Tuy nhiên, nếu lý do xuất cảnh hợp lý cùng với tần suất, thời gian khởi hành hợp lý thì có thể đánh giá cơ sở hoạt động là ở Nhật Bản dù số ngày rời khỏi Nhật Bản nhiều. Nếu bạn có số lần xuất cảnh hay số ngày xuất cảnh nhiều thì hãy giải trình trình bày các hoạt động đã làm và lý do chi tiết rời khỏi Nhật; đồng thời tích cực thể hiện rằng các hoạt động kinh doanh của bạn có trụ sở tại Nhật Bản và luôn tập trung các chức năng trụ sở chính tại Nhật Bản …

5. Tổng kết những điểm cần lưu ý khi chuyển từ visa quản lý kinh doanh sang visa vĩnh trú

So với các tư cách lưu trú khác, khi nộp đơn chuyển từ visa kinh doanh sang visa vĩnh trú thì số lượng các mục cần kiểm tra sẽ tăng lên từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn có thể điều hành công ty một cách hợp lý và và xây dựng một hệ thống có lợi nhuận thì bạn sẽ không sợ bất cứ điều gì.

Nếu bạn đang thực hiện kinh doanh ở nước ngoài chắc hẳn bạn là người rất dũng cảm. Và một điều rất đương nhiên rằng làm chủ kinh doanh ai cũng muốn làm ăn một cách an tâm đúng không ạ?
Văn phòng Luật Daiichi Sogo chúng tôi không chỉ hỗ trợ về visa cho các bạn mà chúng tôi luôn hỗ trợ toàn lực và nhiều hướng cho các bạn trong các hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn đang có visa kinh doanh và muốn chuyển sang visa vĩnh trú đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi để được nhận tư vấn nhé !
XIN CẢM ƠN!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。