行政書士法人第一綜合事務所

ĐƠN XIN THỊ THỰC ĐỐI VỚI CỤC NHẬP CẢNH CÓ THẨM QUYỀN (VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP)

ĐƠN XIN THỊ THỰC ĐỐI VỚI CỤC NHẬP CẢNH CÓ THẨM QUYỀN (VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP)

【Ví dụ điển hình】
Chị A- người Nhật đang sống tại tỉnh Shiga đã kết hôn với anh B- người Mỹ. Để có thể sống ở Nhật Bản, chị A đang suy nghĩ đến việc nộp đơn xin được cấp tư cách lưu trú cho anh B. Trước đó, anh B đã nhận được giấy báo trúng tuyển việc làm ở một công ty tại Tokyo nên sau khi anh tới Nhật thì chị A cũng sẽ dự định sẽ chuyển tới và sinh sống ở Tokyo.
Trường hợp của chị A thì nên xin visa tại Cục nhập cảnh nào?

Sự phân chia vai trò giữa các cơ quan hành chính được gọi là “thẩm quyền”, nhưng trong trường hợp khi chúng ta nhắc tới thẩm quyền của Cục Nhập cư thì ở đây đề cập đến sự phân chia về khu vực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xoay quanh ví dụ điển hình để giải thích cho các bạn rõ cho các bạn hiểu hơn về đơn xin visa tới Cục nhập cảnh có thẩm quyền.

1. Các cơ quan Cục quản lý nhập cảnh trên toàn quốc

Tổ chức nhập cảnh được thiết lập và chia làm 8 khu vực lớp trên toàn quốc( Sapporo, Sendai, Tokyo, Nagoya, Osaka, Hiroshima, Takamatsu, Fukuoka). Ngoài ra, còn có 4 sân bay và cảng lớn : Yokohama, Kobe, Naha có số lượng người nước ngoài xuất nhập cảnh nhiều, tổng cộng có 7 chi nhánh Cục nhập cảnh cũng được thiết lập.

・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Sapporo
・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Sendai
・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Tokyo
・ Chi nhánh Cục sân bay Narita
・ Chi nhánh Cục sân bay Haneda
・ Chi nhánh Cục Yokohama
・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Nagoya
・ Chi nhánh Cục sân bay Chubu
・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Osaka
・ Chi nhánh Cục sân bay Kansai
・ Chi nhánh Cục Kobe
・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Hiroshima
・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Takamatsu
・ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực Fukuoka
・ Chi nhánh Cục Naha

Ngoài ra, có 61 văn phòng chi nhánh trên toàn quốc và có từ 1 đến 5 văn phòng chi nhánh ở mỗi tỉnh. Văn phòng chi nhánh có thẩm quyền đối với khu vực được thành lập, và ngoài ra, cũng có những nơi được thêm vào những khu vực liền kề với nó. Do đó trong những trường hợp như vậy, bạn có thể nộp đơn đến văn phòng chi nhánh tại khu vực của mình cũng được.
Theo cách này, các văn phòng chi nhánh, văn phòng chi nhánh và văn phòng chi nhánh địa phương có thẩm quyền chồng chéo lên nhau, nên bạn có thể nộp đơn nên cơ quan có Thẩm quyền tại địa phương, Cục chi nhánh hoặc Văn phòng chi nhánh đều được.

2. Nguyên tắc của thẩm quyền nhập cảnh

Đơn xin tư cách lưu trú hoặc bản báo cáo cần phải xuất trình và nộp lên chi nhánh Cục hoặc phân Cục hoặc văn phòng chi nhánh nhập cảnh có thẩm quyền tại khu vực đó.
Trên thực tế, không có quy định nào liên quan đến thẩm quyền( bắt buộc phải nộp đơn đến Cục nào) của Cục nhập cảnh.
Mặc dù có ghi trong phác thảo thủ tục điều tra, nhưng tóm lại những Cục chi nhánh, văn phòng chi nhánh dưới đây là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn xin nhập cảnh( Văn phòng chi nhánh Cục tại các sân bay chỉ nhận đơn tiếp nhân của nhân viên công ty hàng không.)

・ Trường hợp xin cư trú

⇒ Nơi cư trú của người nộp đơn( nếu không có nơi cư trú thì ghi thông tin nơi trọ,…)

・ Trường hợp xin cấp chứng nhận được phép cư trú

① Trường hợp tự người xin nộp đơn

⇒ Nơi cư trú của người nộp đơn

② Trường hợp người đại diện

⇒ Tùy theo tư cách lưu trú, địa điểm của cơ quan trực thuộc, địa chỉ của người thân trở thành đại diện.

3. Áp dụng vào ví dụ điển hình

Vì chị A trở thành người đại diện xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho anh B( với tư cách là người thân của anh B) nên nơi sống của chị A trở thành tiêu chuẩn để quyết định đâu là Cục thẩm quyền.
Mặc dù sau khi tới Nhật, anh chị có dự định sống tại Tokyo nhưng thẩm quyền Cục nhập cảnh được quyết định tại thời điểm xin tư cách lưu trú. Theo đó, Shiga- nơi sống của chị A sẽ là nơi tương ứng với thẩm quyền Cục nhập cảnh.
Tỉnh Shiga sẽ thuộc thẩm quyền Cục quản lý xuất nhập cảnh Osaka bởi vậy, anh chị có thể nộp đơn xin được cấp tư cách lưu trú tại Cục nhập cảnh Osaka.
Ngoài ra, trong phạm vi tỉnh Shiga,văn phòng chi nhánh Otsu cũng có thẩm quyền vì vậy cũng có thể nộp đơn tại đây.
Hơn nữa, vì văn phòng chi nhánh Kyoto thuộc tỉnh Kyoto cũng nằm liền kề và có thẩm quyền với tỉnh Shiga. Do đó, trường hợp của chị A lần này cũng có thể nộp đơn xin tại đây.
Tóm lại, trong trường hợp ví dụ điển hình lần này, chị A có thể nộp đơn ở một trong 3 Cục/ chi nhánh Cục nhập cảnh: Osaka, Kyoto, Otsu đều được.

4. Tổng kết

Trong bài viết này chúng tôi đã giải thích cho các bạn về thẩm quyền của Cục nhập cảnh.
Như chúng ta có thể theo dõi ở trên thì việc các Cục/ văn phòng có thẩm quyền chồng lên nhau đã làm giảm gánh nặng cho người nộp đơn cũng như đại diện của người nộp đơn. Mặt khác, cơ quan không có thẩm quyền sẽ không được phép tiếp nhận đơn xin vì vậy, về cơ bản bạn sẽ không thể nộp đơn tại một địa điểm mà bạn chỉ đang đi du lịch.

Nếu muốn biết Cục nhập cảnh nào bạn có thể nộp đơn, vui lòng xác nhận tại trang Web dưới đây của Cục quản lý nhập cảnh.
(Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản HP:http://www.immi-moj.go.jp/soshiki/
Không chỉ nội dung nộp đơn mà bạn nên chú ý cả Cục nhập cảnh có thẩm quyền khi tiến hành xin visa nhé!
Chúc các bạn thành công!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。