行政書士法人第一綜合事務所

LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH GIẢI THÍCH VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ

LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH GIẢI THÍCH VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ

Để tiếp nhận người nước ngoài đi theo visa kĩ năng đặc định số 1 thì công ty tiếp nhận phải chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ và tiến hành một cách thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp đối với công ty lần đầu sử dụng người nước ngoài thì việc thực thi kế hoạch hỗ trợ người nước ngoài sẽ có nhiều bất an và khó thực hiện. Trong trường hợp như vậy, vai trò của tổ chức đăng kí hỗ trợ là nhận uỷ thác từ công ty tiếp nhận thực hiện hoạt động hỗ trợ người nước ngoài có visa kỹ năng đặc định số 1.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giải thích về một chủ đề đang được rất nhiều người quan tâm đó là TỔ CHỨC ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ đối với visa kỹ năng đặc định.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Điều kiện để đăng kí tổ chức đăng kí hỗ trợ là gì?

Để trở thành tổ chức đăng kí hỗ trợ thì cần thoả mãn những điều kiện sau:

• Phải có một người quản lí hỗ trợ và 1 người trở lên phụ trách công việc hỗ trợ
• Phải thoả mãn 1 trong những mục sau:
+ Một tổ chức hoặc cá nhân có ý định trở thành tổ chức đăng kí hỗ trợ thì phải có thành tích tiếp nhận người có tư cách lưu trú trung- dài hạn trong vòng hai năm trở lên.
+ Một tổ chức hoặc cá nhân có ý định trở thành tổ chức đăng kí hỗ trợ phải có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trao đổi với người nước ngoài với mục đích có phí trong vòng 2 năm trở lên.
+Người được bổ nhiệm thực hiện hoạt động hỗ trợ trong 5 năm thì phải có hai năm thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ, tư vấn về đời sống cho người có tư cách lưu trú trung- dài hạn.
+ Ngoài những điều trên, thì một tổ chức hoặc cá nhân có ý định trở thành tổ chức đăng kí hỗ trợ thì phải được công nhận có khả năng thực thi thích hợp các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ hỗ trợ tương ứng với trên.

• Không để xảy ra tình trạng người nước ngoài có visa kỹ năng đặc định hoặc thực tập sinh mất tích hoặc bị yêu cầu về nước trong vòng 1 năm vì những lí do bị khiển trách.
• Không để người nước ngoài phải chịu các khoản phí hỗ trợ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
• Không tiếp nhận các trường hợp đang thực hiện hình phạt do vi phạm pháp luật( ví dụ như đang chịu hình phạt cấm không được phép xuất nhập cảnh trong vòng 5 năm theo Luật lao động).

2. Lý do không được cấp phép đối với tổ chức đăng kí hỗ trợ là gì?

Những lí do không được cấp phép đối với tổ chức đăng kí hỗ trợ được ghi trong điều khoản 19-26 của Luật nhập cảnh.
Cụ thể những trường hợp như dưới đây thì sẽ không được cấp phép:

• Đã bị phạt tội theo những tội danh Luật pháp liên quan
• Có vấn đề về khả năng hành vi hoặc tính đạt chuẩn của người quản lý
• Bị áp dụng các biện pháp huỷ không được phép đăng kí tổ chức đăng kí hỗ trợ trong vòng 5 năm.
• Hành vi sai trái liên quan đến Luật nhập cư hoặc Luật lao động trong vòng 5 năm.
• Liên quan đến các quy định về bài trừ bạo lực.
• Phát sinh tình trạng người nước ngoài mất tích ở quá khứ trong vòng 1 năm.
• Khi người quản lý hỗ trợ và người phụ trách hỗ trợ chưa được bổ nhiệm
• Không có thành tích trong quá khứ trong vòng 2 năm về việc tiếp nhận người nước ngoài có tư cách lưu trú trung hoặc dài hạn.
• Không có thể chế hỗ trợ về ngôn ngữ
• Trường hợp không lưu trữ hoặc tạo danh sách quản lý liên quan đến việc hỗ trợ.
• Khi tính trung lập của thể chế hỗ trợ không được đảm bảo
• Bắt người nước ngoài kỹ năng đặc định phải chịu khoản phí hỗ trợ
• Không ghi rõ chi tiết về chi phí về việc kí kết hợp đồng uỷ thác.

3. Những hồ sơ cần thiết để xin đăng kí tổ chức đăng kí hỗ trợ là gì?

Để xin đăng kí tổ chức hỗ trợ đăng kí thì cần chuẩn bị những hồ sơ bên dưới đây. Trường hợp xin gia hạn cũng tượng tự

〇 Danh sách các tài liệu cần nộp và bảng xác nhận đăng ký (gia hạn) đơn đăng ký của tổ chức đăng kí hỗ trợ
〇 Phiếu thanh toán lệ phí <(Mẫu Pháp lệnh của Bộ trưởng) Phụ lục số 83-2 Mẫu)>
〇 Đơn đăng ký tổ chức đăng kí hỗ trợ <(Mẫu Pháp lệnh của Bộ trưởng) Phụ lục số 29-15 Mẫu>
〇 Giấy chứng nhận đăng ký công ty
→ Chỉ áp dụng đối với các công ty
〇 Bản sao thẻ cư trú
→ Yêu cầu nộp đối với chủ sở hữu tư cá nhân. Yêu cầu bản có ghi rõ nguyên quán, không cần hiển thị mã số cá nhân my number
〇 Bản sao các điều lệ của công ty hoặc hành vi quyên góp,…
→ Chỉ áp dụng đối với các công ty
〇 Bản sao thẻ cư trú của lãnh đạo
→ Chỉ áp dụng đối với các công ty. Yêu cầu bản có ghi rõ nguyên quán, không cần hiển thị my number
→ Đối với lãnh đạo không trực tiếp thực hiện công việc liên quan đến hỗ trợ người nước thì có thể nộp bản cam kết<Mẫu tham chiếu số 2-7> thay cho bản sao thẻ cư trú.
→ Đối với trường hợp lãnh đạo là người chưa thành niên thì cần nộp bản sao giấy chứng nhận cư trú của người đại diện theo pháp luật như bố mẹ hoặc cán bộ có vị trí tương đương.
〇 Bản cam kết liên quan đến cán bộ của tổ chức đăng ký hỗ trợ <Mẫu tham khảo số 2-7>
→ Nếu có lãnh đạo giảm lược thì cần phải nộp lại bản sao cư trú.
〇 Tổng quan về tổ chức hỗ trợ đăng ký <Mẫu tham khảo số 2-2>
〇 Bản cam kết của tổ chức hỗ trợ đăng ký <Mẫu tham chiếu số 2-1>
〇 Bản chấp nhận và cam kết cho người phụ trách hỗ trợ <Mẫu tham chiếu số 2-3>
〇 Sơ yếu lí lịch của người cán bộ hỗ trợ <Mẫu tham chiếu số 2-4>
〇 Đơn đồng ý bổ nhiệm và cam kết dành cho nhân viên hỗ trợ <Mẫu tham khảo số 2-5>
〇 Sơ yếu lí lịch của phụ trách hỗ trợ <Mẫu tham chiếu số 2-6>
〇 Giấy giải trình liên quan đến chi phí uỷ quyền hỗ trợ (chi phí kế hoạch) <Mẫu tham chiếu số 2-8>

4. Những báo cáo mà tổ chức đăng kí hỗ trợ cần thực hiện là gì?

Tổ chức hỗ trợ đăng ký phải gửi “thông báo về tình hình thực hiện hỗ trợ của tổ chức hỗ trợ đăng ký” mỗi quý một lần được nêu dưới đây trong vòng 14 ngày kể từ ngày đầu tiên của quý tiếp theo (theo Điều 19-30 của Luật kiểm soát nhập cư và tị nạn). Ví dụ, nếu thực hiện hỗ trợ bắt đầu vào ngày 15 tháng 2, thì tổ chức hỗ trợ đã đăng ký phải báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ trong vòng 14 ngày kể từ ngày 1 tháng 4, tức là tuần thứ 2 của quý tới.

Quý 1 Từ ngày 1/1 đến ngày 31/3
Quý 2 Từ ngày 1/4 đến ngày 30/6
Quý 3 Từ ngày 1/7 đến ngày 30/9
Quý 4 Từ ngày 1/10 đến ngày 31/12

5. Hỏi đáp về tổ chức đăng kí hỗ trợ

Dưới đây chứng tôi xin tổng hợp lại những câu hỏi hay gặp nhất đề tổ chức đăng kí hỗ trợ như sau:

Q: Chỉ công ty mới đăng kí được tổ chức đăng kí hỗ trợ sao?

A: Không chỉ công ty mới đăng kí được tổ chức đăng kí hỗ trợ mà cá nhân cũng có thể đăng kí được

Q: Đăng kí tổ chức đăng kí hỗ trợ ở đâu?

A: Nộp đơn cho Cục nhập cảnh khu vực hoặc văn phòng chi nhánh. Nếu bạn nộp đơn đăng ký của một tổ chức hỗ trợ đăng ký đến văn phòng chi nhánh sân bay hoặc văn phòng chi nhánh, hồ sơ sẽ được gửi qua đường bưu điện đến cục xuất nhập cảnh khu vực hoặc văn phòng chi nhánh tương ứng.

Q: Cần xin đăng kí tổ chức hỗ trợ bao lâu kể từ ngày có dự định bắt đầu hoạt động hỗ trợ?

A: Đối với lần đăng kí đầu tiên thì cần đăng ký trước 2 tháng kể từ ngày dự định hỗ trợ đăng kí, xin gia hạn thì cần trước 2 tháng đối với thời gian hiệu lực đăng kí.

Q: Để đăng ký tổ chức hỗ trợ này thì có bắt buộc đi tới cục nhập cảnh hoặc chi nhánh địa phương không ạ?

A: Ngoài cách đi nộp trực tiếp thì bạn có thể gửi qua đường bưu điện. Trường hợp gửi bưu điện thì bắt buộc phải gửi bảo đảm.

Q: Lệ phí để đăng kí tổ chức đăng kí hỗ trợ là bao nhiêu ạ?

A: Lần đầu tiên đăng kí sẽ mất 28400yên, gia hạn hết 11000 yên. Tuy nhiên, nếu không đăng kí được cũng sẽ không được hoàn lại số tiền đã nộp.

Q: Thời hạn của tổ chức hỗ trợ là bao lâu ạ?

A: Thời hạn của tổ chức đăng kí hỗ trợ là 5 năm. Nếu sau 5 năm là không gia hạn thì sẽ bị mất hiệu lực đăng kí.

6. Tổng kết lại về tổ chức đăng kí hỗ trợ

Các tổ chức hỗ trợ đăng ký đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc chấp nhận người nước ngoài làm việc ở Nhật với tư cách kỹ năng đặc định số 1. Để thực hiện đúng các nội dung hỗ trợ, việc xây dựng hệ thống thực hiện đúng cũng như kiến thức pháp luật chính xác là rất cần thiết.
Chúng tôi- văn phòng Luật Daiichi Sogo cũng là một tổ chức đăng ký hỗ trợ bởi vậy ngoài việc bạn muốn xin đăng kí, nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc vận hành tổ chức đăng kí hỗ trợ hãy liên lạc cho chúng tôi để nhận được tư vấn nhé!
Xin cảm ơn!
Trân trọng!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。