行政書士法人第一綜合事務所

LÝ DO TỪ CHỐI CẤP PHÉP HẠ CÁNH THEO LUẬT NHẬP CẢNH LÀ GÌ?

LÝ DO TỪ CHỐI CẤP PHÉP HẠ CÁNH THEO LUẬT NHẬP CẢNH LÀ GÌ?

Trong điều 5 của Luật nhập cảnh đề cập tới các lý do từ chối cấp phép hạ cánh đối với người nước ngoài.
Và cũng trong điều 5 của Luật nhập cảnh có ghi cụ thể lý do từ chối cấp phép hạ cánh.
Có một phần là những điều khoản chung nhưng nếu bạn xem điều 5 Luật nhập cảnh thì bạn có thể biết được mình có thể được phép nhập cảnh hay không?
Trong bài viết này, hãy cùng xem những lý do bị từ chối hạ cánh trong Điều 5 của Luật nhập cảnh nhé!

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Lý do bị từ chối hạ cánh theo quy định tại Điều 5 của Đạo luật nhập cảnh là gì?

Đó là một nguyên tắc được thiết lập theo luật quốc tế mà mỗi quốc gia chủ quyền quyết định người nước ngoài nào thì được phép nhập cảnh. Nói cách khác, theo luật pháp quốc tế được phép từ chối nhập cảnh đối với những người nước ngoài không có lợi cho Nhật Bản hay chỉ những người nước ngoài thoả mãn điều kiện nhất định mới được phép nhập cảnh.

Ở Nhật cũng vậy, dựa trên quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia của Nhật Bản về vấn đề sức khỏe cộng đồng, trật tự công cộng và an ninh nội địa, Điều 5 của Đạo luật nhập cảnh quy định những lí do bị từ chối hạ cánh.

2. Lý do bị từ chối hạ cánh theo quy định tại Điều 5 của Đạo luật nhập cảnh( phần 1)

Điều 5, khoản 1 của Luật nhập cảnh quy định các lý do từ chối hạ cánh tại các mục từ 1 đến 14. Ở đây cũng quy định rằng bạn sẽ không được phép hạ cánh nếu thuộc vào một trong những mục được quy định.
Hãy cùng xem những lý do từ chối hạ cánh theo Điều 5 của Luật nhập cảnh nhé!

① Các bệnh truyền nhiễm loại 1, bệnh truyền nhiễm loại 2, bệnh cúm mới và các bệnh truyền nhiễm khác hoặc các bệnh truyền nhiễm được chỉ định (Điều 7 của bộ luật) quy định trong Điều luật Phòng chống các bệnh Truyền nhiễm và Chăm sóc Y tế cho Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm (Đạo luật số 114 năm 1998).
(Giới hạn đối với những quy định tại Điều 19 hoặc 20 của cùng một Điều luật được áp dụng với những sửa đổi bổ sung) dựa trên các quy định của Đạo luật (khi được áp dụng những sửa đổi bổ sung cho Điều 8 của cùng một Điều luật (khi được áp dụng những sửa đổi bổ sung cho Điều 7 của cùng một Điều luật). Bao gồm những người được coi là bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm hạng nhất, bệnh truyền nhiễm hạng hai, bệnh cúm mới và các bệnh truyền nhiễm khác hoặc các bệnh truyền nhiễm được chỉ định theo quy định) hoặc những người có phát hiện về bệnh truyền nhiễm mới

Dựa trên mục đích của việc phòng chống lây nhiễm, điều Luật được quy định nhằm từ chối hạ cánh để ngăn chặn sự xâm nhập đối với những người có mầm mống gây bệnh.

② Những người thiếu khả năng phân biệt vấn đề do thiểu năng trí tuệ hoặc những người không có đủ năng lực mà những người đi cùng hỗ trợ không thực hiện những hoạt động không được quy định trong bộ Luật .

Trước đây, những người mắc bệnh tâm thần sẽ bị từ chối hạ cánh và điều này được quy định trong Đạo luật về sức khỏe tâm thần và phúc lợi cho người mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên, do quy định bình đẳng có thể cản trở các hoạt động xã hội của người khuyết tật, bởi vậy vấn đề này đã được xem xét lại và “việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ tại Nhật Bản không thực hiện sự đi kèm được quy định điều kiện nhất định trong sắc lệnh pháp Luật sẽ bị từ chối hạ cánh.

③ Người nghèo, người lang thang, v.v., những người có thể là gánh nặng về mặt cuộc sống cho chính quyền quốc gia hoặc địa phương
Nếu số lượng người nước ngoài mong đợi sự chi viện từ Nhật Bản nhập cảnh vào Nhật càng nhiều thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh nếu xét từ quan điểm tài chính của Nhật Bản. Do đó, vấn đề này được đưa ra nhằm ngăn chặn sự gia tăng số lượng người nước ngoài-những người sẽ là gánh nặng về phúc lợi của chính quyền quốc gia và địa phương.

④ Người đã bị kết án tù do lao động từ một năm trở lên, bị phạt tù do vi phạm Pháp luật của Nhật Bản hoặc một nước nào đó ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho những người đã bị kết án tội phạm chính trị.

Thực tế, có rất nhiều câu hỏi về việc từ chối hạ cánh đối với mục này. Ở đây, đề cập tới việc không chỉ bạn vi phạm pháp luật tại Nhật Bản không mà kể cả trường hợp bạn vi phạm pháp luật tại một quốc gia khác ngoài Nhật Bản. Ngay cả trường hợp bạn bị hưởng án treo hay bạn bị phạt tù cải tạo hoặc bỏ giam đi 1 năm trở lên đi chăng nữa thì cũng sẽ tương ứng với mục này. Và dù có qua thời gian án đi chăng nữa thì những người bị giam cải tạo hay bị bỏ tù thì cũng sẽ rơi vào mục này nên những người rơi vào mục này sẽ bị từ chối vĩnh viễn.

⑤ 5-1.Những người đã bị kết án vi phạm luật pháp của Nhật Bản hoặc các quốc gia khác ngoài Nhật Bản về việc kiểm soát chất ma tuý, cần sa, thuốc phiện, chất kích thích hoặc thuốc tâm thần.
Vấn đề này là lý do để từ chối hạ cánh một người nước ngoài đã bị kết án liên quan đến tội phạm ma túy. Giống như số 4, vấn đề này không chỉ áp dụng đối với luật pháp Nhật Bản mà còn áp dụng đối với luật pháp nước ngoài. Điểm khác biệt so với số 4 là không có hạn chế do mức án nhẹ, còn nếu liên quan đến ma tuý mà bị thụ án thì bạn là người bị từ chối hạ cánh. Dựa trên quan điểm phòng ngừa tội phạm có tổ chức và lưu thông, tội phạm ma túy được thực hiện từ chối hạ cánh một cách nghiêm ngặt.

5-2

Với mục đích để thực hiện suôn sẻ các hoạt động liên quan đến việc tổ chức các cuộc thi hay hội nghị có quy mô quốc gia hoặc quốc tế(dưới đây gọi là các cuộc thi quốc tế) thì những người thực hiện hành vi giết người, hành hung, đe dọa hoặc phá hủy tòa nhà hoặc đồ dùng, cản trở việc tổ chức cuộc thi,… trái với quy định của Nhật Bản hoặc quốc gia khác bị cục Nhập cảnh và Luật công nhận tị nạn tiến hành biện pháp cưỡng chế về nước. <Luật chính trị địa phương được thiện theo điều số 67 năm Chiêu hòa thứ 22, Luật Thành phố điều 252-19 Đoạn 1>.

Đây là một quy định mới được thiết lập – sửa đổi năm 2001 của Đạo luật Kiểm soát Nhập cư. Trong vấn đề này, người nước ngoài có nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực sẽ bị từ chối hạ cánh tại các cuộc thi quốc tế như World Cup, các cuộc họp thượng đỉnh và các cuộc họp cấp bộ trưởng.

⑥ Những người sở hữu bất hợp pháp ma tuý hoặc thuốc tâm thần dạng nguyên liệu thô hoặc dạng khói được quy định trong Luật kiểm soát ma tuý và thuốc tâm thần (Điều luật số 14 năm 1952), cần sa và thuốc phiện được quy định trong Luật kiểm soát cần sa (Điều luật số 124 năm 1952), các chất kích thích được quy định trong Đạo luật (Đạo luật số 71 năm 1952), thuốc phiện hoặc ma tuý, chất kích thích hoặc chất kích thích được quy định trong Luật kiểm soát chất kích thích (Đạo luật số 252 năm 1952).

Giống như điều 5, nó được thành lập để ngăn chặn sự lây nhiễm ma túy ở Nhật Bản trên quan điểm ngăn chặn lan tràn của ma túy vào xã hội. Bất kể bạn có bị kết án về vấn đề này hay không, nếu thanh tra nhập cư xác định bạn là người có liên quan đến vấn đề này, bạn sẽ bị từ chối được phép hạ cánh.

⑦ 7-1 Một người thực hiện hoạt động mại dâm hoặc vận chuyển, buôn bán, gạ gẫm, cung cấp địa điểm hoặc công việc khác liên quan trực tiếp đến mại dâm (trừ trường hợp khi một người bị người khác kiểm soát do các giao dịch cá nhân, v.v.,điều khiển tham gia vào làm việc)

Mục này việc từ chối hạ cánh được thiết lập dựa trên quan điểm ngăn chặn các hành vi liên quan đến mại dâm của người nước ngoài. Đối với mục đích từ chối tiếp cận những hành vi mại dâm, thì không chỉ những người thực sự hoạt động mại dâm mà cả những người đã gạ gẫm, lôi kéo hoặc cung cấp địa điểm mại dâm cũng được quy định bị từ chối hạ cánh.

7-2

Những người đã thực hiện hành động xúi giục hoặc tiếp tay cho hành động mua bán người.

Trước đây, điều này không được quy định bởi vậy những người thực hiện hành vi tham gia vào việc buôn bán người không thuộc đối tượng bị từ chối hạ cánh. Tuy nhiên, điều này đã được bổ sung ở Luật mới được thiết lập tại bản sửa đổi năm 2005 nhằm phòng chống nạn buôn bán người.

⑧ Những người tàng trữ và lưu trữ chất nổ theo Luật kiểm soát thuốc súng hoặc kiếm hoặc chất nổ (Đạo luật số 149 năm 1952) được quy định trong Đạo luật kiểm soát sở hữu súng và gươm (Đạo luật số 6 năm 1952) là bất hợp pháp.

Đây là một quy định từ chối tiếp nhận hạ cánh đối với những người nước ngoài thực hiện hành vi sở hữu trái phép các vật liệu nguy hiểm như súng cầm tay, kiếm,…có thể gây nguy hại cho con người,

⑨ Những người được đề cập từ mục a đến mục a đến mục f, trong đó tương ứng từ a đến d là những người chưa qua thời gian qui định.
a, Những người bị từ chối hạ cánh thuộc mục 6 hoặc mục trước chưa trải qua 1 năm kể tính từ ngày bị từ chối hạ cánh.
b, Những người bị cưỡng chế buộc về nước thuộc bất cứ một mục nào thuộc điều 24( không bao gồm những người thuộc một các điều 4- mục o đến yo) đã thực hiện về nước hoặc những người bị về nước theo điều lệnh số 55- 3 khoản 1 nhưng không thực hiện việc xuất cảnh; tính từ ngày bị trục xuất về nước tới thời hạn 5 năm.
c, Những người bị cưỡng chế về nước(không tính những người ở mục ro) thuộc bất kì mục nào thuộc điều 24( không bao gồm những người thuộc một các điều 4- mục o đến yo) 10 năm kể từ ngày bị trục xuất.
d, Những người rời khỏi Nhật bản theo sắc lệnh xuất quốc quy định tại điều 53 khoản 3 mục 1 trong 1 năm kể từ ngày về nước.

Về điều a,quy định đối với người nước ngoài bị từ chối hạ cánh vì là chủ sở hữu ma túy bất hợp pháp thuộc điều số 6, v.v. và chủ sở hữu bất hợp pháp thuốc súng / thuốc nổ số thuộc điều 8, những người vi phạm luật kiểm soát chất nổ,…trong một năm kể từ ngày bị từ chối hạ cánh.

Về điều b và c, nếu trường hợp lần đầu tiên vi phạm luật và bị trục xuất về nước thì sẽ được quy định từ chối hạ cánh là 5 năm( trong mục b này), nếu bị cưỡng chế 2 lần trở lên thì sẽ bị quy định từ chối hạ cánh là 10 năm( mục c). Các bạn nên lưu ý nếu bị trục xuất từ 2 lần trở lên thì sẽ bao gồm cả trường hợp nhận được sắc lệnh xuất quốc của Cục nhập cảnh.

Về d: thời hạn từ chối hạ cánh đối với những người đã quay trở lại Nhật Bản bằng cách sử dụng hệ thống lệnh khởi hành là một năm. Thông thường, nếu bạn bị trục xuất, vấn đề (b) này sẽ được áp dụng và bạn sẽ bị coi là người có lý do từ chối hạ cánh trong 5 năm những nếu bạn áp dụng điều d này thì bạn sẽ được rút ngắn thời gian xuống còn 1 năm.

9-2

Trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản với tình trạng cư trú tại cột trên của Bảng 1 đính kèm, Bộ luật Hình sự (Điều luật số 45 năm 1890), Tập 2, Chương 12, Chương 16 đến Chương 19, Chương 23, Chương 26, Chương 27, Chương 31, Chương 33, Chương 36, Chương 37 hoặc Chương 39 Điều luật xử phạt tội phạm, những người có hành vi bạo lực, v.v. (Điều luật số 60 năm 1918) Điều 1, Điều 1-2 hoặc Điều 1-3 (Hình sự Bộ luật Điều 222 hoặc 261), tội phạm theo điều luật Phòng chống và xử lý trộm cắp, v.v. (Điều luật số 9 năm 1945), Điều luật cấm chiếm hữu vật dụng đặc biệt để mở khóa thiết bị, v.v. (Điều luật số 6 năm 2003) Số 15;Điều 2 hoặc Điều 6 của Điều luật trừng phạt các hành vi vi phạm và gây thương tích hoặc gây thương tích do lái xe ô tô (Điều luật số 86 năm 2013) Một người đã bị kết án tù giam hoặc bỏ tù vì tội danh được quy định tại khoản (1), và bản án đã được kết thúc khi người đó đã rời khỏi Nhật Bản 5 năm kể từ ngày bị trục xuất về nước.

Áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản với tư cách lưu trú (vĩnh trú, vợ / chồng là người Nhật, vợ / chồng của người vĩnh trú, v.v. không tính người cư trú) ở cột trên của bảng 1 đính kèm, luật hình sự, v.v. Nếu bạn bị kết án bị bỏ tù hoặc giam cải tạo với một tội danh nhất định, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề này. Ngoài ra, ngay cả khi bạn tự ý rời khỏi đất nước trước khi quyết định được hoàn thành, thì quyết định trong thời gian bạn về nước theo trường hợp này vẫn sẽ bị áp dụng.
Thêm nữa, ngay cả khi bạn nhận được án treo, bạn vẫn thuộc đối tượng bị từ chối hạ cánh.

⑩ Những người bị bắt buộc trục xuất về nước thuộc điều 24 mục 4 từ (o) đến (yo)
Mục này là điều khoản cấm vĩnh viễn những người nước ngoài đã bị trục xuất khỏi Nhật bản vì bất cứ lí do nào thuộc điều 24 mục 4 từ (o) đến (yo).

⑪ Người thành lập hoặc là thành viên của một đảng chính trị thực có kế hoạch bạo lực hoặc chủ trương, câu kết với các tổ chức chính quyền khác để cố ý phá hủy Hiến pháp Nhật Bản.
⑫ Những người đã thành lập hoặc gia nhập các đảng phái chính trị sau đây hoặc các tổ chức khác, hoặc có mối quan hệ thân thiết với họ.
a,Thực hiện hành động hành hung công nhân viên chức nhà nước hoặc giết hại họ thuộc cùng hoặc khác tổ chức.
b, Thực hiện phá hủy hoặc làm hư hỏng các cơ sở công cộng một cách bất hợp pháp.
c, Các đảng phái chính trị và các tổ chức khác khuyến khích vitranh chấp đình chỉ hoặc cản trở việc duy trì hoặc vận hành bình thường của các cơ sở an toàn tại các khu vực nhà máy.
⑬ Người có ý định tạo, phân phối hoặc hiển thị các ấn phẩm in, phim hoặc các tài liệu và bản vẽ khác để đạt được mục đích liên quan đến đảng chính trị hoặc tổ chức khác được nêu trong mục 11 hoặc mục trước đó.
Các số 11, 12 và 13 là các điều khoản quy định việc từ chối hạ cánh nếu thực hiện những hành vi phá, hoại bạo lực. Ngay cả khi bạn không có tiền sử bị trục xuất trong quá khứ, bạn cũng sẽ bị coi là đối tượng thuộc mục này.

⑭ Ngoài những người được liệt kê trong các mục trên, những người bị Bộ trưởng Bộ Tư pháp có lí do nhận thấy rằng hành động của họ có thể gây tổn hại đến lợi ích hoặc an ninh công cộng của Nhật Bản.
Ngoài các lý do nêu từ mục 1 đến mục 13, theo luật pháp thì khó có thể xác định hết lý do từ chối hạ cánh, vì vậy trường hợp có đủ lý do để Bộ trưởng Bộ Tư pháp đánh giá rằng có nguy cơ thực hiện hành vi gây tổn hại tới lợi ích hoặc an ninh công cộng của Nhật Bản thì sẽ bị từ chối hạ cánh.
Ví dụ cụ thể như những người nước ngoài thuộc khu vực hoặc nơi có nguy cơ lây nhiễm vi rút Corona cũng sẽ bị từ chối hạ cánh tới Nhật Bản.
Theo cách này, vấn đề này thích hợp không chỉ được áp dụng vì lợi ích ngoại giao mà còn phục vụ cho các lợi ích kinh tế và xã hội.

3. Lý do bị từ chối hạ cánh theo quy định tại Điều 5 của Đạo luật nhập cảnh( phần 2)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chối chấp nhận việc hạ cánh tương tự đối với công dân Nhật bản kể cả vì những lý do không được liệt kê trong các mục trên đi nữa. Trong trường hợp người Nhật vi phạm thuộc các mục tương ứng kể trên tại nước ngoài thì người Nhật cũng không được cấp phép hạ cánh.
Điều 5, Đoạn 2 của Đạo luật Kiểm soát Nhập cảnh quy định các điều khoản nghiêm ngặt hơn đối với công dân Nhật Bản nhập cảnh ở nước ngoài so với Đạo luật Kiểm soát Nhập cư Nhật Bản, và dựa trên chủ nghĩa tương hữu (chủ nghĩa bảo đảm an toàn lẫn nhau) có quy định các điều kiện đồng nhất về việc từ chối hạ cánh.

4. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau đi xem xét các lý do từ chối hạ cánh theo Điều 5 của Luật kiểm soát nhập cư.

Bài viết này không hề dễ dàng để có thể lý giải một cách chính xác vì nó có liên quan đến những lí lý do bắt buộc bị trục xuất khỏi Nhật Bản và bên cạnh đó, nó cũng đòi hỏi cần có một sự hiểu biết xuyên suốt về luật hình sự.

Phương châm của Nhật Bản là không cho phép người nước ngoài vi phạm pháp luật được phép nhập cảnh. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ được phép nhập cảnh khi xem xét về mặt nhân đạo.

Nếu bạn đang gặp rắc rối vì lý do bị từ chối nhập cảnh thì hãy hãy liên lạc với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí nhé!
Trân trọng!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。