行政書士法人第一綜合事務所

【Trường hợp giải pháp】Trường hợp đơn xin visa phụ thuộc bị từ chối

Một người đàn ông Nhật kết hôn với một phụ nữ Trung Quốc. Họ đã tự nộp đơn xin visa phụ thuộc cho người vợ trong quá khứ, nhưng họ lại không nhận được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Họ không thể tìm ra giải pháp, và cũng không biết lý do cụ thể của việc đơn xin của họ bị từ chối, chính vì vậy họ chỉ còn cách chấp nhận những ngày trôi qua như vậy.

Sau đó, cho dù vẫn cảm thấy lo lắng, họ vẫn quyết định nộp đơn xin phụ thuộc cho người vợ lần thứ 3. Tuy nhiên, lại thêm một lần nữa, họ lại không nhận được bất kỳ thông báo gì về việc cấp Giấy chứng nhận từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Người chồng cảm thấy bị mất phương hướng và nghĩ rằng việc tự xin visa là điều quá khó khăn, cuối cùng, người chồng đã đến gặp chúng tôi để được tư vấn.

Chúng tôi đã nhận được không ít yêu cầu được tư vấn về việc mặc dù đã tham khảo trên mạng cũng như thông tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh và tự mình đi xin visa, nhưng đơn xin vẫn bị từ chối. Đơn giản là việc tham khảo các thông tin để xin visa phụ thuộc là điều cần thiết, mặt khác, đặc trưng của visa phụ thuộc là một khi đã bị từ chối một lần thì rất khó có thể xin lại.

Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng có thể khắc phục được các trường hợp đã từng bị từ chối như trường hợp ví dụ ở trên. Bởi vì hầu hết câu trả lời cho lý do bị từ chối là “Tôi không biết”, vì thế nếu chúng ta biết được lý do thì chúng ta sẽ khắc phục được.

1.Hiểu biết về Luật nhập cảnh

Để có được visa phụ thuộc, bạn cần hiểu hết được các tiêu chí mà Cục quản lý xuất nhập cảnh đưa ra. Do đó, điều đầu tiên mà nhiều người sẽ làm để tham khảo thông tin là tìm kiếm tại trang chủ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Visa phụ thuộc được định nghĩa bởi luật kiểm soát nhập cảnh như sau.

“Người phụ thuộc người Nhật Bản hoặc con nuôi đặc biệt của người Nhật Bản, hoặc người được sinh ra như một đứa trẻ Nhật Bản”

Có nhiều người nghĩ rằng các vấn đề chi tiết được quy định trong luật kiểm soát nhập cảnh, nhưng trên thực tế, yêu cầu được quy định pháp lý chỉ có 1 câu như vậy. Nói cách khác, chỉ bằng việc đọc quy định của Luật kiểm soát nhập cảnh thì sẽ không thể thấy được các lưu ý để xin visa phụ thuộc.

Vì vậy, tiêu chuẩn để kiểm tra đơn xin visa phụ thuộc là gì?

2.Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra như thế nào?

Tại đây, chúng tôi muốn giới thiệu cách mà Cục Quản lý xuất nhập cảnh sử dụng để kiểm tra đơn xin visa phụ thuộc. Ngoài ra, Cục còn có định nghĩa về quy trình kiểm tra, đó là hệ thống mà khi tiến hành kiểm tra dựa theo quy trình kiểm tra thì việc kiểm tra có thể hoàn thành một cách thống nhất.

Có hai loại quy trình kiểm tra, có quy trình kiểm tra được công bố và không được công bố, điều này được gọi là quy trình kiểm tra công khai và không công khai.

Trong quy trình kiểm tra không công khai này, có nhiều điểm cần phải lưu ý khi xin visa phụ thuộc.

3.Hiểu biết về những điểm lưu ý trong quy trình kiểm tra visa phụ thuộc

Trong quy trình kiểm ra không công khai, những hạng mục dưới đây có được đăng tải lên không? Ngay cả khi những hạng mục này được đăng tải lên thì trong quy trình kiểm tra không công khai cũng sẽ được điều chỉnh lại, vì vậy bạn chỉ có thể đọc từ tiêu đề mà thôi.
Dưới đây là một số mục về các điểm kiểm tra của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

・Chứng chỉ nộp thuế
・Phiếu câu hỏi
・Tài liệu về quá trình tìm hiểu nhau, trao đổi qua lại
・Yêu cầu bổ sung cho các tài liệu được gửi

Ngoài ra, như những điểm khác cần lưu ý trong quy trình kiểm tra:
・Về khả năng hỗ trợ chi phí
・Về thu nhập
・Về cách nghĩ về trách nhiệm công cộng
Như vậy, bạn có thể tưởng tượng được rằng có nhiều vấn đề sẽ được xem xét trong quy trình kiểm tra không công khai.
Bạn hãy ghi nhớ những điểm cần lưu ý và chuẩn bị hồ sơ để xin visa phụ thuộc, nhất định không được bỏ sót những điểm mà bạn bắt buộc phải xem.

4.Xin visa phụ thuộc mà không có rủi ro là rủi ro!

Bạn có biết rằng đọc hiểu các hướng dẫn về quy trình kiểm tra chính là chìa khóa giải quyết vấn đề?

Để dễ hiểu và biết được những lưu ý của quy trình kiểm tra không công khai thì cách tiếp cận với nhiều đơn xin visa phụ thuộc là cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, đối với người nộp đơn thì việc phải nộp đi nộp lại nhiều lần không phải là điều có thể tưởng tượng một cách thông thường được.

Chúng tôi nghĩ rằng lợi thế lớn nhất của việc ủy quyền cho văn phòng hành chính chuyên về nghiệp vụ quốc tế chính là ở mức độ dày kinh nghiệm của họ.

Chỉ cần đính kèm các tài liệu được liệt kê trên trang chủ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc tham khảo thông tin với các giả định khác nhau trên mạng, mà bỏ qua các điểm cần lưu ý hay những điểm cần xem xét thì lại không xem xét thì khả năng cao sẽ lại bị từ chối đơn xin visa phụ thuộc.

Điểm cực kỳ quan trọng trong việc nộp đơn xin visa phụ thuộc chính là biết trước các điểm lưu ý trong quy trình kiểm tra và dựa vào đó để tiến hành việc nộp đơn xin visa phụ thuộc.

5.Trường hợp đơn xin visa phụ thuộc bị từ chối…

Thật không may nếu đơn xin visa phụ thuộc của bạn bị từ chối, khi bạn ở trong trường hợp này thì việc đầu tiên bạn nên làm đó chính là hỏi người phụ trách về lý do đơn xin của mình bị từ chối. Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng. Nghe lý do của việc đơn xin visa phụ thuộc bị từ chối là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất để sửa đổi phù hợp.

Bạn hãy nhớ đem theo những tài liệu sau đây khi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để nghe lý do đơn xin của mình bị từ chối.
* Vì phải xác minh thông tin cá nhân nên việc giải thích lý do qua điện thoại sẽ không được hỗ trợ.

・Thông báo về việc không cấp phép cho đơn xin visa phụ thuộc
・Chứng minh nhân dân (bằng lái xe Nhật Bản hoặc thẻ thường trú, thẻ cư trú của người nước ngoài, hộ chiếu, v.v.)

Ngoài ra, giờ mở cửa của Cục xuất nhập cảnh là từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khi đến để nghe lý do bị từ chối thì về cơ bản không cần hẹn trước, nhưng bạn hãy vui lòng liên hệ với Cục quản lý xuất nhập cảnh để biết chi tiết.

6.Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã cho bạn biết tất cả các lý do từ chối chưa?

Sau đây là một phần trích từ Thông tư liên quan đến các điểm cần lưu ý liên quan đến các vấn đề nhập cảnh và cư trú (Thẩm quyền của Bộ Tư pháp số 5964, ngày 1 tháng 10 năm 2004).

“Khi thực hiện xử lý bất lợi, cần phải chỉ rõ các yêu cầu nào của luật không được đáp ứng.”

Với nội dung thông báo như trên, bạn sẽ được giải đáp về vấn đề bị từ chối. Vì thế, nếu bạn có thắc mắc hay nghi ngờ nào thì hãy trực tiếp liên lạc với bộ phận phụ trách.

Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý ở đây là bạn nên tránh tranh cãi với người phụ trách ngay cả khi bạn không đồng tình với vấn đề nào trong cuộc trò chuyện. Chúng tôi hiểu rằng bạn sẽ cảm thấy không vui khi visa của mình bị từ chối, nhưng việc tranh cãi cũng sẽ không thay đổi kết quả của bạn.

Một khi visa phụ thuộc bị từ chối thì chỉ còn cách là nộp lại mà thôi, xin hãy lưu ý điều này.

Trong trường hợp bị từ chối với nhiều lý do khác nhau thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trả lời hết cho mình không?

Câu trả lời là không.

Có một số người phụ trách sẽ trả lời hết tất cả các lý do bạn bị từ chối, nhưng xin lưu ý rằng việc trả lời tất cả lý do không phải là nghĩa vụ pháp luật của họ.

Do đó, điều cần thiết là kiểm tra lại các lý do bị từ chối đã nghe được trong quá trình trao đổi với người phụ trách.

7.Dù đã bị từ chối 1 lần nhưng vẫn sẽ được chấp nhận

Có khả năng rằng đơn xin của bạn sẽ được chấp nhận ngay cả khi nó đã bị từ chối một lần không?
Đây là câu hỏi thường gặp nhất khi chúng tôi tư vấn cho những cặp vợ chồng đã bị từ chối visa.

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tùy trường hợp khác nhau.

Trong trường hợp bạn không thể thỏa mãn các tiêu chí được quy định rõ ràng trong hướng dẫn của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, ví dụ, bạn không thể đáp ứng về yêu cầu tài chính, trừ khi tình huống được khắc phục, còn nếu không bạn vẫn sẽ bị từ chối dù bạn có nộp đơn xin lại bao nhiêu lần đi chăng nữa. (Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, nếu bạn không có những điểm cộng khác thì hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn).

Thật vậy, vấn đề không hẳn nằm ở việc bạn bị từ chối lần này mà là việc bạn không khắc phục những lý do bị từ chối. Nếu như thế thì kết quả cũng có thể dễ dàng đoán được.

Mặt khác, trường hợp bằng chứng không đủ hoặc khi các trường hợp cần được xem xét lại không được xem xét. Khi bạn nhận thức được những bằng chứng cơ bản cho visa phụ thuộc thì khả năng vẫn có thể được chấp nhận cho lần xin visa lại sau đó.

Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là không từ bỏ ngay cả khi đơn xin của bạn bị từ chối cho đến khi bạn cải thiện và nộp đơn xin lại cho lần sau.

8.Kết luận của trường hợp ví dụ lần này

Lý do từ chối trong trường hợp ví dụ lần này là có sự khác biệt trong cách giải thích về mối quan hệ giữa vợ và chồng và khoảng thời gian cho đến khi kết hôn là được cho là ngắn.

Tại văn phòng của chúng tôi, một lần nữa chúng tôi đã thực hiện một cuộc trao đổi chi tiết về quá trình tiến đến kết hôn của đôi vợ chồng. Sau đó, chúng tôi đã nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh, cùng với các tài liệu để hỗ trợ giải thích lý do tại sao sự khác biệt xảy ra.

Ngoài ra, liên quan đến khoảng thời gian cho đến khi kết hôn, chúng tôi đã thực hiện một cuộc trao đổi chi tiết với cặp đôi và chỉ rõ rằng cuộc hôn nhân của họ là cuộc hôn nhân thực sự, chúng tôi đã lập ra bằng chứng dựa trên bối cảnh dẫn đến cuộc hôn nhân của họ, làm sáng tỏ sự chân thực trong quá trình tìm hiểu nhau. Sau đó, chúng tôi đã nộp đơn xin lại visa cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Cho dù họ đã có 3 lần bị từ chối trong quá khứ và quá trình chờ đợi kết quả lâu hơn bình thường nhưng kết quả là họ đã có được visa phụ thuộc một cách thuận lợi.

9.Tổng hợp

Trong bài viết này, chúng tôi đã đưa lên chủ đề mà chúng tôi nhận được khá nhiều yêu cầu tư vấn, đó là việc đơn xin visa phụ thuộc bị từ chối và việc xin lại visa phụ thuộc.

Nếu đơn xin visa phụ thuộc của bạn bị từ chối …

Trước hết, xin vui lòng bình tĩnh và hãy đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để hỏi lý do bị từ chối.
Sau đó, hãy xem xét kỹ một lần nữa để không bị từ chối bởi những lý do tương tự.
* Tại thời điểm này, bạn nên in bản sao của tất cả các tài liệu nộp cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh để tránh việc không có tài liệu trước đó để xem xét.

Sau khi xác minh lại lý do bị từ chối, cuối cùng hãy lưu ý các điểm kiểm tra của Cục quản lý xuất nhập cảnh và chuẩn bị đơn xin lại visa.

Xin lưu ý rằng nếu bạn tiến hành chuẩn bị nộp đơn xin lại visa phụ thuộc mà không trải qua quá trình này thì bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn gặp khó khăn trong việc xem xét lý do bị từ chối của visa phụ thuộc hoặc không biết nên làm gì.

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038