行政書士法人第一綜合事務所

LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN CÁCH CHUYỂN TỪ VISA DU HỌC SINH SANG VISA QUẢN LÝ KINH DOANH

Trong bài viết này chúng tôi xin dành cho các bạn du học sinh đang có ý định khởi nghiệp tại Nhật. Nội dung bài viết chúng tôi sẽ đề cập tới những vấn đề hay được hỏi nhất liên quan tới việc chuyển từ visa du học sinh sang visa quản lý kinh doanh.

Tôi nghĩ có nhiều người cho rằng “Visa quản lý kinh doanh rất khó”
Tuy nhiên, nếu bạn giải quyết được tất cả những yêu cầu mà Pháp luật đề ra đối với visa quản lý kinh doanh thì chắc chắn nó sẽ không còn khó nữa.
Trong bài viết này, có một số phần nội dung liên quan đến chuyên môn và rất quan trọng, vì vậy mọi người hãy xác nhận thật kĩ nhé!

1. Những câu hỏi thường gặp khi chuyển từ visa du học sinh sang visa quản lý kinh doanh.

Trong phần này chúng tôi xin tổng hợp lại những câu hỏi thường gặp nhất đối với những bạn muốn chuyển từ visa du học sinh sang visa quản lý kinh doanh.

Điều kiện cơ bản của visa quản lý kinh doanh các bạn có thểm khảo ở link dưới đây:
Yêu cầu đối với visa Quản lý kinh doanh ① ~Tính ứng dụng của tư cách cư trú~
NHỮNG YÊU CẦU CỦA VISA QUẢN LÝ KINH DOANH PHẦN 2~ SẮC LỆNH TIÊU CHUẨN ĐƯỢC PHÉP HẠ CÁNH

① Tôi có cần có văn phòng để lấy được visa quản lý kinh doanh không?

Để xin được visa quản lý kinh doanh thì việc bảo đảm việc có cơ sở kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh này bạn có thể đi thuê cũng không sao. Tuy nhiên, Cục không chỉ yêu cầu việc bảo đảm cơ sở kinh doanh đó không, mà còn yêu cầu Cơ sở đó thích hợp với yêu cầu đề ra, nếu không sẽ không được cấp visa quản lý kinh doanh.

Vậy thì để đảm bảo yêu cầu về cơ sở kinh doanh đối với visa quản lý kinh doanh thì cần những nội dung gì? Mời các bạn hãy tham khảo những điều lưu ý dưới đây:

• Mặt bằng thuê ngắn hạn sẽ không đáp ứng được yêu cầu
• Quầy bán hàng hay những nơi dễ dàng bị giải thể thì sẽ không đáp ứng yêu cầu
• Mục đích sử dụng phải vào muc đích kinh doanh, cửa hàng, văn phòng,…
• Tên bên thuê trong hợp đồng thuê phải là tên chủ doanh nghiệp( trường hợp là công ty thì phải là tên tổng công ty)
• Nếu trường hợp là nhà ở kiêm văn phòng thì phải có sự đồng ý của chủ cho thuê và phải có phòng riêng phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

② Cách chuẩn bị vốn kinh doanh

Để lấy được visa quản lý kinh doanh thì cần thỏa mãn một trong những điều kiện dưới đây:

• Đảm bảo có từ 2 người sống ở Nhật trở lên là nhân viên toàn thời gian
• Có số vốn đầu tư hoặc tổng số vốn phải từ 500man yên trở lên.
• Phải được công nhận về quy mô phù hợp với điều trên.

Từ quan điểm về vốn thì tại thời điểm bắt đầu kinh doanh, việc thuê nhân viên là hầu như không có nhiều. Bởi vậy, thông thường mọi người sẽ hướng tới việc thỏa mãn điều kiện “ Có số vốn kinh doanh hoặc số vốn đầu tư từ 500 man trở lên”.

Tuy nhiên, không phải có 500man tiền mặt là đáp ứng được vấn đề mà từ quan điểm phòng chống việc rửa tiền hay việc chỉ là show tiền thì Cục nhập cảnh điều tra rất rõ nguồn gốc khoản tiền này từ đâu có được.

Có nhiều bạn do thực hiện làm quá giờ nên tiết kiệm được 500 man yên. Tuy nhiên, vốn dĩ việc làm quá giờ là trái quy định của pháp luật vì vậy số tiền 500 man yên hình thành từ việc làm quá giờ sẽ không lấy được visa quản lý kinh doanh.

Liên quan đến vấn đề trên thì có rất nhiều bạn đặt câu hỏi cho chúng tôi rằng: số tiền đó mượn bạn có được không? Câu trả lời là số tiền đó mượn cũng được.

Tuy nhiên xét về khía cạnh ổn định cơ bản sinh kế có thể duy trì được hay không, Cục sẽ xét về việc bạn có xây dựng kế hoạch trả nợ như thế nào. Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị kĩ điều này.

③ Có cần xin giấy phép kinh doanh trước khi xin visa quản lý kinh doanh không?

Theo nguyên tắc cần có giấy chứng nhận được phép hoạt động kinh doanh trước khi nộp đơn xin visa quản lý kinh doanh.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp du học sinh không thể lấy được giấy phép kinh doanh này vì vậy mọi người cần chú ý kỹ điều này.
Trong trường hợp có sự tình gì đặc biệt mà chưa được phép cấp giấy chứng nhận trước khi hoạt động kinh doanh thì cần phải viết giấy cam kết sẽ lấy giấy phép kinh doanh sau và thêm viết bản tường trình chi tiết tại sao ở thời điểm xin visa không lấy được giấy phép kinh doanh.

④ Có thể xin visa quản lý kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu tư nhân không ạ?

Nhiều người nghĩ rằng để lấy được visa quản lý kinh doanh thì cần bắt buộc phải thành lập công ty, tuy nhiên điều kiện thành lập công ty là không bắt buộc bởi vì kể cả bạn là chủ sở hữu tư nhân cũng có khả năng lấy được visa quản lý kinh doanh.

Tuy nhiên đối với chủ sở hữu tư nhân thì không có quan niệm về góp vốn nên để thoả mãn điều kiện đối với visa quản lý kinh doanh trong trường hợp này bạn cần chứng minh được có tổng số vốn đầu tư là 500 man trở lên.

Từ quan điểm về chứng minh tiền vốn thì so với việc thành lập công ty thì chủ sở hữu tư nhân sẽ lấy được visa quản lí kinh doanh dễ hơn.

⑤ Cách lựa chọn Luật sư hành chính

Khi du học sinh người nước ngoài muốn khởi nghiệp ở Nhật thì vấn đề đầu tiên cần để ý tới đó là về visa.
Và nếu bạn tìm kiếm trên Internet cụm từ khóa chuyển từ visa du học sinh sang visa quản lý kinh doanh thì có rất nhiều kết quả tìm kiếm của các văn phòng Luật khác nhau.
Vấn đề ở đây đó là: vậy thì nên nhờ văn phòng Luật nào thì uy tín?
Để trả lời thắc mắc này chúng tôi xin đưa cho các bạn một số điểm quan trọng sau cần để ý tới khi xem xét vấn đề này:

• Văn phòng luật này có thành tích xin visa quản lí kinh doanh trước đó hay không?
• Có phải là văn phòng Luật chuyên làm về nghiệp vụ quốc tế hay không?
• Có phân chia rõ ràng vai trò công việc hay không?( giữa văn phòng Luật và người xin visa)
• Trong phạm vi các khoản tiền thì nghiệp vụ của văn phòng Luật sư là tới đâu?

Thông qua đây chúng tôi cũng xin giới thiệu đơn giản về văn phòng chúng tôi như sau:

• Cùng với visa quản lý kinh doanh thì một năm chúng tôi nhận được khoảng 3000 lượt yêu cầu tư vấn về visa.
• Chúng tôi là văn phòng luật sư chuyên làm các thủ tục nghiệp vụ quốc tế về visa hay nhập tịch,…
• Khi nhận yêu cầu của khách hàng, chúng tôi luôn hướng dẫn khách hàng về nội dung công việc cần làm và giảm thiểu tối đa nhấp có thể phần chuẩn bị từ khách hàng
• Trong bảng báo giá chúng tôi có ghi tất cả nhưng nội dung nghiệp vụ rõ ràng.
• Văn phòng chúng tôi có nhân viên có khả năng nói được tiếng Việt, Nhật, Trung Quốc, tiếng Anh vì vậy mà bạn có thể trao đổi bằng một trong những ngôn ngữ trên.

⑥ Có cần thiết nhờ Cố vấn kế toán thuế không?

Nếu bạn thành lập công ty và có được thị thực quản lý kinh doanh, bạn sẽ có nghĩa vụ báo cáo kết quả tài chính mỗi năm một lần.

(Tham khảo: Điều 74 Luật thuế doanh nghiệp)

Điều 74 Luật thuế công ty
Doanh nghiệp trong nước phải thực hiện khai báo thuế bằng việc nộp tờ khai báo kết toán thuế thu nhập cho Trưởng Cục thuế trong vòng hai tháng kể từ ngày sau khi kết thúc năm kinh doanh.

Bạn có thể tự làm báo cáo tài chính cho công ty của mình nhưng chúng tôi khuyên bạn nên nhờ kế toán thuế bởi một số lí do dưới đây:

• Tùy theo đối ứng mà có thể nảy sinh ra các khoản phải thanh toán thuế ngoài dự tính sau khi Cục thuế tiến hành điều tra
• Nên thực hiện việc kết toán thuế trong khi trao đổi với cố vấn thuế để cân nhắc về việc huy động vốn trong tương lai.
• Sẽ rất tốn thời gian cho việc thực hiện những việc khai báo thuế này mà không liên quan tới doanh nghiệp.

Tôi nghĩ rằng đó là những nghiệp vụ chuyên của cố vấn thuế nên chúng tôi khuyên bạn nên nhờ cố vấn thuế. Vì vậy, nếu bạn nhận được visa quản lí kinh doanh thì nên gặp gỡ nhiều kế toán thuế khác nhau để trao đổi thì sẽ tốt hơn trong công việc kinh doanh của mình.

Văn phòng Luật Daiichi Sogo chúng tôi cũng giới thiệu miễn phí cố vấn thuế cho các bạn, bởi vậy, nếu cần hãy liên lạc với chúng tôi nhé!

⑦ Việc tham gia bảo hiểm xã hội có cần thiết?

Theo nguyên tắc, những doanh nghiệp dưới đây phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội:
Đây không phải là việc “tự nguyện” mà là “bắt buộc”, vì vậy mọi người hãy lưu ý.
• Các công ty có một nhân viên bao gồm chủ doanh nghiệp, các tập đoàn như chính quyền địa phương và quốc gia
• Cơ sở kinh doanh tư nhân có từ 5 lao động toàn thời gian trở lên trở lên, trừ một số ngành nghề

Về nguyên tắc, nếu bạn là công ty, bạn cần phải tham gia BHXH, và nếu bạn là chủ sở hữu tư nhân, bạn cần phải tham gia BHXH với điều kiện nếu bạn có 5 lao động trở lên.

Ngoài ra, thông qua các tài liệu do Cục quản lý xuất nhập cảnh công bố thì có thể thấy rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ quan trọng đối với việc xin thị thực quản lý kinh doanh mà nó cũng rất quan trọng để gia hạn visa.

(Nguồn: trích từ “ việc làm rõ tiêu chuẩn đối với tư cách lưu trú quản lý kinh doanh đối với người nước ngoài”
◇ Tuân thủ theo luật liên quan đến lao động và luật bảo hiểm xã hội
Điều kiện làm việc của người lao động được thuê (kể cả người lao động bán thời gian; giống dưới đây) phải tuân thủ các quy định của Luật liên quan đến lao động. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm thì yêu cầu bảo hiểm phải được áp dụng đúng và đóng bảo hiểm một cách hợp lý.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp áp dụng đối với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm lương hưu phúc lợi thì cần phải thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm tương ứng và phải thực hiện tham gia bảo hiểm đó cho nhân viên, yêu cầu đóng nộp đâỳ đủ.
Nếu phát hiện không tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội thì sẽ bị đánh giá là tiêu cực.

Có nhiều người nghĩ rằng khi thành lập công ty sẽ phải đóng BHXH
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đó là nghĩa vụ pháp lý.
Bởi vậy nếu bạn không tham gia bảo hiểm xã hội cho công ty thì sẽ bị đánh giá là tiêu cực ngay cả ở thời điểm xin thị thực quản lý kinh doanh. Bởi vậy, trước khi xin visa hãy chắc chắn là bạn đã làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội nhé.

2.Những vấn đề hay gặp khi đổi từ visa lao động sang visa quản lý kinh doanh

Trong phần này chúng tôi sẽ liệt kê các vấn đề hay gặp đối với những người đang có ý định chuyển từ visa du học sang visa quản lí kinh doanh.
Đây chỉ là một phần trong số những câu hỏi chúng tôi nhận được. Bởi vậy, nếu đọc xong phần dưới đây mà bạn vẫn còn lo lắng thì hãy liên lạc cho chúng tôi ngay nhé.

① Vấn đề làm quá giờ

Theo nguyên tắc, du học sinh chỉ được phép làm thêm 28 tiếng một tuần.
Tuy nhiên, có nhiều du học sinh đã phá vỡ nguyên tắc này và làm quá giờ.
Những trường hợp làm quá giờ này Cục nhập cảnh sẽ xét rất nghiêm ngặt khi chuyển từ visa du học sang visa quản lý kinh doanh.
Giả định nếu bạn rơi vào trường hợp làm quá giờ thì có hai sự lựa chọn đó là: về nước một thời gian sau đó xin lại hoặc vẫn tiến hành chuyển đổi sang visa quản lý kinh doanh.
Gần đây, do Cục nhập cảnh làm rất nghiêm việc làm quá tiếng nên tùy theo mức độ vi phạm mà việc xem xét sẽ khác nhau.

Có nhiều trường hợp do bạn có hành vi xấu trong thời gian du học nên khi quay trở lại sẽ bị Cục nhắc nhở vì vậy bạn cần quản lý thời gian làm thêm một cách cẩn thận.
Thêm nữa, để dễ hình dung thì bạn có thể hiểu việc chuyển từ visa du học sang visa quản lý kinh doanh sẽ có nhiều điểm giống việc chuyển visa du học sang visa lao động.

② Không tốt nghiệp được

Nếu bạn bỏ học giữa chừng hoặc bị đuổi học thì việc chuyển từ visa du học sang visa quản lý kinh doanh sẽ khó hơn rất nhiều.
Cục sẽ xem xét điểm tại sao bạn không được tốt nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn không được phép tốt nghiệp, ví dụ như: làm quá tiếng, không đến trường, thực hiện hành vi trái pháp luật,…

Thông thường khi xét việc chuyển từ visa du học sang visa quản lý kinh doanh thì Cục sẽ xét những điều kiện cần thiết của visa quản lý kinh doanh. Thêm vào đó, Cục cũng sẽ xem xét cả tình trạng hoạt động hiện tại của bạn. Nói cách khác đó là, hoạt động của visa du học cũng sẽ bị điều tra, bởi vậy bạn hãy lưu ý điều này.

③ Thời gian quá dài kể từ khi tốt nghiệp

Cần lưu ý trường hợp thời gian quá dài kể từ khi bạn tốt nghiệp khi chuyển từ visa du học sinh sang visa quản lý kinh doanh.

Theo điều 22 chương 4 khoản 1-6 có quy định về việc hủy bỏ tư cách lưu trú như sau:

(Văn bản tham khảo) Điều 22 chương 4 khoản 1-6 Luật nhập cảnh
Bộ trưởng Bộ tư pháp quy định những người nước ngoài có tư cách lưu trú thuộc cột trên đang cư trú tại Nhật Bản( trừ những người được công nhận là tị nạn theo điều số 61 chương 2 khoản 1) khi được phán đoán những điều thuộc mục sau sẽ bị thu hồi tư cách lưu trú hiện tại:
(VI) Những người cư trú tại Nhật bản có tư cách lưu trú thuộc bảng phụ lục I không thực hiện liên tục hoạt động trong vòng 3 tháng tương ứng với tư cách lưu trú tại bảng dưới đây( trường hợp những người có tư cách lao động ngành nghề chuyên môn cao- thuộc bảng phụ lục 1-2 không thực hiện hoạt động liên tục trong vòng 6 tháng) ( trừ những người có lí do hợp lệ trong thời gian cư trú tại sao không thực hiện hoạt động tương ứng đó)

Nói tóm lại, nếu du học sinh nộp đơn xin thị thực quản lý kinh doanh sau hơn ba tháng kể từ khi tốt nghiệp tại một cơ sở giáo dục của Nhật Bản,thì nó cũng sẽ đóng vai trò như một đơn xin thu hồi tư cách lưu trú của mình.

Trên thực tế chưa chắc bạn đã bị thu hồi tư cách lưu trú du học sinh của mình nhưng trường hợp như đã nói ở trên thì khi bạn xin visa quản lý kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị thu hồi tư cách lưu trú du học sinh.
Bởi vậy, nếu bạn là du học sinh và có ý định chuyển đổi sang visa quản lý kinh doanh thì bạn nên cố gắng thực hiện việc xin visa trong vòng 3 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

④ Những lo lắng về tính liên tục của hoạt động kinh doanh

Trong việc xét duyệt visa quản lý kinh doanh thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh sẽ được thực hiện ổn định và liên tục.

Đối với những bạn du học sinh thì phần nửa các bạn đều không có kinh nghiệm kinh doanh.
Và nếu giả định rằng Cục xem hồ sơ của bạn và phán đoán rằng tính ổn định của hoạt động kinh doanh của bạn không có thì chắc chắn visa quản lý kinh doanh sẽ bị rớt.

Để tránh trường hợp đáng tiếc như vậy, thì một điều hết sức quan trọng đó là phải trình bày cụ thể cách thức thực hiện công việc kinh doanh cùng với các tài liệu làm rõ.

Ở giai đoạn chuẩn bị xin visa quản lý kinh doanh, phải lập hợp đồng với đối tác kinh doanh và kế hoạch kinh doanh càng cụ thể càng tốt.

3. Tổng kết lại về chuyển từ visa du học sinh sang visa quản lý kinh doanh.

Thông qua bài viết các bạn đã hiểu qua về việc xin chuyển từ visa du học sang visa quản lý kinh doanh chưa ạ?
Trong bài viết có thể một vài nội dung hơi khó, nhưng đó là những phần không thể thiếu đối với việc xin visa quản lý kinh doanh. Bởi vậy, mọi người hãy đọc thật kỹ trước khi bắt đầu chuẩn bị xin visa quản lý kinh doanh nhé!

Ví dụ nếu chẳng may việc chuyển sang visa quản lý kinh doanh mà bị rớt thì chắc chắn chúng ta sẽ khá nản chí nên để tránh trường hợp đó xảy ra, chúng ta cần thu thập thông tin một cách chính xác và tiến hành theo kế hoạch đã đề ra.

Có rất nhiều tiền bối đi trước cũng du học tới Nhật sau đó khởi nghiệp và thành công tại Nhật.
Và, lượt tiếp theo đó là BẠN!

Chúng tôi luôn tư vấn miễn phí cho tất cả các bạn du học sinh muốn chuyển từ visa du học sang visa quản lý- kinh doanh.
Bởi vậy, nếu bạn nào đang suy nghĩ tới việc chuyển sang visa quản lý kinh doanh thì hãy liên lạc với chúng tôi- Văn phòng Luật Daiichi Sogo để nhận được tư vấn nhé!
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn du học sinh!
XIN CẢM ƠN!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038