行政書士法人第一綜合事務所

CÁCH LẤY ĐƯỢC VISA QUẢN LÝ KINH DOANH VỚI TƯ CÁCH LÀ CHỦ SỞ HỮU TƯ NHÂN

Để lấy được visa quản lý kinh doanh rất nhiều người đã nghĩ đến việc thành lập công ty.

Tuy nhiên, để lập được công ty thì phải chuẩn bị vốn đầu tư, chuẩn bị hồ sơ tài liệu sau đó đăng kí thành lập pháp nhân tại sở tư pháp. Sẽ phải mất phí nhờ người của bộ tư pháp soạn thảo, phí đăng ký thuế môn bài( đối với công ty cổ phần thì việc thành lập sẽ mất 15 man trở lên). Chỉ thành lập công ty thôi cũng tốn rất nhiều chi phí ban đầu nên nhiều người nước ngoài thay vì việc lập công ty họ sử dụng tư cách làm chủ sở hữu tư nhân để lấy được visa quản lý kinh doanh.

Luật Kiểm soát Nhập cư không cấm các hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu tư nhân bởi vậy bạn có thể xin thị thực quản lý kinh doanh mà không cần thành lập công ty.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách lấy được visa quản lý kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu tư nhân.

1. Điều kiện để lấy visa quản lý kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu tư nhân

Visa quản lý kinh doanh quy định các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú; phải đảm bảo được tính thích hợp và tính ổn định- liên tục của doanh nghiệp, sự tồn tại của cơ sở kinh doanh theo Pháp lệnh của Bộ tiêu chuẩn hạ cánh và tiêu chuẩn về quy mô kinh doanh.

Điểm khác biệt duy nhất giữa hình thức kinh doanh doanh nghiệp và hình thức kinh doanh cá thể là tiêu chuẩn về quy mô kinh doanh. Tư cách lưu trú “quản lý kinh doanh” Pháp lệnh của Bộ Tiêu chuẩn đổ bộ quy định tiêu chuẩn về quy mô kinh doanh như sau:

II- Quy mô kinh doanh phải tương ứng liên quan đến một trong những điều dưới đây:
i- Ngoài những người tham gia quản lý hoặc điều hành, thì phải có từ hai nhân viên trở lên đang sinh sống tại Nhật Bản làm toàn thời gian. (không bao gồm những người cư trú với tư cách lưu trú tại cột của Phụ lục 1 trong Luật nhập cư).
ii- Số vốn hoặc tổng số vốn đầu tư từ 500 man yên trở lên.
IV- Được công nhận mức quy mô theo tiêu chuẩn của i hoặc r.

Chỉ cần thỏa mãn bất kỳ điều nào ở trên từ i đến ii là đủ, nhưng đối với hình thức kinh doanh doanh nghiệp thì thường chứng minh rằng “số vốn hoặc tổng số tiền đầu tư từ 5 triệu yên trở lên”. Với công ty pháp nhân thì chỉ cần thiết lập nên số vốn 500 man trở lên sau đó đăng kí thành lập công ty là đủ, bởi vậy việc chứng minh là không quá khó.

Mặt khác, do không có khái niệm về vốn đầu tư nên khi nộp đơn xin thị thực quản lý kinh doanh theo hình thức sở hữu tư nhân thì chỉ cần chứng minh được i( có từ 2 nhân viên làm toàn thời gian trở lên) hoặc IV( quy mô tương ứng với i hoặc ii).

2. Phương pháp chứng minh quy mô doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu tư nhân

(1) Có từ hai nhân viên làm toàn thời gian có nghĩa là gì?

Ngoài người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý kinh doanh thì yêu cầu có từ 2 nhân viên trở lên cư trú tại Nhật làm toàn thời gian.

Nhân viên làm toàn thời gian ở đây là người Nhật hay người nước ngoài cũng được nhưng trong trường hợp là người nước ngoài thì phải có visa vĩnh trú, visa vĩnh trú đặc biệt, hoặc là vợ/ chồng của người có visa vĩnh trú, vợ/chồng của người Nhật.
Tùy theo hợp đồng thực tế ký kết với nhân viên mà có thể chứng minh được quy mô của doanh nghiệp.

Nếu là doanh nghiệp mới mở thì việc thuê 2 nhân viên toàn thời gian là khá khó khăn nên trên thực tế, dựa vào tiêu chuẩn này để xin visa quản lý kinh doanh là không có nhiều.

(2) Ý nghĩa của quy mô quy mô tiêu chuẩn là gì?

Nếu muốn lấy visa quản lý kinh doanh theo hình thức chủ sở hữu tư nhân thì cần chứng minh được quy mô của công ty thông qua việc đạt được số vốn đầu tư 500 man trở lên hoặc có từ 2 nhân viên làm toàn thời gian trở lên.

Quy mô tiêu chuẩn là đề cập đến việc kinh doanh dựa vào số tiền đầu tư từ 500 man trở lên. Số vốn đầu tư 500 man yên trở lên này thể hiện đó là số tiền để đầu tư vào trang thiết bị và con người cần thiết để vận hành doanh nghiệp.

Cụ thể nó bao gồm như sau:
① Kinh phí đảm bảo cho cơ sở kinh doanh: Các chi phí ban đầu như tiền đặt cọc, tiền đầu vào, chi phí sửa chữa- tân trang, mua máy móc thiết bị,…
② Kinh phí duy trì sở kinh doanh: ví dụ như tiền thuê mặt bằng 1 năm, tiền quản lý,…
③ Lương cho nhân viên: lương thưởng 1 năm( bao gồm cả tiền lương cho nhân viên bán thời gian)

Bằng cách cộng dồn các chi phí này, thì số tiền đầu tư vào doanh nghiệp sẽ là từ 500man yên trở lên. Bên cạnh hợp đồng thuê mặt bằng, nhân viên, bạn còn phải xuất trình hóa đơn đối với việc mua bàn ghế, máy tính, máy in, … những đồ dung nhỏ như bút bi,…

Lưu ý rằng: chi phí nhập hàng không được tính vào số tiền đầu tư trên.
Ví dụ: trong trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu thì số tiền đầu tư vào việc mua hàng sẽ không tính vào số tiền 500 man yên trên. Điều này là do chi phí mua hàng có tính lưu động cao và không phải là thước đo quy mô kinh doanh.

3. Tổng kết lại về cách để lấy được visa quản lý kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu tư nhân

Trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về cách lấy được visa quản lý kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu tư nhân.

So với việc thành lập pháp nhân công ty thì trường hợp chủ sở hữu tư nhân sẽ không đơn giản để chứng minh được tiêu chuẩn quy mô doanh nghiệp. Hình thức thành lập doanh nghiệp pháp nhân sẽ có nhiều điểm có lợi tuy nhiên xét về chi phí ban đầu thì hình thức chủ sở hữu tư nhân sẽ có nhiều điểm tiết kiệm được chi phí ban đầu hơn đúng không ạ?

Nếu bạn muốn tham khảo kỹ hơn về điều kiện đối với visa quản lý kinh doanh thì vui lòng xem ở bài viết dưới đây:

Yêu cầu đối với visa Quản lý kinh doanh ① ~Tính ứng dụng của tư cách cư trú~
NHỮNG YÊU CẦU CỦA VISA QUẢN LÝ KINH DOANH PHẦN 2~ SẮC LỆNH TIÊU CHUẨN ĐƯỢC PHÉP HẠ CÁNH

Để thành lập công ty thì nội dung kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng nhưng hình thức kinh doanh cũng là một yếu tố không thể không cân nhắc đúng không ạ?

Nếu có bất cứ khó khăn hay thắc mắc gì liên quan đến visa quản lý kinh doanh vui lòng liên lạc với chúng tôi để nhận được tư vấn nhé!

Xin cảm ơn!
Trân trọng!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038