行政書士法人第一綜合事務所

VISA HOẠT ĐỘNG ĐẶC ĐỊNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP LƯU TRÚ Y TẾ- VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP

Chị A- người Việt Nam sống ở Nhật đã được 20 năm và có visa vĩnh trú. Ba mẹ chị A đang sinh sống tại Việt Nam, nhưng mấy năm gần đây, ba chị mắc căn bệnh ung thu phổi nên mẹ chị thường xuyên đến chăm sóc cho ông. Tuy nhiên, do cơ sở y tế tại Việt Nam có nhiều hạn chế nên chị A muốn đưa ba mình sang Nhật để chữa trị. Nếu được, chị muốn đưa cả mẹ chị cùng sang Nhật để có thể chăm sóc cho ba chị. Trường hợp của ba mẹ chị A có cách nào để sang được Nhật không ạ?

Trường hợp người nước ngoài muốn sang Nhật để chữa trị y tế giống như gia đình của chị A không phải là ít. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về visa hoạt động đặc định với mục định cư trú y tế.

1. Thông báo hoạt động đặc định đối với trường hợp lưu trú y tế

Hệ thống nhập cảnh tại Nhật Bản là một hệ thống chỉ cho phép những người nước ngoài đáp ứng được loại hình (tư cách lưu trú) được quy định trước bởi luật pháp để ở lại Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế không thể phân loại trước tất cả những người nước ngoài nên được phép ở lại Nhật Bản. Do đó, Luật Kiểm soát Nhập cảnh quy định tình trạng cư trú được gọi là “Hoạt động đặc định” nhằm cung cấp cứu trợ cá nhân khi xem xét hoàn cảnh ứng với mỗi người nước ngoài khác nhau.

Tình trạng cư trú của một hoạt động đặc định được quy định là “các hoạt động mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định cụ thể cho cá nhân người nước ngoài”, và được quy định trong Luật Nhập cảnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định. Để đáp ứng điều này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã chỉ định một số hoạt động cụ thể cho phép dưới hình thức thông báo (bảng thông báo hoạt động đặc định).

Trường hợp lưu trú để thực hiện điều trị y tế cũng được nêu trong visa hoạt động đặc định, cụ thể được thể hiện qua nội dung dưới đây:

(Tham khảo) Số 25-bảng thông báo hoạt động đặc định
“ Các hoạt động ở lại Nhật Bản trong một thời gian đáng kể khi thực hiện việc nhập viện hoặc phòng khám để tiến hành điều trị bệnh hoặc thương tật,…”

Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy cùng đi xem các yêu cầu đối với visa hoạt động đặc định trong thời gian lưu trú y tế nhé!

2. Điều kiện visa hoạt động đặc định cho lưu trú y tế

Các yêu cầu đối với thị thực hoạt động đặc định được chia ra làm 4 điều như sau:

① Thực hiện các hoạt động “khi nhập viện hoặc phòng khám để phục vụ cho việc chữa trị y tế hoặc chữa bệnh, bị thương” tại Nhật Bản hoặc “tiếp tục thực hiện các hoạt động chữa trị y tế trước và sau khi nhập viện do bệnh tật/ thương tích”.

Đối tượng của hoạt đông đặc định là những người đang thực hiện chữa trị y tế nhập viện tại bệnh viện hoặc phòng khám. Do đó, thị thực hoạt động đặc định sẽ không được cấp cho những người chỉ thực hiện hoạt động tới viện để chữa trị sau đó về ở nhà người thân hoặc khác sạn.
Tuy nhiên, trường hợp nếu bạn tiếp tục đến bệnh viện để điều trị liên tục sau khi nằm viện trong một thời gian dài thì hoạt động nhận chăm sóc y tế sau khi xuất viện này cũng được bao gồm. “Các hoạt động tiếp nhận y tế liên tục” có nghĩa là một loạt các hoạt động chăm sóc y tế trước, trong và sau khi nhập viện được thực hiện liên tục và liên tục. Ví dụ như trường hợp đang nằm viện điều trị bằng thuốc chống ung thư, bạn đến bệnh viện theo dõi tiên lượng dù đã ra viện, được chăm sóc y tế liên tục nhưng nếu bạn bị tai nạn thương tích không liên quan gì đến việc nhập viện trước đó và đang điều trị thì có thể bạn sẽ bị từ chối.

“Bệnh tật hoặt thương tật” bao gồm cả sinh con. Do vậy, trường hợp người nước ngoài sinh con ở Nhật Bản( trường hợp không tương ứng với tư cách lưu trú khác) cũng có thể được xem xét vào đối tượng visa hoạt động đặc định với tư cách lưu trú y tế.

② “Lưu trú ở Nhật trong một thời gian đáng kể”

Khoảng thời gian đáng kể có nghĩa là thời gian quá 90 ngày. Dựa vào giấy khám của bác sĩ mà sẽ phán đoán được thời gian chữa trị tại Nhật Bản.
Nếu bạn có thể điều trị trong vòng 90 ngày thì có thể lựa chọn tư cách lưu trú ngắn hạn.

③ Có khả năng trang trải chi phí lưu trú và điều trị tại Nhật Bản

Người nước ngoài lưu trú y tế với visa hoạt động đặc định không được phép tham gia bảo hiểm y tế quốc dân. Điều này là do visa hoạt động đặc định của lưu trú y tế nhằm mục đích tạm thời ở lại Nhật Bản để chữa bệnh, không phải để sinh sống ở Nhật Bản. Nguyên tắc của chế độ bảo hiểm y tế tại Nhật Bản là người dân đang sinh sống sẽ phải đóng.

Vì không thể mua Bảo hiểm y tế quốc dân nên bạn sẽ tự chịu trách nhiệm về các chi phí y tế của mình. Ngoài chi phí y tế, bạn phải có khả năng trang trải tất cả các chi phí cần thiết trong thời gian ở Nhật , bao gồm cả chi phí ăn ở sau khi xuất viện. Về vấn đề này, ngay cả khi người nước ngoài không có tiền tiết kiệm, nếu người thân có thể chịu chi phí ăn ở, đó cũng được tính vào khả năng chi trả chi phí ăn ở. Nhìn chung, rất nhiều người tham gia bảo hiểm y tế quốc dân đúng không ạ?

3. Hoạt động đặc định đối với những người đồng hành chăm sóc trong thời gian lưu trú y tế

Giống như mẹ chị A thì người chăm sóc đi cùng cũng được quy định trong bảng thông báo hoạt động đặc định.

(Tham khảo) Thông báo về các hoạt động đặc định Điều 26
“Các hoạt động chăm sóc sinh hoạt hàng ngày của những người được chỉ định thuộc các hoạt động đã liệt kê ở mục trước (không bao gồm các hoạt động điều hành doanh nghiệp có thu nhập hoặc hoạt động nhận thù lao)”

Hoạt động chăm sóc sinh hoạt hàng ngày nghĩa là chăm sóc các hoạt động các nhân người bệnh trong quá trình nhập viện, đưa đón trước và sau khi nhập viện, được hiểu là người đi kèm cùng với người bệnh. Đối tượng trong trường hợp này không giới hạn là người thân của người điều trị nhưng xét trên quan điểm độ tin cậy đối với nội dung hoạt động thì trường hợp là người ngoài sẽ bị điều tra một cách rất kĩ lưỡng.

Như đã viết ở mục trên, thì việc nhận lương để thực hiện hoạt động chăm sóc này không được chấp nhận do đó người giúp việc sẽ không thuộc đối tượng được xét.

4. Những hồ sơ cần thiết để xin visa hoạt động đặc định trong thời gian lưu trú y tế

Để xin được visa hoạt động đặc định trong thời gian lưu trú y tế thì cần những hồ sơ cần thiết sau:

① Đơn xin( đơn xin cấp chứng nhận tư cách lưu trú hoặc đơn xin thay đổi tư cách lưu trú)

② Giấy chứng nhận tiếp nhận do bệnh viện Nhật Bản cấp

③ Tài liệu giải trình về lịch trình trong thời gian lưu trú

(1) Tài liệu về bệnh viện nơi nhập viện( sách giới thiệu về bệnh viện,..)
(2) Lịch trình điều trị
(3) Tài liệu làm rõ nơi ở trước và sau khi nhập viện hoặc ra viện

④ Tài liệu chứng minh khả năng có thể chi trả trong thời gian lưu trú bằng một những mục dưới đây:

(1) Giấy chứng nhận khoản tiền đã tạm ứng, đặt cọc cho bệnh viện
(2) Bản sao giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm y tế quốc dân( việc bạn tham gia bảo hiểm y tế sẽ chứng nhận được rằng bạn có thể chi trả các khoản chi phí cần thiết cho việc điều trị)
(3) Chứng nhận số dư tài khoản
(4) Chứng nhận bảo trợ của nhà tài trợ hoặc các tổ chức chi viện

Cần phải có giấy chứng nhận tiếp nhận do bệnh viện ở Nhật cấp, vì vậy nếu cơ sở y tế nước ngoài bạn đã chữa trị không có liên kết với cơ sở y tế tại Nhật Bản thì bạn có thể tới Nhật với hình thức visa lưu trú ngắn hạn sau đó khám bệnh và xin đổi tư cách lưu trú.

Nếu xin cho người chăm sóc đi cùng thì cần những hồ sơ dưới đây:

① Đơn xin ( đơn xin cấp chứng nhận tư cách lưu trú hoặc đơn xin thay đổi tư cách lưu trú)
② Tài liệu giải trình lịch trình hoạt động trong thời gian lưu trú( số ngày lưu trú, địa điểm lưu trú,thông tin liên hệ và mối quan hệ với người điều trị)
③ Văn bản chứng minh khả năng chi trả kinh phí trong thời gian lưu trú

5. Tổng kết

Visa hoạt động đặc định đối với thời gian lưu trú y tế được giới hạn trong thời gian điều trị tại Nhật Bản. Trường hợp sau khi điều trị bệnh kết thúc, bạn muốn ở lại Nhật hoặc muốn ở Nhật nhưng với mục đích không liên quan tới chữa trị y tế thì bạn có thể tham khảo ở bài viết :
CÁCH ĐỂ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐÓN BỐ MẸ SANG NHẬT SINH SỐNG LÂU DÀI( Visa hoạt động đặc định với bố mẹ là người phụ thuộc) – Ví dụ điển hình và giải pháp
Tuy nhiên, visa này cũng đươc nói là khá khó để có thể lấy được.
Trường hợp của gia đình chị A, ba chị đã sang được Nhật chữa trị theo visa hoạt động đặc định và mẹ chị đi theo chăm sóc y tế và cũng được cấp visa hoạt động đặc định. Tuy nhiên, chưa đầy một năm chữa trị bệnh, ba của chị A đã mất và mẹ chị A chuyển sang visa hoạt động đặc định với trường hợp bố mẹ là người phụ thuộc. Hiện chị A và mẹ đang sống tại Nhật.
Hiện nay, Nhật Bản đang tích cực tiếp nhận lao động nước ngoài tuy nhiên vẫn chế độ Luật pháp vẫn còn chưa mở rộng đối với gia đình của người nước ngoài. Chúng tôi nghĩ rằng, để Nhật Bản trở thành quốc gia có sự thu hút với người nước ngoài hơn nữa thì cần thiết có các chính sách chăm sóc cả gia đình của họ nữa.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。