行政書士法人第一綜合事務所

ĐÀO TẠO THỰC TẾ ĐƯỢC CHO PHÉP ĐỐI VỚI VISA LAO ĐỘNG( KĨ THUẬT- TRI THỨC NHÂN VĂN- NGHIỆP VỤ QUỐC TẾ)LÀ GÌ?

Nhiều doanh nghiệp thường tổ chức đào tạo việc dành cho nhân viên mới, không kể đó là người Nhật hay người nước ngoài. Và kể cả đó là ứng cử viên cho vị trí quản lý đi nữa, thì để học được công việc thực tế, nhiều doanh nghiệp tiến hành thực thi việc đào tạo nghiệp vụ thực tế bằng cách cho học và làm việc trực tiếp tại công trường, công xưởng sản xuất.
Tuy nhiên, đối với người nước ngoài có thị thực lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) nếu có danh mục là đào tạo thực tế thì không kể đến nội dung đào tạo như thế nào cũng sẽ không được chấp nhận.
Vậy đối với những nhân viên người nước ngoài có thị thực kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế khi mới vào công ty thì việc đào tạo thực tế sẽ được chấp nhận ở mức độ như nào?
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về đào tạo thực tế được chấp nhận đối với thị thực lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) là gì nhé!

1. Các hoạt động cơ bản của thị thực lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) là gì?

Người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản thì phải có các hoạt động tương ứng với các hoạt động được quy định trong Luật nhập cảnh.
Hay nói cách khác, bạn sẽ không lấy được thị thực lao động nếu nội dung hoạt động của bạn không được quy định trong Luật nhập cảnh. Ngoài ra, nếu bạn có visa lao động mà thực hiện những hoạt động để nhận thù lao mà không được quy định trong Luật nhập cảnh thì có thể bạn sẽ bị buộc vào tội vi phạm Luật nhập cảnh.
Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại bài viết:
VI PHẠM HOẠT ĐỘNG NGOÀI TƯ CÁCH LƯU TRÚ CHO PHÉP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LÀ GÌ?

Nội dung hoạt động của visa lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) được quy định trong Luật nhập cảnh như sau:

  • Những nghiệp vụ yêu cầu kiến thức hoặc kĩ thuật thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, sinh học, các lĩnh vực công nghiệp và khoa học tự nhiên khác,…
  • Những nghiệp vụ yêu cầu kiến thức hoặc kĩ thuật thuộc các lĩnh vực tri thức nhân văn, pháp luật, kinh tế học, xã hội học hoặc khoa học nhân văn khác,…
  • Những nghiệp vụ đòi hỏi sự tư duy hoặc sự nhạy bén dựa trên nền tảng văn hóa nước ngoài thuộc nghiệp vụ quốc tế.

Nếu chỉ nhìn như vậy sẽ hơi khó hiểu đúng không ạ?
Các bạn có thể hình dung đơn giản như sau: kĩ thuật là những công việc thuộc khối tự nhiên, tri thức nhân văn là những công việc thuộc khối xã hội còn nghiệp vụ quốc tế là những công việc mang tính chất quốc tế.

Trong chương tiếp theo, dựa trên sự hiểu biết trên về visa lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế), chúng ta hãy cùng đi xem xét chi tiết về việc được cho phép đối với đào tạo thực tế nhé!

2. Đào tạo dựa trên danh nghĩa thị thực lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) bị cấm?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, các hoạt động của thị thực lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) được quy định trong Luật nhập cảnh tương ứng. Và bạn sẽ không được công nhận việc thực hiện những hoạt động ngoài quy định trong Luật nhập cảnh để nhận thù lao.
Tuy nhiên, khi tuyển dụng nhân viên, có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo thực tế bằng cách cho làm việc tại công trường, công xưởng,…để có thể học hỏi được công việc. Ví dụ để làm công việc bán hàng thì nếu không hiểu được sản phẩm của công ty bạn sẽ không thể làm được việc, do đó rất nhiều công ty đã tiến hành đào tạo thực tế tại công xưởng sản xuất sản phẩm; hoặc đối với những bạn được tuyển vào để quản lý khách sạn thì cũng có khả năng sẽ được đào tạo trực tiếp tại nhà hàng của công ty để có thể hiểu hơn về nội dung thực tế của công ty.

Về bản chất, đối với visa lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) thì việc đào tạo thực tế tại công trường, công xưởng hoặc khách sạn nhà hàng,…tất cả những hoạt động trên đều không tương ứng với nội dung hoạt động của visa lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) trong Luật nhập cảnh.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp thị thực lao động được cấp nếu việc đào tao thực tế mang tính cần thiết.
Ở đây nên lưu ý rằng, chỉ khi tính cần thiết của việc đào tạo thực tế được công nhận thì mới được cấp visa lao động.
Nói cách khác, đào tạo thực tế không có nghĩa là Luật nhập cảnh cấp phép cho hoạt động ngoài quy định mà việc đào tạo thực tế là hoạt động cần thiết đáng kể liên quan đến việc thực hiện công việc chính trong tương lai.
Trong số những doanh nghiệp đặt câu hỏi cho chúng tôi, rất nhiều công ty đã hiểu nhầm về mục này, vì vậy mọi người hết sức lưu ý nội dung trên.

Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy cùng xem những yêu cầu nào cần thiết để việc đào tạo thực tế được chấp nhận đối với visa lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế).

3. Những điểm chú ý và yêu cầu của việc đào tạo thực tế được chấp nhận đối với visa lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế)

① Thời gian đào tạo thực tế không chiếm phần lớn thời gian lưu trú dự kiến và thời gian đào tạo thực tế không vượt quá thời gian dài nhất.

Thời hạn lưu trú ở đây không có nghĩa là thời gian lưu trú được xác định khi bạn thay đổi tình trạng cư trú hoặc khi bạn nộp đơn xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, mà nó có nghĩa là cái gọi là thời gian làm việc.
Ngoài ra, “phần lớn” ở đây không được công bố trong các tài liệu do Cục nhập cảnh công bố tuy nhiên có thể hiểu đó là không vượt quá phần lớn thời gian lưu trú.
Do đó, trường hợp thời gian làm việc là 1 năm thì không thể lấy phương pháp đào tạo thực hành liên tục trong suốt liên tục 1 năm đó được.
Vì biến số thời gian lưu trú được giải nghĩa dựa trên thời gian lao động do đó, ứng với thời gian lao động, thời gian đạo tạo thực tế sẽ được quyết định.
Mặt khác, nếu chỉ đọc mục này thì có thể bạn sẽ nghĩ rằng: đối với thời gian lao động là 3 năm thì thời gian đào tạo thực tế sẽ được công nhận khoảng 1,5 năm. Và, đối với việc tuyển dụng vô thời hạn thì có thể đào tạo thực tế một cách thoải mái đúng không ạ?

Tuy nhiên, dựa trên cách nghĩ từ Luật nhập cảnh thì việc đào tạo thực tế là một việc trí đặc biệt ngoại lệ, do đó theo nguyên tắc chỉ được thiết lập tối đa là 1 năm.

Cũng bởi lẽ trên, khi các bạn xây dựng kế hoạch đào tạo thực tế phải hết sức lưu ý đến vấn đề này.

② Tiến hành đào tạo thực tế cho cả người Nhật và người nước ngoài.

Ví dụ trường hợp đối với người Nhật khi nhập công ty thì thực thi đào tạo thực hành 2 tháng nhưng đối với người nước ngoài thì tiến hành việc thực thi việc đào tạo thực hành 1 năm. Điều này có khả năng cao sẽ gây bất lợi khi Cục xét nhập cảnh.

Mặt khác, về mặt tính chất thì trên thực tế sẽ được chấp nhận việc đào tạo tiếng Nhật chỉ áp dụng cho người nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu trường hợp việc đào tạo thực tế tại công trường, công xưởng,… chỉ tiến hành áp dụng cho người nước ngoài không thôi thì sẽ không được phép chấp nhận.

Bởi vậy, bất kể là quốc tịch nào thì cũng nên cân nhắc thật kĩ việc có tiến hành đào tạo thực hành hay không!

③ Có mối quan hệ hợp lý giữa việc đào tạo thực tế và nội dung nghiệp vụ sắp tới.

Như đã đề cập ở mục 2, thì việc mượn danh nghĩa đào tạo thực tế sẽ bị cấm, dó đó điều quan trọng đó là mục đích của việc đào tạo thực tế đó là gì?

Ngay cả khi đáp ứng được điều kiện số ① và ② đi chăng nữa nhưng nếu việc đào tạo thực tế bị phán đoán là không có mối quan hệ hợp lí với nội dung công việc trong tương lai thì bạn sẽ không được cấp visa lao động( visa kĩ thuật-tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế)

Cục nhập cảnh yêu cầu về kế hoạch đào tạo, mối liên hệ giữa đào tạo thực tế và nội dung nghiệp vụ trong tương lai.
Trong kế hoạch đào tạo bạn cần viết các bước cũng như những công việc cụ thể của việc đào tạo thực tế.

④ Tổng kết lại việc đào tạo thực tế

Tổng kết lại việc đào tạo thực tế của mục này, chúng ta có những điều sau:

  • Thời gian đào tạo thực tế không chiếm quá phân nửa thời gian lưu trú dự kiến
  • Thời gian lưu trú được phán đoán dựa trên thời gian làm việc
  • Dựa vào kết quả phán đoán nếu thời gian làm việc là trên 1 năm thì thời gian đào tạo thực tế nhiều nhất là 1 năm.
  • Việc đào tạo thực tế được thực thi không kể đó là quốc tịch nào
  • Có mối quan hệ hợp lý giữa việc đào tạo thực tế và nội dung nghiệp vụ sắp tới.
  • Dựa theo những tiêu chuẩn trên để xây dựng kế hoạch đào tạo.

Dưới đây, chúng tôi xin bổ sung thêm một số thông tin tham khảo:

  • Bất kể thuộc loại nào, để có thể kiểm tra được tình trạng thực thi đào tạo thực tế thì khả năng cao thời hạn lưu trú sẽ là 1 năm.

Các bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn:
TÙY THEO LOẠI VISA LAO ĐỘNG MÀ HỒ SƠ CẦN NỘP CŨNG THAY ĐỔI!?

  • Nếu lịch trình khóa đào tạo không tiến hành theo như kế hoạch mà vượt quá thời gian dự kiến thì khả năng cao việc gia hạn sẽ không được.
  • Không chỉ thực hiện việc đào tạo thực tế lúc đầu vào công ty mà trong quá trình làm việc tiến hành việc đào tạo nâng cao tay nghề thì cách suy nghĩ cũng giống như trên.

4. Tổng kết

Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Nhật( từ 15 đến 65 tuổi ) đang giảm hơn bao giờ hết.
Nó đạt đỉnh vào những năm 1990 và đang giảm dần qua từng năm, và rất tiếc là ngay ở thời điểm hiện tại cũng không có triển vọng phục hồi.
Do ảnh hưởng như vậy nên các công ty rất khó có thể đảm bảo được nguồn nhân lực.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực chưa từng có này, nhiều công ty đã lựa chọn việc đưa người nước ngoài vào.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người Nhật lại có suy nghĩ rằng khi tuyển dụng người nước ngoài sẽ cho họ làm những công việc mà người Nhật không muốn làm.
Ví dụ như những công việc 3K( khó khăn, bẩn thỉu, nguy hiểm).
Và lương của người nước ngoài thì sẽ thấp hơn người Nhật.
Giả định như những điều trên đã tồn tại trong quá khứ đi chăng nữa thì thời đại đó đã qua.
Xã hội già hóa không chỉ là vấn đề ở Nhật Bản mà còn ở các nước lân cận, và cuộc chiến giành nguồn nhân lực đã bắt đầu trên thế giới.

Bây giờ chúng ta đang ở trong thời đại quyết định nơi người nước ngoài muốn làm việc, điều mà chúng ta yêu cầu không chỉ là tuân thủ luật pháp và quy định, mà còn phải làm rõ sự thăng tiến trong nghề nghiệp và tạo ra một thể chế mà ở đó mọi người đều có thể đóng một vai trò tích cực.

Thêm một điều nữa đó mà chúng ta không thể quên đó là trong dòng chảy xã hội quốc tế một cách nhanh chóng như hiện nay, nếu Nhật Bản có thể tuyển dụng được những nhân lực chất lượng cao người nước ngoài thì sức cạnh tranh quốc tế của chúng ta sẽ cao hơn rất nhiều.
Văn phòng Luật hành chính Daiichi- Sogo không chỉ hỗ trợ về việc xin visa lao động( kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế) mà chúng tôi còn để xuất cho các quí doanh nghiệp phương pháp hoạt động đối với người nước ngoài.
Chúng tôi đã nhận được rất nhiều chia sẻ tích cực từ các công ty mà chúng tôi hỗ trợ:
“Việc xây dựng cơ cấu thể chế rất khó, nhưng thay vào đó chúng tôi đã có thể thuê được nguồn nhân lực nước ngoài xuất sắc.”
“Trước đây khi đăng tuyển dụng thì không có ai nhưng giờ thì rất nhiều ứng tuyển tới.”
….
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc tuyển dụng người nước ngoài hoặc về vấn đề đào tạo thực tế, hãy liên lạc với văn phòng Luật hành chính chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
Xin cảm ơn!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038