行政書士法人第一綜合事務所

KHÔNG PHẢI VISA LAO ĐỘNG! VISA THỰC TẬP LÀ GÌ?

KHÔNG PHẢI VISA LAO ĐỘNG! VISA THỰC TẬP LÀ GÌ?

Visa thực tập được thiết lập nhằm mục đích chuyển giao các kỹ năng, kĩ thuật hoặc kiến thức được phát triển và trau dồi tại Nhật Bản ra nước ngoài bằng cách mời người nước ngoài đến Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh để tu luyện và trau dồi kiến thức kĩ năng- kĩ thuật. Thị thực với mục tiêu cống hiến quốc tế, hiệp lực nhằm thúc đẩy và góp phần đóng góp vào sự phát triển của các quốc gia trên.

Xét cho cùng, visa thực tập chỉ là thị thực nhằm mục đích học tập những kĩ thuật của Nhật Bản và nó không phải là visa lao động. Chính vì vậy, không được sử dụng nó như một phương tiện để duy trì nguồn lực lao động.
Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư hành chính của chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về loại thị thực này nhé!

1. Visa thực tập sẽ được áp dụng cho ngành nghề nào?

Nội dung hoạt động của visa thực tập ( tính tương thích về tư cách lưu trú) được quy định là những hoạt động trau dồi kiến thức hoặc kĩ năng, kĩ thuật tại cơ sở tiếp nhận công hoặc tư ở Nhật Bản.
Ở trên có một câu hỏi đặt ra đó là:
Nguồn nhân lực nước ngoài nào có thể được mời theo hình thức visa thực tập tương ứng với các hoạt động trên?
Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi xoay quanh ví dụ điển hình dưới đây để kiểm chứng điều này nhé!

【Ví dụ điển hình】

Người nộp đơn(30 tuổi) đã có chứng chỉ bác sĩ tại nước sở tại. Trường hợp nếu hiện tại ở đất nước của người này chưa tiếp nhận phương pháp phẫu thuật tiên tiến( sử dụng robot hỗ trợ phẫu thuật) và muốn đưa hệ thống y tế này của Nhật bản về nên dự kiến sẽ xin được đào tạo tại cơ sở y tế phù hợp tại Nhật 1 năm. Vậy người này có thể được mời sang Nhật theo visa thực tập hay không?

【Kiểm chứng ví dụ điển hình】

Vì visa thực tập là do sắc lệnh Bộ tiêu chuẩn quy định nên chúng ta không chỉ xét tính phù hợp của tư cách lưu trú mà còn phải kiểm chứng xem nó có tuân thủ sắc lệnh của bộ tiêu chuẩn hay không?
Sắc lệnh của Bộ tiêu chuẩn hạ cánh quy định như sau:

(1) Người nộp đơn sẽ không được cấp visa nếu chỉ thực hiện hoạt động giống nhau trong quá trình đào tạo kĩ thuật, kĩ năng hoặc kiến thức.
⇒Những thao tác giống nhau, lặp đi lặp lại những công việc trong quá trình đào tạo là công việc tay chân, không có tay nghề, do đó sẽ không đúng với mục đích của loại hình visa này.

(2) “Người xin đơn từ 18 tuổi trở lên và có kế hoạch dự định sẽ tham gia vào công việc đòi hỏi các kỹ năng được học tập và đào tạo tại Nhật Bản sau khi trở về quốc gia của mình”.
⇒Vì mục đích của visa thực tập đó là mang những kĩ năng- kĩ thuật học được tại Nhật Bản về nước của mình để chuyển giao kiến thức đó, đo đó cần làm rõ lịch trình đào tạo và thời gian lưu trú.
* Cục không có quy định rõ thời gian đào tạo, tuy nhiên trên thực tế người ta cho rằng, nếu thời gian đào tạo là khoảng 2 năm trở lên thì sẽ trở lên khó xin hơn.

(3) “Có ý đinh học tập và đào tạo những kiến thức, kĩ năng hoặc kĩ thuật mà ở khu vực địa chỉ mình sinh sống không có khả năng hoặc có thể học hỏi được.”
⇒Nếu các kĩ năng, kiến thức đang có dự định học tập tại Nhật mà được phán đoán là dễ dàng có thể học được ở đất nước sở tại thì việc mời người xin đơn sang Nhật là rất khó.
Chúng ta cùng quay lại để xác nhận tình huống điển hình lần này nhé:
Về điều (1), nếu chứng minh được phương pháp phẫu thuật tiên tiến( phẫu thuật nhờ robot hỗ trợ) là công nghệ có thể được đào tạo thông qua việc vận dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong quá khứ thì sẽ thỏa mãn yêu cầu này.
Về điều (2), nếu lịch trình đào tạo trong 1 năm được làm rõ thì điều kiện này cũng được thỏa mãn.
Về điều (3), nếu trên thực tế, kĩ thuật này chưa được vận dụng tại nước sở tại của người nộp đơn và chứng minh được thành tích sử dụng kĩ thuật phương pháp này( phẫu thuật nhờ robot hỗ trợ) của cơ sở y tế được mời tới thì điều kiện này sẽ được thỏa mãn.

Dựa vào các ý trên, chúng ta có thể phán đoán rằng trường hợp ví dụ điển hình lần này hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn hạ cánh nên đủ khả năng có thể lấy được visa thực tập.
* Tất nhiên, khi xin visa thực tập cụ thể với mỗi người thì cần xem xét những điều kiện khác nhau.

2. Những điều không thể không biết về visa thực tập! Đào tạo không thực hành và đào tạo thực hành là gì?

Visa thực có 2 loại đó là đào tạo phi thực hành và đào tạo thực hành

Đào tạo phi thực tế là quan sát các kỹ năng có được trong khóa đào tạo, bài giảng và kinh nghiệm trong thời gian ngắn hạn.
Cụ thể, có các khóa đào tạo với hình thức như giáo dục tiếng Nhật, chỉ đạo đời sống, giáo dục an toàn, kiến tập nơi làm việc, tạo ra các sản phẩm nguyên mẫu,….
Đào tạo thực hành đề cập đến việc đạt được các kỹ năng, v.v. bằng cách tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất hoặc bán sản phẩm hoặc kinh doanh cung cấp dịch vụ với một khoản phí.

Đào tạo thực hành chỉ được cho phép một cách hạn chế, vì visa thực tập nhằm mục đích để học tập. Nói cách khác, khi kết hợp đào tạo thực hành, ngoài trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng bộ tư pháp quy định thì quy định thời lượng đào tạo thực hành chỉ bằng 2/3 tổng số đào tạo.
Do đó, nội dung đào tạo là đạo tạo thực hành hay phi thực hành là một yếu tố hết sức quan trọng khi xét visa này.

Trường hợp nội dung đào tạo có bao gồm đào tạo thực hành thì những mục bị xét( sắc lệnh tiêu chuẩn) sẽ tăng lên. Chính vì vậy, trong trường hợp này bạn cần chuẩn bị thủ tục một cách hết sức kĩ lưỡng.
Nếu bạn không chắc chắn về nội dung đào tạo thì vui lòng liên lạc cho chúng tôi để nhận được tư vấn nhé!

3. Những điểm phải chú ý đối với công ty tiếp nhận visa thực tập?

Ngoài những nội dung đã giới thiệu trên thì để lấy được visa thực tập bạn chú một điểm hết sức quan trọng nữa: Đó chính là thể chế của cơ sở tiếp nhận đào tạo.
Chúng ta cùng đi xác nhận những tiêu chuẩn đối với cơ quan tiếp nhận do Cục nhập cảnh quy định nhé.

(1) “Cơ sở tiếp nhận công hoặc tư khi bố trí nhân viên dự kiến đào tạo cho người nước ngoài phải có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong lĩnh vực kĩ năng tương ứng”
⇒ Việc đào tạo phải được thực hiện bởi một người hướng dẫn đào tạo. Người hướng dẫn đào tạo phải là nhân viên chính thức của tổ chức và phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về các kỹ năng mà học viên đang hướng tới việc đạt được trong quá trình đào tạo.

(2) Đơn vị tiếp nhận hoặc cơ quan trung gian phải thực hiện các biện pháp đảm bảo chi phí đi lại của nghiên cứu sinh khi quay lại Nhật Bản
⇒ Thị thực thực tập nhằm mục đích để thực tập sinh mang công nghệ Nhật Bản về nước, nhưng trước đây nó đã bị lạm dụng như một phương tiện để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và được coi là một vấn đề nan giải. Do đó, đơn vị tổ chức đào tạo phải có trách nhiệm quản lý vấn đề cư trú của thực tập sinh cho đến khi họ quay trở về đất nước và phải có các biện pháp đảm bảo cho họ trở lại nước của mình sau khi hoàn thành khóa đào tạo.
Cơ quan chủ quản có thể áp dụng các biện pháp để đảm bảo việc quay trở đất nước của mình. Ngoài ra, không có quy định nhập cư nào liên quan đến chi phí khởi hành, vì vậy sẽ không có vấn đề gì nếu bạn để thực tập sinh chịu chi phí.

(3)”Đơn vị tiếp nhận phải chuẩn bị tài liệu liên quan đến tình hình triển khai đào tạo, địa điểm đào tạo và lưu trữ từ một năm trở lên kể từ ngày bắt đầu đến khi kết thúc đào tạo.”
⇒ Hồ sơ đào tạo phải được tạo và lưu để sau khi thực tế có thể xác nhận việc kiểm chứng. Nếu thực tập sinh có bất kỳ vấn đề gì về nơi cư trú, bạn sẽ bị yêu cầu nộp hồ sơ đào tạo.

Sau khi giải quyết 3 điểm trên, cơ sở tiếp nhận có thể tiến hành chuẩn bị để mời thực tập sinh sang.

4. Làm thế nào để có thể lấy được visa thực tập nếu muốn sang lại một lần nữa

Sau khi kết thúc việc đào tạo đối với visa thực tập,bạn vẫn có khả năng xin để được sang lại một lần nữa.
Tuy nhiên, mục đích của thị thực thực tập ngay từ ban đầu là để đóng góp vào sự phát triển của đất nước của người đó. Vì vậy, để được mời lại với Visa thực tập, cần phải thỏa mãn các điểm xét tuyển thông thường và cộng thêm 3 điểm sau.
(1) Đào tạo thêm với mục đích đạt được các kỹ năng, kỹ năng liên quan cấp cao hơn
(2) Công nghệ, kĩ năng v.v. đã học trong khóa đào tạo trước đang được sử dụng ở nước sở tại.
(3) Không phải khác hoàn toàn so với ngành nghề được đào tạo trước đây.

Trên thực tế, khi bạn xin lại thị thực thực tập, Cục kiểm chứng và làm rõ nhu cầu mời sang lại sau đó sẽ quyết định việc cấp visa cho bạn hay không. Do đó, nếu bạn đang có dự định xin sang tiếp theo dạng visa này, hãy kiểm chứng điều này đầu tiên.

5. Tổng kết

Không giống như thị thực đào tạo thực tập sinh kỹ năng, thị thực thực tập không có hợp đồng lao động giữa tổ chức tiếp nhận và người nộp đơn. Vì vậy, nó thường được sử dụng với mục đích đào tạo từ 3 tháng đến 1 năm.
Có một số điểm cần lưu ý khi xem xét nội dung đào tạo và hệ thống tiếp nhận khi xin loại hình visa này. Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị kĩ những lưu ý này thì chắc chắn sẽ lấy được visa như mong muốn.

Nếu bạn đang cân nhắc việc mời nguồn nhân lực nước ngoài, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn những giải pháp phù hợp nhé!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。