行政書士法人第一綜合事務所

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI CHUYỂN TỪ VISA ĐỊNH CƯ SANG VISA VĨNH TRÚ

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI CHUYỂN TỪ VISA ĐỊNH CƯ SANG VISA VĨNH TRÚ

Thị thực định cư được thiết lập để chấp nhận người nước ngoài được phép sinh sống tại Nhật Bản vì những lý do đặc biệt. Người thuộc thế hệ thứ ba và thứ tư của công dân Nhật Bản, con cái của người kết hôn với người Nhật, con ruột của người vĩnh trú, người đã ly hôn với người Nhật hoặc có chồng/ vợ là người Nhật nhưng đã mất,…là những người được cấp visa định cư.
Những người có visa định cư thường có xu hướng sinh sống lâu dài ở Nhật, do đó họ muốn lấy visa vĩnh trú để có thể ổn định hơn nơi cư trú của mình.
Trong bài viết này, xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi đi xác nhận những điểm cần chú ý khi chuyển từ visa định cư sang visa vĩnh trú nhé!

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Về số năm lưu trú

Theo nguyên tắc, bạn phải lưu trú ít nhất 10 năm thì mới có thể đủ điều kiện xin visa vĩnh trú( điều kiện về số năm cư trú tại Nhật Bản). Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ thì yêu cầu về thời gian lưu trú sẽ được rút ngắn lại nó thuộc những trường hợp được công nhận có mối quan hệ chặt chẽ với xã hội Nhật Bản.

Nếu người nước ngoài có visa thường trú và sống ở Nhật liên tục trong vòng 5 năm trở lên kể từ ngày được cấp visa thì sẽ thoả mãn về điều kiện lưu trú tại Nhật Bản. “Vì yêu cầu phải sống liên tục 5 năm tại Nhật bản kể từ ngày được cấp visa định cư nên nếu bạn chuyển từ visa khác sang thì sẽ được tính cả thời gian từ ngày bạn chưa đổi tư cách đó đến nay và với điều kiện đủ 5 năm trở lên.

Ví dụ cụ thể hơn đó là nếu bạn kết hôn với người Nhật và có tư cách lưu trú “vợ/ chồng của người Nhật” nhưng sau đó bạn li hôn và chuyển từ tư cách này sang visa định cư thì bạn có thể tính tổng quãng thời gian khi lưu trú với tư cách “vợ/ chồng của người Nhật” cộng với tổng quãng thời gian lưu trú với tư cách visa định cư mà trên 5 năm thì bạn sẽ đủ điều kiện được rút ngắn về theo trường hợp ngoại lệ trên.

2. Về thu nhập

Để có thể lấy được vĩnh trú thì cần có đủ các yêu cầu về tài sản hoặc kỹ năng để có thể độc lập về tài chính (theo quy định số 2 mục 2 khoản 22 trong luật kiểm soát dân cư, điều kiện yêu cầu sinh kế độc lập). Khi thực hiện thẩm tra sẽ xem xét tổng hợp dựa thành phần gia đình của người xin, tổng thu nhập của gia đình, nơi cư trú, độ tuổi và tính ổn định về cuộc sống ổn định sau này.
Tuy không có tiêu chí rõ ràng nhưng đối với cá nhân người có tư cách lưu trú thuộc dạng lao động khi xin visa vĩnh trú thì mức thu nhập năm phải trên 300 vạn yên trở lên. Mặt khác đối với người có tư cách lưu trú thuộc dạng lao động khi xin visa vĩnh trú sẽ bị đánh giá là tính ổn định về tự độc lập về điều kiện sinh kế sẽ thấp hơn đối với những người có visa định cư .

Tuy nhiên, đối với trường hợp được nhận hỗ trợ về sinh hoạt thì khả năng bị đánh giá là không đáp ứng được các yêu cầu về sinh kế độc lập sẽ cao hơn. Ngay cả khi thu nhập tiêu chuẩn hàng năm thấp thì mức thu nhập hàng năm dưới 250 vạn yên thì cũng sẽ gặp khó khăn khi xin tư cách vĩnh trú ( thực tế là đang tiếp nhận hỗ trợ sinh hoạt và thu nhập hàng năm dưới 250 vạn yên, với những điều như trên cũng không có nghĩa hoàn toàn là sẽ bị trượt vĩnh trú)

3. Về nghĩa vụ phụng dưỡng cho người thân

Tiếp theo, một điểm rất dễ bị đánh trượt đó là liên quan đến việc phụng dưỡng với người thân.

Người nước ngoài cư trú tại Nhật với tư cách visa định cư có nhiều trường hợp có cả người thân cùng sống tại Nhật. Người nước ngoài có tổ tiên là người Nhật thì hầu hết người thân đều sống ở Nhật.

Khi người thân sống ở Nhật, và trường hợp có người thân nhận sự trợ cấp sinh hoạt từ bạn thì đối với người xin visa sẽ là vấn đề liên quan đến việc phụng dướng người thân.

Theo luật dân sự Nhật Bản, nghĩa vụ phụng dưỡng được áp dụng với người có quan hệ huyết thống trực tiếp( là thành phần gia đình bao gồm :Ông Bà , Bố Mẹ, Con,Cháu…) và Anh ,Chị ,Em(Theo mục 1 khoản 877 luật dân sự). Tóm lại, khi người thân, anh em có quan hệ huyết thống khi gặp khó khăn thì phải cùng nhau giải quyết. Nếu người có quan hệ huyết thống trực tiếp là anh chị em đang tiếp nhận hỗ trợ sinh hoạt mà bản thân người xin tư cách vĩnh trú không tiếp nhận hỗ trợ thì cũng có thể bị đánh giá là không hoàn thành nghĩa vụ phụng dưỡng và cũng có trường hợp ảnh hưởng đến kết quả khi xin visa vĩnh trú.

Tuy nhiên,việc người có quan hệ huyết thống trực tiếp là anh chị em đang nhận hỗ trợ sinh hoạt thì cũng không có nghĩa là việc xin visa vĩnh trú sẽ bị từ chối. Tư cách vĩnh trú sẽ được chấp nhận dựa trên thu nhập của người xin, số tiền hàng tháng phải trợ cấp cho gia đình là bao nhiêu, đánh giá tình trạng chi trả đối với người thân khác ở mức độ nào, khi người xin đã hoàn thành đủ nghĩa vụ phụng dưỡng đối với gia đình thì việc người thân trong gia đình có đang nhận hỗ trợ sinh hoạt thì việc xin visa vĩnh trú vẫn được chấp thuận..

4. Về hành vi

Hầu hết người cư trú với tư cách visa định cư là người sống ở Nhật từ nhỏ hoặc sinh ra ở Nhật. Họ thường sống trong cộng đồng gồm những người có xuất thân ở cùng 1 quốc gia và môi trường do đó một số người dễ dính líu đến những tội như bạo lực, ma tuý…vv

Nếu có những hành vi vi phạm phải chịu hình phạt theo quy định thì 5 năm kể từ ngày chịu hình phạt( Đối với người nhận án treo thì sau khi hết hạn án treo 5 năm) thì cũng không được cấp phép vĩnh trú
Nếu bạn đã có tiền án thì cần chú ý về thới gian và nội dung của hình phạt để cân nhắc về thời gian xin visa vĩnh trú.

5. Tổng kết

Như đã đề cập ở phần đầu, visa định cư là hình thức tiếp nhận với người nước ngoài tương ứng được phép sống ở Nhật vì những lý do đặc biệt, nó được dành cho những người có quan hệ mật thiết đối với Nhật Bản.Do đó, hầu hết những người có visa định cư đều muốn sống lâu dài ở Nhật có đúng không ạ?
Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến những điểm cần chú ý khi chuyển từ visa định cư sang visa vĩnh trú.

Tại văn phòng Luật hành chính Daiichi Sogo chúng tôi luôn hỗ trợ về việc xin visa vĩnh trú để người có visa định cư có thể an tâm sinh sống tại Nhật.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc lấy visa vĩnh trú, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn nhé!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。