行政書士法人第一綜合事務所

NGƯỜI BẢO LÃNH CHO VISA VĨNH TRÚ LÀ GÌ?

Khi xin visa vĩnh trú thì bắt buộc bạn phải có người bảo lãnh. Thường mọi người sẽ nhờ bạn bè thân thiết hoặc cấp trên làm người bảo lãnh cho mình khi xin vĩnh trú nhưng nếu bạn không giải thích được chính xác ý nghĩa của người bảo lãnh là gì thì có thể bạn sẽ bị từ chối khi nhờ họ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về trách nhiệm của người bảo lãnh đối với đơn xin visa vĩnh trú và điều kiện như thế nào thì có thể trở thành người bảo lãnh cho bạn?
Nếu bạn nào đang có ý định nhờ người bảo lãnh để xin visa vĩnh trú hoặc bạn đang được nhờ để trở thành người bảo lãnh cho ai đó thì đừng nên bỏ qua bài viết này nhé!

1. Nội dung của chứng nhận bảo lãnh đối với visa vĩnh trú

Khi xin visa vĩnh trú, bạn phải có chữ kí và đóng dấu của người bảo lãnh vào bản chấp nhận bảo lãnh sau đó xuất trình lên Cục xuất nhập cảnh.
Bản đồng ý bảo lãnh bao gồm những nội dung sau:

Trong thời gian người trên cư trú ở Nhật Bản, tôi xin bảo đảm những điều sau:
1, Chi phí lưu trú
2, Chi phí đi lại
3, Tuân thủ pháp luật

“Chi phí lưu trú” là đề cập tới toàn bộ những khoản phí cần thiết của người xin visa vĩnh trú trong thời gian cư trú tại Nhật Bản.
“Chi phí đi lại” đề cập đến tất cả các chi phí trong trường hợp bất khả kháng mà người nộp đơn phải quay về nước.
“Tuân thủ luật pháp” có nghĩa là người nộp đơn không vi phạm các chuẩn mực xã hội như luật pháp và các mệnh lệnh khi lưu trú tại Nhật Bản.

Người bảo lãnh sẽ đảm bảo các chi phí này và việc tuân thủ pháp Luật trong thời gian cư trú tại Nhật Bản của người xin đơn.

2. Trách nhiệm của người bảo lãnh đối với visa vĩnh trú

Khi nghe đến từ “người bảo lãnh”, nhiều người nghĩ ngay đến đó là người bảo lãnh khoản nợ và sẵn sàng trả khoản tiền nó. Trên thực tế, người bảo lãnh nhập cảnh có bản chất khác so với người bảo lãnh mà bạn đang tưởng tượng.

Về mặt chung của người bảo lãnh dân sự chịu khoản nợ thay cho con nợ nếu con nợ không trả được nợ. Hay nói cách khác đó là “thay thế trả nợ” . Chủ nợ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu bên bảo lãnh không tự nguyện thực hiện thì có quyền khiếu nại yêu cầu Tòa án buộc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Hành động này được gọi là trách nhiệm pháp lý.
Tuy nhiên, người bảo lãnh đối với việc nhập cảnh không phải chịu trách nhiệm này.
Ví dụ, trường hợp người nộp đơn gặp khó khăn về cuộc sống thì không thể yêu cầu người bảo lãnh thực hiện việc trả tiền. Và tất nhiên, Cục nhập cảnh cũng không thể yêu cầu người bảo lãnh thực hiện điều này.
Ngoài ra, nếu người xin đơn mà vi phạm pháp Luật và gây thiệt hại cho người khác thì cũng không thể yêu cầu người bảo lãnh bồi thường, và tất nhiên cũng không thể khiếu nại yêu cầu toà án buộc người bảo lãnh phải bồi thường.
Theo cách này, bảo lãnh đối với việc nhập cư có bản chất rất khác so với bảo lãnh dân sự. Bảo lãnh nhập cư được cho là trách nhiệm đạo đức, và nó giống như một lời hứa sẽ giúp đỡ đương đơn trong trường hợp gặp khó khăn, và người bảo lãnh cũng sẽ không bị phạt về mặt pháp lý nếu không thực hiện lời hứa đó.

3. Ai có thể trở thành người bảo lãnh đối với visa vĩnh trú

Không phải ai cũng có thể trở thành người bảo lãnh cho người xin visa vĩnh trú. Có một số điều kiện như sau:

Đầu tiên (1) đó phải là người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú
Điều này là do nếu người bảo lãnh ở Nhật trong thời gian ngắn hơn so với người nộp đơn xin vĩnh trú, thì có thể người đó sẽ không thể thực hiện được các nội dung bảo lãnh, vì vậy người bảo lãnh được giới hạn đối với những người có thời gian tư cách cư trú dài hơn so với người xin đơn.

Tiếp theo, người bảo lãnh phải có (2) thu nhập ổn định. Tuy nhiên, ở đây không phải là yêu cầu người bảo lãnh cho bạn phải có thu nhập nhiều hơn bạn. Trên thực tế, vấn đề về thu nhập của người bảo lãnh không bị xét quá chặt do đó chỉ cần người đó có thu nhập thường xuyên thì sẽ không có vấn đề gì.

Và người bảo lãnh buộc phải (3) thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Trên thực tế, không phải tất cả các hạng mục thuế đều được kiểm tra. Nếu người bảo lãnh chứng minh được đã đóng thuế thị dân thì có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Như các bạn thấy, có một số điều kiện đặt ra đối với người bảo lãnh tuy nhiên đó không hề yêu cầu cao. Do đó, chỉ cần là người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú đang đi làm thì sẽ không có vấn đề gì cả.

4. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã giải thích cho các bạn về người bảo lãnh đối với việc xin visa vĩnh trú.
Khi xin vĩnh trú, bắt buộc phải có người bảo lãnh, không thể nộp hồ sơ mà không có người bảo lãnh.
Vì vậy, nếu bạn đang có ý định xin vĩnh trú, bạn phải cân nhắc xem nên nhờ ai bảo lãnh. Nếu có thể, bạn nên hỏi trước khi bắt đầu chuẩn bị làm hồ sơ.
Nếu bạn không giải thích được chính xác nội dung và trách nhiệm của người bảo lãnh, rất có thể bạn sẽ bị từ chối. Trường hợp bạn gặp khó khăn về điều đó, có thể tham khảo bài viết này nhé!
Chúc các bạn xin được vĩnh trú tại Nhật thành công nhé!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038