行政書士法人第一綜合事務所

【Trường hợp giải pháp】Sau khi chồng có được Visa vĩnh trú thì Visa đoàn tụ gia đình của người vợ sẽ như thế nào?

Ông A ( người Hàn Quốc), đã ở Nhật Bản 15 năm, ông có visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế, nhưng hiện tại ông vừa có được visa vĩnh trú mà ông đã chờ đợi từ lâu. Ông A đã kết hôn với bà B (người phụ nữ Hàn Quốc) cách đây 5 năm, và hai người hiện đang sống với hai đứa con (4 tuổi và 7 tháng tuổi, cả hai bé đều sinh ra ở Nhật Bản).

Ngay cả sau khi ông A đổi visa lao động thành visa vĩnh trú, bà B và hai đứa con vẫn sinh sống tại Nhật Bản với visa đoàn tụ gia đình.

Ông A đã đến văn phòng của chúng tôi để được tư vấn miễn phí, ông muốn đảm bảo rằng việc vợ và hai con của ông vẫn ở lại với visa đoàn tụ gia đình là không có vấn đề gì.

1.Lời mở đầu

Nếu bạn chuyển từ visa lao động sang visa vĩnh trú thì việc gia đình bạn vẫn giữ visa đoàn tụ gia đình thì có tốt không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích các vấn đề xảy ra khi các thành viên gia đình không xin visa vĩnh trú cùng nhau và cách giải quyết chúng.

2.Visa đoàn tụ gia đình là gì?

Visa đoàn tụ gia đình là visa được thiết lập để chấp nhận người phụ thuộc của công dân nước ngoài cư trú tại Nhật Bản với một tình trạng cư trú nhất định.
Bằng cách áp dụng trường hợp ví dụ lần này, đây là visa mà bà B và hai đứa con của ông A, người có visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế có thể tham gia.

Lần này, do ông A (visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế) đã có được visa vĩnh trú, ông A muốn tham khảo rằng liệu vợ và hai con của ông vẫn đang sinh sống tại Nhật Bản với visa đoàn tụ gia đình thì có bị ảnh hưởng gì không.

Câu trả lời nằm trong định nghĩa về visa đoàn tụ gia đình được nêu ra ở trên.
Visa đoàn tụ gia đình là visa được thiết lập để chấp nhận người phụ thuộc của công dân nước ngoài cư trú tại Nhật Bản với một tình trạng cư trú nhất định.

Một tình trạng cư trú nhất định ở đây có nghĩa là “Giáo sư”, “Nghệ thuật”, “Tôn giáo”, “Truyền thông “, “Chất lượng cao”, “Kinh doanh / Quản lý”, “Luật / Kế toán”, “Y tế”, “Nghiên cứu”, “Giáo dục”, “Công nghệ” , “Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế”, “Chuyển giao nội bộ công ty”, “Điều dưỡng”, “Giải trí”, “Kỹ thuật”, “Hoạt động văn hóa”, “Du học”, không bao gồm Vĩnh trú.

Nói cách khác, nếu người có “tình trạng cư trú nhất định” chuyển sang visa vĩnh trú thì người phụ thuộc cũng phải chuyển sang visa vĩnh trú.

Tóm lại,
①Từ tình hình của ông A (Visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế), bà B (visa đoàn tụ gia đình), con (visa đoàn tụ gia đình),
②Vì ông A đã có được visa vĩnh trú nên bà B và hai đứa con không còn đáp ứng các điều kiện của visa gia đình nữa.
③Do đó, bà B và hai đứa con phải thay đổi tình trạng cư trú.

3.Có thể chuyển visa đoàn tụ gia đình sang visa nào thì tốt?

(1)Về người phụ thuộc

Nếu người nước ngoài có “tình trạng cư trú nhất định” có được visa vĩnh trú thì người phụ thuộc sẽ chuyển sang visa phụ thuộc người vĩnh trú. Ở đây, chúng tôi bỏ qua các yêu cầu về visa phụ thuộc người vĩnh trú, miễn họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho visa đoàn tụ gia đình thì thông thường sẽ không có vấn đề gì.

(2)Về con cái

Đối với con cái, con cái sẽ chuyển sang visa “Cư dân định trú”. Visa “Cư dân định trú” được chia thành hai loại: Định trú thông báo và Định trú không thông báo (Cư dân định trú không được quy định trong thông báo), nhưng do người nuôi dưỡng chuyển sang visa vĩnh trú nên visa của con cái lúc này sẽ là visa cư dân định trú (định trú thông báo).

(Tài liệu tham khảo)
〇 Những người xác định tình trạng được liệt kê ở cột dưới của cư dân định trú của Luật kiểm soát nhập cảnh và công nhận người tị nạn, Điều 7, khoản 1, mục 2 của Luật (Thông báo của Bộ Tư pháp số 132, 1990)

(Lược bớt)

(6)Những người thuộc bất kỳ trường hợp nào sau đây (trừ những người thuộc số 1 xuống số 4 hoặc số 8)

(7)Các điều khoản đặc biệt được quy định bởi Luật đặc biệt về kiểm soát nhập cảnh (Luật số 71 năm 1991) đối với công dân Nhật Bản, những người có tư cách vĩnh trú hoặc những người đã rời quốc tịch Nhật Bản theo Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản. Con cái thực sự, vị thành niên và chưa lập gia đình của những người sống như người phụ thuộc của người có visa vĩnh trú (sau đây gọi là “Vĩnh trú đặc biệt”)

(Lược bớt)

4.Để tránh những tình huống phức tạp thì nên làm gì?

Nếu người nuôi dưỡng chuyển sang visa vĩnh trú thì những người đang có visa đoàn tụ gia đình cũng phải chuyển visa như đã mô tả ở trên.

Visa đoàn tụ gia đình là một visa liên quan đến “tình trạng cư trú nhất định” như được giải thích ở trên. Do đó, nếu “tình trạng cư trú nhất định” bị thay đổi, thì visa đoàn tụ gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Để tránh sự phức tạp không đáng có, chúng tôi khuyên cả gia đình nên tiến hành xin visa vĩnh trú.

Trong trường hợp này, sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu cả gia đình xin visa vĩnh trú.
Ngoài ra, số lượng đơn xin visa sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc cả gia đình có xin visa vĩnh trú hay không

Khi xin visa vĩnh trú với cả gia đình

Đơn xin visa vĩnh trú cho ông A, bà B và 2 đứa con

Trường hợp ví dụ lần này

①Đơn xin vĩnh trú của ông A
②Đơn xin thay đổi sang visa phụ thuộc người vĩnh trú của bà B
③Đơn xin thay đổi sang visa “Cư dân định trú” cho con
④Ông B, đơn xin visa vĩnh trú cho con
* Bạn có thể xin ②,③,④ cùng một lúc

Nếu bạn so sánh theo cách này, bạn sẽ cảm nhận được lợi ích của việc xin visa vĩnh trú cho cả gia đình.
Tuy nhiên, do các yếu tố như thời gian kết hôn (vợ / chồng) và tuổi tác (con cái), cả gia đình có thể không thể xin được visa vĩnh trú cùng một lúc.

Vì rất khó để đưa ra tất cả các phán đoán cụ thể tại bài viết này, bạn vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia hành chính về nghiệp vụ quốc tế để tìm hiểu làm thế nào để có được visa vĩnh trú cho cả gia đình trong thời gian ngắn nhất.

5.Tổng hợp

Lần này, với một chút thay đổi, chúng tôi đã đăng lên những nội dung quan trọng.
Có vẻ như lý do cho việc do dự nộp đơn xin visa vĩnh trú với cả gia đình là vì không hiểu rõ các điều kiện.

Quả nhiên, không giống như tình huống mà một người độc thân có visa lao động đạt được visa vĩnh trú, các yếu tố vợ/ chồng, con cái khiến cho các điểm cần xem xét cũng tăng lên.
Trong trường hợp như vậy, xin vui lòng trao đổi với chuyên gia hành chính về nghiệp vụ quốc tế để có thể lập lên được dự định về visa cho sau này.
Hiện tại, có nhiều văn phòng hành chính cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, và tôi nghĩ rằng có nhiều câu hỏi có thể được giải đáp bằng cách được tư vấn.
Xin visa vĩnh trú là một việc rất quan trọng đối với người nước ngoài, vì nó là thành công của cuộc sống ở Nhật Bản.
Hãy chắc chắn rằng bạn có một kiến thức vững chắc, không phải kiến thức mơ hồ để chuẩn bị kỹ càng cho đơn xin visa vĩnh trú.

この記事の監修者

行政書士法人第一綜合事務所

入管へのビザ申請,法務局への帰化申請に関するご相談を無料で承っております。お気軽にお問い合わせください。

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038