行政書士法人第一綜合事務所

ĐIỀU KIỆN VISA ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CON RIÊNG (VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT)

couple26

Chị A- người Trung Quốc kết hôn với anh B là người Nhật. Vì anh chị dự định sẽ sinh sống ở Nhật nên chị A đã nộp đơn xin visa vợ/ chồng. Trước khi kết hôn với anh B, chị A có một người con riêng là bé C- 5 tuổi. Sau khi ly hôn với chồng cũ chị A nuôi con một mình. Anh B cũng rất yêu quý bé C nên anh chị muốn dẫn bé cùng sang Nhật để sinh sống. Anh B không biết liệu có thể đón được bé C sang Nhật sống hay không nên anh đã liên lạc với văn phòng Luật sư chúng tôi để nhận được tư vấn.
Cũng cùng câu hỏi giống như anh, rất nhiều người đã liên lạc với chúng tôi thắc mắc rằng về vấn đề tương tự. Ngoài ra, còn có trường hợp người phụ thuộc, người giám hộ muốn đón con riêng sang Nhật.
Trường hợp giống như bé C thì sẽ được cấp visa định cư.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu điều kiện để được cấp visa định cư đối với trường hợp con riêng nhé.

1. Trường hợp visa định cư đối với con riêng là gì?

Mặc dù không tương ứng với một loại tư cách lưu trú nào khác nhưng visa định cư được thiết lập nhằm chấp nhận những người nước ngoài mà Bộ trưởng bộ tư pháp công nhận có trường hợp đặc biệt.
Trong bảng phụ lục 2 của Luật nhập cảnh đối với visa định cư dưới đây có quy định đối với những người có địa vị xuất thân hoặc vị trí đặc biệt đối với Nhật Bản sẽ được Bộ trưởng bộ tư pháp sẽ xem xét và chấp nhận nếu có lý do đặc biệt được phép lưu trú ở Nhật với thời gian chỉ định nhất định.
Phương thức mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tình trạng tương ứng với tình trạng cư trú của “người định cư” được phân loại dựa theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (còn gọi là thông báo định cư), và nội dung hoạt động của từng cá nhân sẽ được phán đoán và công nhận.

Theo điều 7 chương 1 khoản 2, khi cục nhập cảnh xét quyền được hạ cánh hay không sẽ dựa theo bảng thông báo định cư của Bộ trưởng bộ tư pháp quy định trước đó. Theo đó, nếu bạn muốn sang Nhật theo visa lưu trú định cư thì bạn phải thỏa mãn điều kiện thuộc diện đã quy định trong thông báo của bộ trưởng Bộ tư pháp.

2. Các danh mục của visa định cư

Thi thực cư trú bao gồm những người thuộc trong thông báo định cư( những hoạt động với tư cách và vị trí được quy định trong bảng thông báo) và ngoài bảng thông báo định cư( là hoạt động với tư cách và vị trí không được quy định trong bảng thông báo nhưng được công nhận tư cách lưu trú định cư).
Thông báo định cư bao gồm những đối tượng được quy định từ mục 1 đến mục 8( tham khảo ở bảng thông báo ở cuối).
Ví dụ những trường hợp sau được quy định ngoài bảng thông báo

① Người được chứng nhận tị nạn
② Những người muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản sau khi ly hôn với vợ / chồng là công dân Nhật Bản, người có visa thường trú nhân hoặc vĩnh trú (không bao gồm ④)
③ Những người muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản sau khi vợ/ chồng là người Nhật,hoặc người có visa thường trú hoặc vĩnh trú qua đời (không bao gồm ④)
④ Người chăm sóc và nuôi dạy trẻ em Nhật Bản
⑤ Những người muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản sau khi cuộc hôn nhân của họ với người Nhật, hoặc người có visa thường trú/ vĩnh trú gần như đã sụp đổ.
⑥ Một người không còn thuộc visa vợ chồng do ly hôn khi nhận con nuôi đặc biệt( khi người nộp đơn là trẻ dưới tuổi vị thành niên,…nên yêu cầu cha mẹ phải nuôi dưỡng hoặc giám hộ; trừ trường hợp ba mẹ người đó sống ở nước ngoài) có đủ điều kiện về tài sản hoặc khả năng kiếm sống.
⑦ Người không nhận được công nhận là người tị nạn, có lý do đặc biệt chuyển sang visa hoạt động đặc định với thời hạn lưu trú 1 năm sau đó nộp đơn xin chuyển sang visa định cư.
⑧ Trẻ vị thành niên có cha mẹ đã trở về hoặc mất tích hoặc từng là nạn nhân của lạm dụng, ngược đãi trẻ em
⑨ Những người thuộc trong diện của bảng thông báo định cư
⑩ Người cư trú ở Nhật liên tục 10 năm trở lên với tư cách visa lao động.
⑪ Người có visa vĩnh trú nhưng ra khỏi Nhật bị quá hạn nhập cảnh cho phép.
⑫ Những người đã hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc tại Nhật bản sau lớp 3< tiểu học> và tốt nghiệp THPT ở Nhật.

3. Visa định cư đối với con riêng cũng thuộc đối tượng có thể xin tư cách vĩnh trú?

Nếu con của bạn có visa định cư thì bạn cũng có thể xin visa vĩnh trú cho con bạn.
Trong trường hợp visa định cư, nếu bạn cư trú liên tục 10 năm ở nhật trong đó có 5 năm trở lên lưu trú với tư cách định cư thì bạn sẽ đủ điều kiện để xin visa vĩnh trú.
Cũng giống theo cách hiểu trên, so với visa lao động thì người có visa định cư khi xin vĩnh trú thời gian sẽ ngắn hơn.
Từ ngày 1/7/2019, những tài liệu yêu cầu về chứng minh thu nhập và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ công dân đã trở thành bắt buộc đối với visa lao động.

4. Cùng xem xét ví dụ điển hình với visa định cư dành cho con riêng

Chị A là vợ người Nhật nên chị có visa lưu trú vợ chồng với người Nhật.
Bé C dưới tuổi vị thành niên, chưa kết hôn và là con ruột- phụ thuộc vào chị A. Vì vậy thuộc vào đối tượng số 6-2 của bảng thông báo định cư. Chị A đã nộp đính kèm về quan hệ nhân thân mẹ con, cùng với bản giải trình về cơ sở kinh tế và nộp lên Cục nhập cảnh.
Sau nhiều nỗ lực, bé C đã được cấp tư cách lưu trú tại Nhật và cả gia đình anh B gồm 3 người đã bắt đầu cuộc sống hạnh phúc tại Nhật.

5. Tổng kết

Có rất nhiều loại visa định cư khác nhau và các quy định thuộc bảng thông báo định cư cũng hết sức phức tạp. Tuy rất khó hiểu nhưng vẫn có rất nhiều chỗ để được công nhận cư trú tùy thuộc vào nội dung hoạt động sau khi tới Nhật và mối quan hệ gia đình. Visa định cư là loại visa có vị trí nên không bị giới hạn về nội dung lao động.
Do đó, nếu bạn tham khảo ý kiến của chuyên gia, thì tùy từng trường hợp, bạn có thể chứng minh cụ thể hơn để tăng khả năng được cấp visa cư trú tại Nhật.

(Tham khảo)
〇Dựa trên các quy định tại Điều 7, khoản 1, số 2 của Đạo luật Kiểm soát Nhập cư và Công nhận Người tị nạn, các vấn đề để xác định tình trạng được liệt kê trong cột dưới của phần Giải quyết trong Phụ lục 2 của Đạo luật (Bộ Tư pháp Thông báo Số 132, năm 1990)
Dựa trên các quy định tại Điều 7, khoản 1, số 2 của Đạo luật Kiểm soát Nhập cư và Công nhận Người tị nạn (Lệnh Nội các số 319 năm 1952; sau đây gọi là “Luật”), những người định cư trong Phụ lục 2 của Đạo luật Các chức vụ được liệt kê trong cột dưới đây:
I- Những người tị nạn Myanmar đang được bảo vệ tạm thời ở Thái Lan và được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn công nhận là những người cần được bảo vệ quốc tế và được đề nghị Nhật Bản bảo vệ. Bao gồm những điều sau:

i- Những người có khả năng thích ứng với xã hội Nhật Bản và mong muốn có đủ việc làm để sống cuộc sống của họ và vợ / chồng hoặc con cái của họ.
ii- Thân nhân của những người đã được phép hạ cánh là những người có tình trạng được liệt kê trong mục này (giới hạn ở những người liên quan đến mục i) có khả năng giúp đỡ lẫn nhau giữa khi lưu trú tại Nhật Bản.
II- Một trong số những người tị nạn Myanmar đang tạm trú tại Malaysia, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn nhận thấy rằng họ cần sự bảo vệ quốc tế và khuyến nghị sự bảo vệ đó đối với Nhật Bản. Những người thuộc mục i ở trên
III- Những người sinh ra ở Nhật Bản( không bao gồm những người thuộc mục II và VIII) có hành vi tốt.
IV- Những người thuộc bất kỳ mục nào sau đây (trừ những người thuộc mục 1 đến mục trước hoặc mục 8)
i- Con của người Nhật được sinh ra bởi một người nước ngoài có tư cách lưu trú vợ/ chồng với người Nhật.
ii- Vợ/ chồng của người cư trú với tư cách visa định cư đã được chỉ định cho thời gian lưu trú từ một năm trở lên (cho phép hạ cánh tới Nhật hoặc cho phép thay đổi tình trạng cư trú hoặc có được tư cách cư trú với tình trạng được liệt kê trong mục III hoặc hoặc mục trước)- trừ trường hợp đã li hôn.
iii- Vợ/ chồng của người cư trú với tư cách visa định cư đã được chỉ định cho thời gian lưu trú từ một năm trở lên có hành vi tốt (cho phép hạ cánh tới Nhật hoặc cho phép thay đổi tình trạng cư trú hoặc có được tư cách cư trú với tình trạng được liệt kê trong mục III hoặc hoặc mục trước)- trừ trường hợp đã li hôn.
iv- Thuộc một trong các trường hợp sau:
● Người phụ thuộc là con ruột dưới tuổi vị thành niên của người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú, hoặc những người đã bị tước bỏ quốc tịch Nhật theo hiệp định hòa bình theo quy định trong Luật đặc biệt về kiểm soát Nhật cư(số 71 năm 1991) được cấp visa vĩnh trú đặc biêt.
● Người phụ thuộc là con ruột dưới tuổi vị thành niên của người có visa định cư tại Nhật có thời hạn visa trên 1 năm trở lên( trừ những người được cho phép hạ cánh tới Nhật hoặc cho phép thay đổi tình trạng cư trú hoặc có được tư cách cư trú với tình trạng được liệt kê trong mụcIV hoặc hoặc mục trước)
● Người phụ thuộc là con ruột dưới tuổi vị thành niên đang phụ thuộc của người có visa định cư được cho phép hạ cánh tới Nhật hoặc cho phép thay đổi tình trạng cư trú hoặc có được tư cách cư trú với tình trạng được liệt kê trong mục III hoặc IV hoặc hoặc mục trước)
● Người phụ thuộc là con ruột dưới tuổi vị thành niên phụ thuộc vào vợ/chồng của người có visa vĩnh trú, visa định cư có thời hạn trên 1 năm hoặc người Nhật.
V- Trẻ em dưới sáu tuổi được nhận làm con nuôi (trừ những trẻ em thuộc mục I đến mục IV, mục trước hoặc mục sau) sống dưới sự hỗ trợ của những người thuộc bất kỳ trường hợp nào sau đây:
i- Người Nhật
ii- Người có visa vĩnh trú
iii- Người có visa định cư tại nhật với thời hạn một năm trở lên
VI- Những người thuộc diện dưới đây:
● Sau bối cảnh hỗn loạn vào tháng 8/1945 tại khu vực Trung Quốc, những người tiếp tục sống tại Trung Quốc từ trước ngày 2/9 năm đó, là công dân có quốc tịch Nhật bản cùng ngày đó.
● Những người là bố mẹ của mục trên sinh ra tại Trung Quốc và tiếp tục sinh sống tại Trung Quốc.
● Những người Nhật còn lưu lại Trung Quốc và vợ/ chồng được các quy định về pháp luật thực thi khuyến khích trở lại Nhật ( theo sắc lệnh số 63 của bộ y tế và phúc lợi năm 1994) Người phụ thuộc mục 2 ; điều 2 mục 1 hoặc mục 2.
● Những người Nhật còn lưu lại ở Trung Quốc theo quy định tại Điều 2, Đoạn 1 của Đạo luật Khuyến khích Cư dân Nhật Bản trở lại đất nước thuận lợi và Hỗ trợ Độc lập cho Cư dân Nhật Bản Cư trú tại Trung Quốc cùng về với vợ/chồng. Cụ thể (Điều luật số 30 năm 1994) Công dân Nhật Bản, v.v. . người đang cư trú tại Trung quốc có thể quay về Nhật Bản theo quy định tại Đoạn 4 của Điều tương tự (sau đây được gọi là “người còn lưu lại ở Trung Quốc được trở về vĩnh trú, v.v.”) và nhập cảnh vào Nhật Bản để cùng sinh sống tại Nhật Bản. Người thân của thường trú nhân Nhật Bản tại Trung Quốc thuộc bất kỳ trường hợp nào sau đây được phép nhập cảnh vào Nhật Bản:
(ⅰ) Vợ/ chồng
(ⅱ) Con ruột dưới 20 tuổi(giới hạn cho những người không có vợ/ chồng)
(ⅲ) Con ruột bị khuyết tật đáng kể và bị phụ thuộc vào vợ/ chồng hoặc bản thân người Nhật còn lưu lại Trung Quốc( giới hạn đối với những người không có vợ/chồng)
Con ruột của những công dân Nhật Bản còn lưu lại ở Trung Quốc( Bao gồm những người khuyết tật đáng kể trong đời sống xã hội hoặc những người trên 55 tuổi trở lên) ,việc quay lại Nhật Bản vĩnh trú là cần thiết để đảm bảo ổn định cuộc sống dưới sự cung cấp phụ thuộc từ người Nhật đã lưu trú tại Trung Quốc.
(ⅴ) Vợ/ chồng của những người ở mục (iv) trên

● Người sống cùng những người thuộc các mục trên chưa đủ 6 tuổi( ba gồm cả những người vì lí do đi học hoặc lí do khác mà tạm phải sống riêng, giống điều dưới đây), hoặc những người này chịu phụ thuộc, cho đến khi kết hôn hoặc đi làm thì phải sống cùng, hoặc những người này là con nuôi chịu phụ thuộc hoặc là con trước khi kết hôn.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。