行政書士法人第一綜合事務所

CÁCH ĐỂ NGƯỜI CÓ VISA QUẢN LÝ KINH DOANH CÓ THỂ BẢO LÃNH NGƯỜI GIÚP VIỆC SANG NHẬT LÀM VIỆC [Tình huống điển hình và hướng giải quyết]

CÁCH ĐỂ NGƯỜI CÓ VISA QUẢN LÝ KINH DOANH CÓ THỂ BẢO LÃNH NGƯỜI GIÚP VIỆC SANG NHẬT LÀM VIỆC [Tình huống điển hình và hướng giải quyết]

【Tình huống điển hình】

Anh A kinh doanh và sở hữu công ty tại Trung Quốc. Sau khi thành lập công ty con tại Nhật Bản, anh đã lấy được visa quản lý kinh doanh sau đó chuyển tới sinh sống tại Nhật. Anh A có vợ( người Trung Quốc) là chị B và có một con gái 6 tuổi là bé C. Sau khi tới Nhật, anh có nguyện vọng đón con gái của mình sang tuy nhiên có một điều làm anh lo lắng đó là do tính chất công việc rất bận rộn nên anh sợ rằng mình không thể sắp xếp được thời gian chăm sóc cho con gái C của mình. Chính vì vậy, anh muốn đón người giúp việc lâu năm cho gia đình mình là bà D cùng sang Nhật. Cùng với suy nghĩ trên anh A đã liên lạc với chúng tôi để được tư vấn về vấn đề này.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn vừa xoay quanh tình huống ví dụ điển hình vừa cùng xem phương pháp để người có visa quản lý kinh doanh có thể bảo lãnh người giúp việc cùng tới Nhật nhé!

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1.Lời mở đầu

Gần đây, do quá trình toàn cầu hoá nên không còn hiếm thấy một đại diện một công ty pháp nhân của Nhật là người nước ngoài .
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích thủ tục để một người kinh doanh nước ngoài có visa quản lý kinh doanh có thể mời người giúp việc gia đình (còn gọi là quản gia) từ nước của mình sang.

Visa tương ứng với nội dung hoạt động của người giúp việc gia đình được Bộ trưởng bộ tư pháp quy định cụ thể đó là Visa hoạt động đặc định.
Visa hoạt động đặc định là tư cách lưu trú đối với cá nhân người nước ngoài được thực hiện một số hoạt động nhất định do bộ tư pháp quy định; các hoạt động này không tương thích với hoạt động của các loại visa khác.
Trường hợp người chủ có visa thuộc 1 trong 4 loại : visa ngoại giao, công chức nhà nước; visa quản lý- kinh doanh; visa pháp luật- nghiệp vụ kế toán; visa có trình độ chuyên môn cao thì được phép sử dụng quyền cá nhân để thuê người giúp việc và bão lãnh cho người giúp việc của mình sang Nhật với tư cách visa hoạt động đặc định.

Một điều cần hết sức lưu ý là tương ứng với 4 loại visa trên thì điều kiện để được công nhận bảo lãnh cho người giúp việc sẽ khác nhau.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn điều kiện để một người có visa quản lý- kinh doanh có thể để thuê và bảo lãnh cho người giúp việc của mình sang Nhật.

2.Điều kiện để người có visa kinh doanh có thể thuê người giúp việc nhà là gì?

Để một người có visa quản lý kinh doanh có thể thuê một người nước ngoài làm giúp việc nhà ở Nhật thì phải thoả mãn 7 điều kiện sau:

① Vị trí của người sử dụng lao động có visa quản lý- kinh doanh phải là người đứng đầu cơ sở kinh doanh hoặc có vị trí tương đương.
② Tại thời điểm nộp đơn, người sử dụng lao động phải có con dưới 13 tuổi hoặc có vợ (hoặc chồng) không thể tham gia vào các công việc gia đình hàng ngày do bệnh tật,…
③ Chỉ được phép thuê 1 người duy nhất với tư cách là giúp việc nhà; người giúp việc phải từ 18 tuổi trở lên
④ Người giúp việc có thể giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ mà người chủ lao động sử dụng.
⑤ Người giúp việc nhà được sử dụng như một người giúp việc riêng
⑥ Người giúp việc phải được nhận tiền lương từ 20vạn yên trở lên.
⑦ Thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc gia đình do người chủ lao động đề ra

① Ý nghĩa của của việc người sử dụng lao động phải là người có vị trí đứng đầu cơ sở kinh doanh hoặc tương đương đó là: người sử dụng lao động không phải chỉ được đánh giá bằng hình thức tên gọi hay chức danh mà nó còn được xem xét bởi tính tổng hợp như quy mô, hình thức, ngành nghề, tiền lương,v.v…. của cơ sở kinh doanh. Ví dụ như trong trường hợp bạn không phải là người đại diện công ty nhưng bạn là người trực tiếp chỉ đạo, có quyền hạn khác với những nhân viên bình thường khác, bộ phận bạn quản lý có tính chất giống như độc lập thì có thể bạn vẫn đáp ứng yêu cầu này.

② Trong điều 2, tại thời điểm xin nộp đơn có nghĩa là lúc bạn xin nhập cảnh cho người giúp việc nhà đó. Ví dụ, người giúp việc của bạn đã xin được visa sau đó sắp tới hết phải gia hạn visa thì dù con của bạn có quá 13 tuổi đi chăng nữa thì hoạt động được chỉ định cũng không phát sinh sự thay đổi.
③ Yêu cầu là chỉ được thuê một lao động làm giúp việc nhà duy nhất. Nếu bạn đang thuê người giúp việc gia đình khác, bạn không thể gọi bất kỳ người giúp việc gia đình nào khác từ nước ngoài sang, cho dù người đang giúp việc cho bạn làm toàn thời gian, bán thời gian, người Nhật …
④ Đối với yêu cầu có thể trò chuyện hàng ngày bằng ngôn ngữ mà người sử dụng lao động sử dụng, không cần tài liệu chứng minh đặc biệt nếu quốc tịch của người sử dụng lao động và người giúp việc gia đình giống nhau. Nếu chủ nhân và người giúp việc gia đình có ngôn ngữ mẹ đẻ khác nhau, bạn sẽ bị yêu cầu cung cấp tài liệu để chứng minh người giúp việc đã học ngôn ngữ đó bằng cách nào?
⑤ Về các tài liệu chứng minh rằng người giúp việc gia đình được sử dụng như một nhân viên cá nhân (6) người giúp việc gia đình nhận được mức lương hàng tháng từ 200.000 yên trở lên, và (7) người sử dụng lao động làm công việc gia đình thì sẽ phải nộp bản sao hợp đồng ký kết với chủ lao động. Có không ít điều khoản phải thay đổi so với nước sở tại của bạn. Chính vì vậy trước khi nộp đơn bạn phải xác nhận lại nội dung của bản hợp đồng thật kỹ.
Ngoài ra, do các yêu cầu (5) và (6), người sử dụng lao động có thể được yêu cầu chứng minh rằng họ có đủ khả năng để trả thù lao cho người giúp việc gia đình hay không?

3.Con đường để bảo lãnh người giúp việc sang Nhật

Vì ông A đã đến Nhật Bản với tư cách là giám đốc đại diện của một công ty con của một tập đoàn Trung Quốc nên ông A đã thoả mãn điều kiện số (1) yêu cầu người sử dụng lao động cư trú với tư cách là người kinh doanh -quản lý phải là người đứng đầu cơ sở kinh doanh hoặc người có vị trí tương tự. Ngoài ra, vì con gái C hiện 6 tuổi, nên ông cũng thoả mãn yêu cầu số (2) yêu cầu của người sử dụng lao động là phải có con dưới 13 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ nhập cảnh.
Vì D là người giúp việc nhà cho vợ chồng anh A ở Trung Quốc nên khả năng ngôn ngữ nói chuyện hàng ngày sẽ không có vấn đề gì nên yêu cầu số ④ được thoả mãn. Sau khi đến Nhật Bản, D sẽ thực hiện họat động gíup công việc gia đình của chủ với tư cách là người giúp việc gia đình duy nhất( yêu cầu ③,⑤,⑦ cũng được thoả mãn)
Anh A chỉ gặp duy nhất vấn đề ở đây là số (6) người giúp việc gia đình phải nhận được một khoản phí hàng tháng từ 200.000 yên trở lên.
Đối với trường hợp của D, D được thuê giúp việc gia đình với mức lương không đáp ứng được yêu cầu ở nước sở tại nhưng sau khi nghe tư vấn của chúng tôi anh A xem và sửa lại nội dung hợp đồng lao động.

Sau quá trình chuẩn bị, kết quả là D đã có thể xin được visa hoạt động cụ thể với tư cách là người giúp việc gia đình.

4.Tổng kết về phương pháp người có visa quản lý kinh doanh có thể bảo lãnh người giúp việc nhà sang Nhật.

Như chúng ta đã thấy, một người sử dụng lao động có visa quản lý kinh doanh với lí do công việc bận rộn hoặc phải chăm sóc con cái có thể đi cùng một người giúp việc gia đình được thuê ở nước của mình sang.
Chắc hẳn bạn sẽ đỡ ất vả hơn rất nhiều nếu công việc bận rộn mà có thể đón người giúp việc của mình đến Nhật đúng không ạ?
Có một điều nên lưu ý đến đó là có thể cần thay đổi nội dung hợp đồng lao động của người giúp việc gia đình đang làm việc tại nước sở tại.

Nếu bạn đang có visa quản lý kinh doanh mà muốn mời người giúp việc gia đình cuả mình sang Nhật làm thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được nghe tư vấn thêm nhé!
Xin cảm ơn!
Trân trọng!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。