【Visa lao động】Danh sách các ngành nghề có thể làm việc với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế
Khi có được visa lao động, người nước ngoài có thể làm việc tại Nhật.
Tuy nhiên, các ngành nghề có thể làm việc với Visa lao động bị hạn chế.
Thật khó để có thể biết bạn có thể làm được những công việc gì.
Vì vậy trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu những ngành nghề có thể làm việc với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế, một visa điển hình trong số nhiều loại Visa lao động.
Ngoài ra, văn phòng chúng tôi cũng xin nêu vài ví dụ về các ngành nghề không thể làm việc với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế cho các bạn tham khảo.
Index
1. Điều kiện xin Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế
Bạn chỉ có thể nhận được Visa lao động cho các hoạt động được Cục quản lí xuất nhập cảnh quy định trước.
Ngoài ra, bạn khó có thể nhận được Visa lao động khi mà bạn không đáp ứng được các yêu cầu để xin Visa như nền tảng giáo dục, kinh nghiệm, bằng cấp…vv
Ngay cả khi thành tích của bạn ở trường rất xuất sắc, hoặc công ty tuyển dụng bạn đang gặp khó khăn do thiếu lao động thì bạn cũng không thể xin Visa lao động nếu bạn không đáp ứng được các yêu cầu để xin Visa mà Cục đưa ra.
Cụ thể hơn vui lòng tham khảo bài viết【Quản lý nhân sự nên biết Chuyên mục tìm hiểu về Visa Kỹ thuật- Tri thức nhân văn- Nghiệp vụ quốc tế】.
2.Ví dụ về các ngành nghề có thể làm việc với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Các ngành nghề nào có thể làm việc với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế?
Câu trả lời nằm trong Luật của Cục quản lí xuất nhập cảnh.
Luật của Cục quy định như sau.
Nếu chỉ đọc phần trên thì cũng khó có thể liên tưởng được cụ thể ngành nghề nào, vì vậy chúng tôi sẽ giải thích về các ngành nghề, nội dung công việc cụ thể theo từng mảng, gồm Mảng Kỹ thuật, Mảng Tri thức nhân văn và Mảng nghiệp vụ quốc tế .
① Mảng Kỹ thuật
Các ngành nghề có thể làm việc của Mảng Kỹ thuật:
- Kỹ sư hệ thống
- Lập trình viên
- Kỹ thuật viên
- Phụ trách hệ thống thông tin
- Kỹ sư cơ sở dữ liệu
Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích từng ngành
Kỹ sư hệ thống
Kỹ sư hệ thống là công việc phụ trách quá trình đầu tiên của việc phát triển hệ thống.
Cụ thể, các bạn sẽ lắng nghe nhu cầu của khách hàng và tạo các tài liệu thiết kế.
Việc lập trình thực tế chủ yếu do lập trình viên thực hiện, tuy nhiên kỹ sư hệ thống cũng cần phải có kiến thức về lập trình.
Lập trình viên
Lập trình viên là công việc phụ trách quá trình cuối cùng của việc phát triển hệ thống.
Cụ thể, việc lập trình được thực hiện theo tài liệu thiết kế của Kỹ sư hệ thống, và kiểm tra lỗi hệ thống.
Vì số lượng nhân lực có thể lập trình ở Nhật Bản đang thiếu hụt nên có rất nhiều cơ hội việc làm.
Kỹ thuật viên
Kỹ thuật viên là người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật và khoa học.
Ví dụ, những bạn hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp hay công nghiệp sản xuất.
Nội dung kinh doanh bao gồm nghiên cứu, phát triển và sản xuất.
Phụ trách hệ thống thông tin
Phụ trách hệ thống thông tin là công việc quản lý và hỗ trợ bộ phận IT của công ty.
Ví dụ, phụ trách lập kế hoạch, xây dựng, vận hành và bảo trì bộ phận trợ giúp hoặc cơ sở hạ tầng bộ phận IT của công ty.
Đây là một nghề có tính chuyên môn cao, nội dung công việc đa dạng.
Kỹ sư cơ sở dữ liệu
Xây dựng cơ sở dữ liệu là lưu trữ dữ liệu trên máy chủ để có thể quản lý dữ liệu trên máy tính.
Bằng cách xây dựng cơ sở dữ liệu, bạn có thể nhanh chóng truy cập thông tin mình cần, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Tốt nhất, bạn nên có kinh nghiệm là một lập trình viên hoặc kỹ sư hệ thống để có thể hoạt động như một kỹ sư cơ sở dữ liệu.
②Mảng Tri thức nhân văn
Các ngành nghề có thể làm việc của Mảng Tri thức nhân văn:
- Kinh doanh
- Marketing (Tiếp thị)
- Quan hệ công chúng
- Phát triển sản phẩm
- Kế hoạch
- Tư vấn
- Kế toán
- Nhân sự
- Các vấn đề chung
- Pháp lý
Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích từng ngành:
Kinh doanh
Kinh doanh là công việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn hoặc thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ của bạn.
Để đóng vai trò tích cực như một người kinh doanh, bạn cần có nhiều kỹ năng như khả năng nghiên cứu thị trường, khả năng lập kế hoạch và khả năng điều chỉnh lịch trình.
Có các hình thức kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như kinh doanh cá nhân, kinh doanh công ty và kinh doanh nội bộ, và yêu cầu các kỹ năng cần thiết với mỗi hình thức kinh doanh sẽ khác nhau.
Marketing (Tiếp thị)
Rất khó để định nghĩa đúng thế nào là Marketing,nhưng nói một cách đơn giản 「Tạo ra một hệ thống bán hàng」.
Có thể nói cách khác là nó ngược lại với doanh số bán hàng.
Công việc của một người nhân viên Marketing là lập kế hoạch cho các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời lựa chọn và nghiên cứu thị trường.
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là công việc liên quan đến việc phổ biến thông tin cả trong và ngoài công ty.
Quan hệ công chúng bên ngoài công ty là nâng cao hiểu biết của mọi người trong xã hội về công ty cũng như dịch vụ, lên kế hoạch tổ chức các sự kiện
Mặt khác, quan hệ công chúng nội bộ công ty là lập kế hoạch và quản lý các sự kiện nội bộ và phân phối các thông tin nội bộ để thúc đẩy văn hóa nội bộ và tăng sự hài lòng của nhân viên.
Phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm có công việc đúng như tên gọi: phát triển sản phẩm, chế phẩm.
Về cơ bản, công việc của bạn là hình thành những gì mà nhân viên kế hoạch sản phẩm của công ty đã lên kế hoạch.
Việc phụ trách phát triển sản phẩm được đánh giá chung là phù hợp với những người nhạy bén với những chuyển động của thế giới và có kỹ năng giao tiếp cao.
Kế hoạch
Lập kế hoạch là công việc lên ý tưởng để giải quyết các vấn đề mà công ty có.
Vì mục đích đó, bạn cần sử dụng nhiều dữ liệu khảo sát, thông tin và kinh nghiệm khác nhau.
Để đóng một vai trò ở vị trí lập kế hoạch, cần phải có khả năng thực hiện PDCA để cải tiến hoạt động.
Tư vấn
Tư vấn là công việc phát hiện và giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Các nhà tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn bao gồm các nhà tư vấn chiến lược đưa ra đề xuất và các nhà tư vấn CNTT, thúc đẩy chiến lược CNTT và chuyển đổi kỹ thuật số.
Để thực hiện công việc tư vấn, ngoài kiến thức chuyên sâu về ngành, cần phải có khả năng giải quyết vấn đề cao.
Kế toán
Kế toán là công việc quản lý tiền bạc như lợi nhuận và tài sản của công ty.
Các nghiệp vụ kế toán cụ thể bao gồm quản lý doanh số, tiền lời hàng ngày, quản lý mua hàng, quản lý, tính toán tiền lương , bảo hiểm, tính thuế và lập báo cáo tài chính.
Để đảm nhận vai trò là một kế toán, cần phải có khả năng làm việc chính xác, không mắc sai lầm và tính cách không ngại công việc.
Nhân sự
Nhân sự là một loại công việc tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nguồn nhân lực của một công ty.
Ngoài ra, cũng chịu trách nhiệm quản lý lao động để bảo vệ nhân viên của công ty khỏi lao động đen.
Để có thể làm việc thuận lợi công tác nhân sự, bạn nên có bằng cấp như chuyên viên tư vấn lao động bảo hiểm xã hội.
Các vấn đề chung
Công việc phụ trách các vấn đề chung là công việc phụ trách nhiều nhiệm vụ như quản lý thiết bị công ty, lập kế hoạch và điều hành các cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Đối với công ty, công việc này được đánh giá là công việc thầm lặng.
Để phụ trách công việc này bạn không chỉ cần khả năng xử lý văn phòng, kỹ năng PC mà còn phải có khả năng đàm phán với các bộ phận khác.
Pháp lý
Pháp lý thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung công việc cụ thể bao gồm kiểm tra pháp lý về hợp đồng và giao dịch, tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp.
Để làm tốt công việc pháp lý, bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn về pháp luật mà còn phải có kỹ năng giao tiếp.
③Mảng nghiệp vụ quốc tế .
Các ngành nghề có thể làm việc của Mảng nghiệp vụ quốc tế:
- Thương mại
- Biên, phiên dịch
- Giảng viên ngôn ngữ tại các trường ngoại ngữ
- Nhà thiết kế
Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích từng ngành:
Thương mại
Thương mại là công việc trao đổi hàng hóa với quốc gia khác.
Nội dung công việc cụ thể bao gồm chuẩn bị / xác nhận các chứng từ thương mại, sắp xếp vận chuyển / vận chuyển / làm thủ tục hải quan, quản lý vận chuyển / giao hàng, v.v.
Để thực hiện tốt công việc liên quan đến thương mại, cần phải có kỹ năng làm việc văn thư và kiến thức quan điểm toàn cầu.
Biên, phiên dịch
Biên dịch là việc dịch các từ đã viết sang một ngôn ngữ khác và phiên dịch là việc chuyển lời nói của người nói sang ngôn ngữ của người nghe trong một cuộc hội thoại.
Tất nhiên, để có thể chủ động trong công việc biên phiên dịch tại Nhật Bản, bạn cần phải có trình độ tiếng Nhật nhất định.
Ngành biên, phiên dịch đang là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao với các khách sạn và điểm du lịch.
Giảng viên ngôn ngữ tại các trường ngoại ngữ
Giảng viên ngôn ngữ tại các trường ngoại ngữ, v.v. là công việc mà bạn có thể tận dụng tối đa khả năng ngôn ngữ của mình bằng tiếng Nhật và tiếng mẹ đẻ.
Đây là một nghề phổ biến dành cho những ai có thế mạnh về khả năng ngoại ngữ.
Nhà thiết kế
Nhà thiết kế có nhiều lĩnh vực phụ trách như thiết kế thời trang và thiết kế web.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bạn có thể tận dụng khả năng cảm thụ đặc biệt của người nước ngoài mà người Nhật không có.
Với công việc này, bạn có thể lựa chọn một sự độc lập trong tương lai.
Trên đây là những ví dụ điển hình về các ngành nghề có thể làm việc trong Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Điều quan trọng ở đây là không phải chỉ cần làm đúng những ngành nghề được liệt kê ở trên là sẽ không bao giờ gặp vấn đề với việc xin Visa của cục.
Ví dụ, bạn đã lấy Visa lao động để được đảm nhận vị trí kinh doanh, nhưng thực tế công việc của bạn là ra cửa hàng để sắp xếp hàng hóa, vận chuyển sản phẩm thì công việc của bạn được đánh giá là nằm ngoài danh mục các ngành nghề có thể làm việc trong Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Nói cách khác, không chỉ trong thời điểm xin Visa lao động mà các hoạt động thực tế của bạn sau khi xin visa lao động cũng rất quan trọng.
Công việc thực tế của bạn là một quan điểm rất quan trọng không chỉ khi bạn có được Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế, mà còn khi bạn gia hạn Visa. Vì vậy hãy kiểm tra chắc chắn rằng công việc thực tế hàng ngày của bạn đáp ứng đúng với các yêu cầu đối với Visa lao động.
3.Ví dụ về các ngành nghề không thể làm việc với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Những ngành nghề không được phép làm với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế là những ngành nghề mà theo Cục đánh giá là ngành nghề lao động phổ thông.
Ví dụ: các công việc như làm việc trong nhà máy, làm việc trong kho vận chuyển / kho hàng, làm việc trong các công trường xây dựng / kỹ thuật dân dụng và dịch vụ khách hàng tại nhà hàng.
Ngoài ra, nghệ nhân, nghệ sĩ, giáo sư đại học, v.v. không thể làm việc với Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Để làm những công việc này bạn cần xin một loại Visa lao động khác
Vì vậy, khi đặt mục tiêu xin Visa lao động, việc xác định nội dung công việc tương ứng với Visa lao động là rất quan trọng.
4.Tổng kết: Danh sách cách ngành nghề có thể làm việc tại Nhật Bản bằng visa【Lao Động】Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Như đã giới thiệu trong bài viết này, có thể làm việc trong nhiều ngành nghề bằng Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Các nghề được giới thiệu lần này không phải là tất cả các nghề có thể làm việc trong Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế. vì vậy nếu có những nghề khác mà bạn muốn làm việc, bạn cần phải kiểm tra xem công việc thực tế có được áp dụng cho Visa Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế.
Tuy nhiên, bạn có thể gặp khó khăn khi đưa ra nhận định của riêng mình
Nếu bạn đưa ra nhận định sai, bạn có thể không được cấp Visa.
Vì vậy để tránh nhưng bất lợi trên, bạn nên hỏi ý kiến của các văn phòng luật hành chính có kiến thức về Luật quản lí xuất nhập cảnh.
Ngoài ra nếu bạn là Du học sinh bạn có thể bàn bạc với trung tâm hỗ trợ việc làm của trường đại học.
Văn phòng Luật hành chính Daiichi-sogo có nhiều kinh nghiệm trong việc xin visa lao động cho người nước ngoài.
Chúng tôi tư vấn miễn phí, vì vậy các bạn nếu có vấn đề gì cần trao đổi vui lòng liên hệ đến Văn phòng Luật hành chính Daiichi-sogo nhé.