行政書士法人第一綜合事務所

CÓ THỂ XIN VISA LAO ĐỘNG VỚI HÌNH THỨC NHÂN VIÊN HỢP ĐỒNG HOẶC NHÂN VIÊN PHÁI CỬ ĐƯỢC KHÔNG? KHÔNG PHẢI NHÂN VIÊN CHÍNH THỨC THÌ KHÔNG ĐƯỢC?

Nếu bạn được một công ty tiếp nhận với hình thức nhân viên hợp đồng hoặc nhân viên phái cử thì chắc hẳn bạn sẽ không khỏi lo lắng rằng “liệu mình không phải nhân viên chính thức thì mình có xin được visa lao động hay không”
Thực tế, cả nhân viên hợp đồng lẫn nhân viên phái cử đều có khả năng xin visa lao động.
Nó có nghĩa là không hẳn việc bạn không phải là nhân viên chính thức sẽ không xin được visa lao động.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn hình thức của từng loại hình làm việc, những điều kiện để lấy được visa lao động đối với nhân viên hợp đồng hoặc phái cử và những điểm cần chú ý sau khi lấy được visa lao động đối với những loại hình này.
Và cũng trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào loại hình visa đại biểu nhất cho visa lao động đó là “ kỹ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế”.
Để tìm hiểu về các loại của visa lao động, các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
“ Văn phòng hành chính giải thích 19 loại visa lao động”

1. Sự khác biệt giữa nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên phái cử, uỷ thác nghiệp vụ, làm công việc bán thời gian.

Đầu tiên, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về hình thức làm việc của mỗi loại.

① Nhân viên chính thức
② Nhân viên hợp đồng
③ Nhân viên phái cử
④ Uỷ thác nghiệp vụ
⑤ Làm công việc bán thời gian

① Nhân viên chính thức

Nhân viên chính thức về cơ bản sẽ đáp ứng những điều kiện sau:

1. Hợp đồng lao động không có thời hạn
2. Giờ làm việc theo lịch trình là toàn thời gian
3. Tuyển dụng trực tiếp

Ngoài ra, hiện nay nhân viên chính thức làm việc cũng vô cùng đa dạng hoá.
Cụ thể các bạn có thể theo dõi trong bảng sau:

Nơi làm việc Thời gian làm việc cố định Nội dung làm việc
Nhân viên chính thức Không bị giới hạn Không bị giới hạn Không bị giới hạn
Nơi làm việc giới hạn Khu vực thuyên chuyển có giới hạn, không thuyên chuyển cùng với chuyển nơi ở hoặc hoàn toàn không bị thuyên chuyển. Không bị giới hạn Không bị giới hạn
Công việc giới hạn Không bị giới hạn Không bị giới hạn Nội dung nhiệm vụ và phạm vi công việc phụ trách được phân biệt rõ ràng và giới hạn với các nhiệm vụ khác.
Giới hạn thời gian làm việc Không bị giới hạn Thời gian làm việc cố định không phải toàn thời gian hoặc được miễn tăng ca Không bị giới hạn

Theo như trên, kể cả bạn không thể thực hiện việc chuyển công tác hoặc không thể tăng ca đi chăng nữa thì bạn cũng có thể trở thành nhân viên chính thức được. Có thể nói, cơ hội trở thành nhân viên chính thức không phân biệt quốc tịch, giới tính hay môi trường gia đình,…

②Nhân viên hợp đồng

Nhân viên hợp đồng là người lao động kí kết hợp đồng lao động với công ty trong một thời gian có hạn.
Thời gian lớn nhất của hợp đồng về cơ bản là 3 năm, nhưng nếu thuộc trường hợp được quy định tại điều 14 của Luật tiêu chuẩn lao động( Hợp đồng lao động với người lao động trên 60 tuổi trở lên hoặc người lao động sở hữu kiến thức chuyên môn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ lao động và Phúc lợi Nhật Bản) thì hợp đồng 5 năm được công nhận.
Ngoài ra, trường hợp thời hạn hợp đồng kết thúc thì nó sẽ kết thúc.

Tuy nhiên, nếu bạn liên tục làm việc cho cùng một công ty với tư cách là nhân viên hợp đồng từ 5 năm trở lên thì bạn được phép chuyển sang hợp đồng lao động không thời hạn.
Việc chuyển đổi sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn này phía công ty không được phép từ chối, do đó, chỉ cần người lao động có nguyện vọng trở thành nhân viên chính thức thì có thể chuyển được.

③Nhân viên phái cử

Nhân viên phái cử là người lao động có hợp đồng lao động với công ty nguồn lực phái cử(công ty nguồn) và thực tế làm việc tại công ty phái cử.
Người lao động được phái cử làm việc dưới sự chỉ huy của bên phái cử, không phải nguồn phái cử.

Do lao động phái cử là một hình thức công việc phức tạp nên Luật phái cử lao động có nhiều quy định khác nhau.
Luật phái cử lao động này về cơ bản để bảo vệ những người lao động bị phái cử đi.
Về lao động, có một chế độ gọi là “giới thiệu phái cử dự định”, trong đó công ty phái cử giả định rằng họ sẽ thuê nhân viên hợp đồng hoặc nhân viên chính thức sau khi hợp đồng phái cử kết thúc.
Vì chế độ này có lợi cho cả người lao động và công ty, do đó, nó trở lên phổ biến trong những năm gần đây.

④Uỷ thác nghiệp vụ

Ủy thác nghiệp vụ là loại hình công việc nhận thù lao bằng cách thực hiện một công việc cụ thể chứ không phải ký kết hợp đồng lao động với công ty.
Không có giới hạn cụ thể về giờ làm việc, vì tiền thù lao được trả cho các sản phẩm được giao.

Khi bạn nhận được một hợp đồng uỷ thác nghiệp vụ, bạn sẽ nhận được công việc với tư cách là “chủ sở hữu cá nhân” chứ không phải là hình thức người lao động.
Điều này cũng tương tự khi bạn nhận nghiệp vụ uỷ thác khi làm công việc phụ.
Trong nghiệp vụ uỷ thác có “hợp đồng thầu”, “hợp đồng uỷ thác” và “hợp đồng bán uỷ thác”.
Nghiệp vụ nào cũng nhận được thù lao khi giao sản phẩm, nhưng phạm vi thực hiện hoàn thành các sản phẩm được giao là khác nhau.

⑤Làm công việc bán thời gian

Làm công việc bán thời gian là hình thức làm việc được ký hợp đồng xác định thời hạn với công ty và hưởng lương theo giờ làm việc.
Ưu điểm là giờ làm việc linh hoạt, nhưng về cơ bản tiền lương có xu hướng thấp hơn so với lao động bình thường.
Ngoài ra, thời gian làm việc thường ngắn.

2. Nhân viên hợp đồng hay nhân viên phái cử cũng có thể lấy được visa lao động

Cả nhân viên hợp đồng hay nhân viên phái cử đều có khả năng lấy được visa lao động.
Điều này là do, Luật pháp không quy định hình thức tuyển dụng nào để có thể lấy được visa lao động.
Chính vì vậy, bạn không cần phải lo lắng rằng việc mình là nhân viên hợp đồng hay nhân viên phái cử thì có xin được visa hay không?
Tuy nhiên, trên thực tế thì nhân viên chính thức có lợi thế khi xin visa lao động hơn nhân viên hợp đồng và nhân viên phái cử.
Lí do đó là vì điều kiện để có visa lao động đó là yêu cầu tính làm việc ổn định và liên tục.
Tuy nhiên, nếu nhân viên hợp đồng hay nhân viên phái cử đều có khả năng nhận được visa nếu thời gian hợp đồng lâu dài.
Như đã đề cập ở trên thì thời gian hợp đồng ngắn như vài tháng hoặc nửa năm thì có khả năng sẽ bị nghi ngờ về tính ổn định và liên tục. Do đó, tối thiểu cũng nên để từ 1 năm trở lên là tốt nhất đúng không ạ?

3. Những điều kiện để nhân viên hợp đồng hay nhân viên phái cử có thể lấy được visa lao động

Điều kiện để nhân viên hợp đồng/ nhân viên phái cử có thể lấy được visa lao động bao gồm 5 điều dưới đây:
① Yêu cầu về trình độ học vấn, quá trình làm việc
② Tính liên quan về tính chuyên môn của nội dung công việc
③ Mức lương của người nước ngoài
④ Có thể tuyển dụng người nước ngoài ổn định hay không?
⑤ Tính cần thiết của việc tuyển dụng người nước ngoài

Và để được cấp visa lao động thì cần thoả mãn tất cả những điều trên.
Chúng ta cùng đi vào phân tích từng điều kiện một nhé.

①Yêu cầu về trình độ học vấn, quá trình làm việc

Để có được thị thực kĩ thuật- tri thức nhân văn- nghiệp vụ quốc tế thì bạn phải có kỹ thuật hoặc kiến thức về một chuyên môn tại một trường đại học hoặc cao đẳng nào đó.
Ngoài ra, bạn cần phải tốt nghiệp đại học bậc tương đương cử nhân trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp tại trường chuyên môn dạy nghề ở Nhật Bản.

②Tính liên quan về tính chuyên môn của nội dung công việc

Ngành học tại trường đại học hoặc trường dạy nghề phải liên quan đến nội dung công việc. Ví dụ, nếu bạn muốn làm kỹ sư hoặc lập trình viên trong ngành CNTT, bạn phải học chuyên ngành lập trình tại một trường đại học hoặc trường dạy nghề.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tốt nghiệp một trường đại học hoặc cao học của Nhật Bản, bạn có thể nhận được thị thực làm việc ngay cả khi mối quan hệ giữa chuyên ngành của bạn và nội dung công việc là khác nhau. Bởi vậy, cần dựa theo tình trạng của mỗi cá nhân để đưa ra phán đoán phù hợp.

③Mức lương của người nước ngoài

Phải trả mức thù lao cho người nước ngoài ít nhất bằng mức lương trả cho nhân viên người Nhật.
Vấn đề này hiện đang bị Cục nhập cảnh xem xét hết sức nghiêm ngặt.

④Có thể tuyển dụng người nước ngoài ổn định hay không?

Đây cũng một yêu cầu cho công ty tiếp nhận có thuê người nước ngoài một cách ổn định và liên tục hay không khi xét từ góc độ quản lý.
Có nghĩa là đối với những công ty mà hay sa thải người nước ngoài hoặc công ty sắp rơi vào tình trạng phá sản thì khó có thể tuyển dụng được người nước ngoài.
Do đó, những công ty lớn có tình hình kinh doanh ổn định sẽ có lợi trong việc xin visa lao động hơn so với những công ty bất ổn định.
Tuy nhiên, ngay cả khi là một công ty nhỏ, nhưng nếu bạn có thể chứng minh rằng tình hình tài chính của bạn ổn định bằng thông qua việc xuất trình được các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, và tổng số hồ sơ theo luật định như phiếu khấu trừ thu nhập tiền lương,… thì bạn hoàn toàn có thể xin được visa lao động.

⑤Tính cần thiết của việc tuyển dụng người nước ngoài

Có thể sẽ khó được cấp visa lao động nếu công ty bị xác định rằng việc tuyển dụng người nước ngoài là không cần thiết.
Ví dụ, đối với những trường hợp công ty xem xét việc mở rộng ra thị trường nước ngoài hoặc khi thực hiện các giao dịch ở nước ngoài,…Nếu nhu cầu thuê người nước ngoài rõ ràng như đã đề cập thì khả năng được cấp visa lao động là vô cùng cao.

4. Những lưu ý trong quá trình làm việc sau khi nhân viên hợp đồng/ nhân viên phái cử lấy được visa

Như đã đề cập ở trên, một điều cần lưu ý dành cho những bạn đã có visa và đang làm việc với tư cách là nhân viên hợp đồng hoặc nhân viên phái cử đó là nhân viên hợp đồng và nhân viên phái cử đều có nhược điểm về thời gian tuyển dụng.
Ví dụ, tính liên tục và ổn định của việc làm được đánh giá là thấp hơn so với nhân viên chính thức, điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian lưu trú được cấp.

Ngoài ra, ngay cả khi visa lao động vẫn còn hiệu lực, bạn vẫn có thể bị thất nghiệp do hết thời hạn hợp đồng.
Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến thời hạn thu hồi visa lao động (3 tháng) để nơi làm việc mới phù hợp.
Ngoài ra, cần phải báo cáo với Cục nhập cảnh trong vòng 14 ngày kể từ ngày nghỉ việc theo Điều 19-16 “Thông báo về cơ sở trực thuộc, v.v.” của Cục nhập cư quy định.

Tiếp theo, đối với những nhân viên phái cử cần hết sức chú ý về việc lao động bất hợp pháp.

Điều này có nghĩa là trong trường hợp nhân viên được cử đi, nội dung công việc có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi được cử đi, vì vậy có khả năng thị thực lao động bạn nhận được sẽ không phù hợp với nội dung công việc.
Để tránh điều này xảy ra thì bạn nên thống nhất với công ty trước.

Ngoài ra, do hay thay đổi nơi làm việc nên nếu bạn là nhân viên phái cử, bạn không được quên thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh.
thủ tục này phải được thực hiện trong vòng 14 ngày kể từ ngày thay đổi.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên nắm bắt được về việc chuyển đổi hợp đồng lao động vô thời hạn.

Chuyển đổi hợp đồng lao động không xác định thời hạn thường được gọi là “quy tắc 5 năm”, và khi thời hạn hợp đồng lao động vượt quá 5 năm, có thể yêu cầu chuyển đổi sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Quy tắc 5 năm này cũng được áp dụng cho người nước ngoài.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang hình thức hợp đồng vô thời hạn này cần có yêu cầu từ phía người lao động, do đó, nếu không biết về chế độ này thì có thể bạn sẽ không được chuyển sang hình thức hợp đồng lao động vô thời hạn.

5. Tổng kết

Cả nhân viên hợp đồng và nhân viên được phái cử đều có thể xin được visa lao động.
Rất nhiều công ty liên hệ với chúng tôi và hầu hết trong số họ đều hiểu nhầm rằng họ không thể xin được visa lao động cho nhân viên của mình nếu họ không phải là nhân viên chính thức.

Tuy nhiên, đối với nhân viên hợp đồng và nhân viên phái cử, có một số điều cần phải chú ý như sau:

  • Nhân viên hợp đồng hay nhân viên phái cử đều có thể xin được visa lao động
  • Tuy nhiên, tính ổn định sẽ kém hơn so với nhân viên chính thức
  • Cần chứng minh được tính ổn định và tính liên tục đối với những trường hợp không phải là nhân viên chính thức

Nếu bạn đang có những bất an trong việc xin visa lao động, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với văn phòng Luật hành chính Daiichi-Sogo để nhận được tư vấn chi tiết.
Chúng tôi sẽ đưa cho các bạn những lời khuyên hữu ích nhất để có thể lấy được visa lao động trong khả năng có thể!
Xin cảm ơn và chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。