行政書士法人第一綜合事務所

【Trường hợp giải pháp】Bảo lãnh gia đình với visa lao động

Ông A từ nước X đến Nhật Bản một năm trước với tư cách Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế, và phụ trách thu mua vật liệu ở nước ngoài trong bộ phận thu mua của một công ty sản xuất lớn là Y.
Ông A đã kết hôn với bà B ở nước X, nhưng bà B có thai khi ông A bắt đầu làm việc tại Nhật Bản, vì vậy bà đã từ bỏ việc đến Nhật Bản cùng nhau. Trong hoàn cảnh đó, ông A đến Nhật Bản một mình, nhưng giờ ông muốn sống cùng gia đình của mình ở Nhật Bản. Loại visa nào có thể được xem xét để thực hiện mong muốn của ông A?

Với sự toàn cầu hóa của các hoạt động doanh nghiệp, không chỉ sự di chuyển của hàng hóa mà cả sự di chuyển của con người đang trở nên sôi nổi. Liên quan đến sự di chuyển của con người, cuộc sống gia đình cũng có sự liên quan vô cùng lớn, và có nhiều trường hợp người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản đã tìm đến chúng tôi để xin lời khuyên với mong muốn sống cùng gia đình ở Nhật Bản. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tư cách lưu trú dành cho gia đình người ngước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản.

1.Visa đoàn tụ gia đình là gì?

(1) Chỉ công nhận cho “vợ chồng và con cái”

Visa gia đình được cấp cho vợ / chồng hoặc con được hỗ trợ bởi người có tư cách lưu trú như “Giáo sư”, “Nghệ thuật”, “Tôn giáo”, “Truyền thông”, “Quản lý kinh doanh / Kinh doanh”, “Luật / Kế toán”, “Y tế”, “Nghiên cứu”, “Giáo dục”, “Công nghệ”, “Kỹ thuật/ Kiến thức nhân văn / Nghiệp vụ quốc tế”, “Chuyển nội bộ công ty”, “Giải trí”, “Kỹ năng”, “Hoạt động văn hóa” hoặc “Du học”.

Chúng tôi thường nhận được những tư vấn về việc bảo lãnh cha mẹ theo visa đoàn tụ gia đình, nhưng thực tế đối tượng được bảo lãnh theo visa này chỉ được giới hạn với vợ/ chồng/ con cái. Vì vậy, trường hợp muốn bảo lãnh cha mẹ là trường hợp nằm ngoài phạm vi của visa đoàn tụ gia đình.

Người bảo lãnh có thể bảo lãnh cha mẹ từ quốc gia của họ trong trường hợp người bảo lãnh cư trú với tư cách lưu trú là “Nhân lực chất lượng cao”, hoặc chỉ giới hạn trong trường hợp bảo lãnh bằng visa hoạt động đặc định không được công bố (Visa hoạt động đặc định phụ thuộc người cao tuổi) như một biện pháp đặc biệt.

Xin hãy hiểu rằng ngoài việc bảo lãnh cha mẹ với visa “Nhân lực chất lượng cao” thì theo nguyên tắc, không có các visa khác có thể bảo lãnh cha mẹ.

(2)Điều kiện của visa đoàn tụ gia đình

Để có thể bảo lãnh vợ/chồng/con cái theo visa đoàn tụ gia đình, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện ở dưới đây:
① Có năng lực và có ý muốn hỗ trợ người phụ thuộc
② Phải hỗ trợ vợ/ chồng hoặc con, hoặc vợ/chồng hoặc con đang nhận được sự hỗ trợ

Thuật ngữ “vợ / chồng” ở đây có nghĩa là hôn nhân giữa hai vợ chồng phải có giá trị cho các mục đích hợp pháp và không bao gồm các mối quan hệ cá nhân, hôn nhân đồng giới được thiết lập ở nước ngoài hoặc quan hệ đối tác.

Thuật ngữ “con” không chỉ bao gồm con thực tế mà còn cả con được nhận nuôi. Không chỉ trẻ vị thành niên, mà cả trẻ em đã đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, hãy lưu ý nếu con bạn là người trưởng thành. Lý do cho điều này là nếu một đứa trẻ là người trưởng thành hoặc gần đến tuổn trưởng thành thì nhu cầu cần hỗ trợ có thể được coi là yếu. Do đó, khi nộp đơn xin visa đoàn tụ gia đình cho một đứa trẻ đã đến độ tuổi lao động từ 16 tuổi trở lên, bạn có thể phải nộp các tài liệu làm rõ mục đích đến Nhật Bản và lý do cần nhận sự hỗ trợ.

2.Không thể làm việc với visa đoàn tụ gia đình?

Hoạt động làm việc bị cấm cho visa đoàn tụ gia đình. Như một ngoại lệ, các hoạt động làm việc trong vòng 28 giờ mỗi tuần được cho phép bằng cách xin giấy phép cho các hoạt động ngoài tư cách lưu trú (hay gọi là cho phép đi làm thêm bán thời gian).

Nếu bạn làm việc với visa đoàn tụ gia đình mà chưa được phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú, bạn có thể bị buộc tội về việc hoạt động bên ngoài tư cách lưu trú (Luật Di trú Điều 24 số 4a, Luật Di trú Điều 73). Hãy chắc chắn rằng bạn bắt đầu làm việc khi đã xin được giấy phép tham gia hoạt động ngoài tư cách lưu trú.

Giống như visa du học, giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú cho visa đoàn tụ gia đình là giấy phép làm việc bán thời gian toàn diện. Do đó, bạn có thể nhận được giấy phép ngay cả khi nơi làm việc cụ thể chưa được quyết định. Nếu bạn muốn làm việc bán thời gian, bạn nên xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú trước để tránh việc bạn sẽ quên đi, đừng xin giấy phép sau khi bạn đã quyết định chỗ làm việc.

3.Trường hợp con nhỏ lớn lên khi đang lưu trú với visa đoàn tụ gia đình?

Khi con bạn lớn lên và có thể sinh sống độc lập, con bạn sẽ không còn visa đoàn tụ gia đình nữa vì không cần sự nuôi dưỡng của cha mẹ nữa. Tuy nhiên, việc buộc một đứa trẻ phải trở về quê hương trong khi đứa trẻ đó đã đến Nhật từ nhỏ, hưởng nền giáo dục của Nhật Bản và nhiều năm sinh sống tại Nhật không phải là một quan điểm mang tính nhân đạo.

Do đó, nếu con bạn đã nhận được hầu hết giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản và đã tốt nghiệp trung học phổ thông ở Nhật Bản (nói chung, con bạn phải có tối thiểu 10 năm học trước khi tốt nghiệp trung học phổ thông). Xem xét mức độ ổn định tại Nhật Bản, có những trường hợp con bạn sẽ được chuyển sang visa “Cư dân định trú”.

Visa “Cư dân định trú” này không được định trước bởi thông báo của Bộ Tư pháp, nhưng xu hướng gần đây của Bộ Tư pháp là tư cách lưu trú này có thể được lấy tương đối dễ dàng.

4.Điều gì xảy ra nếu người bảo lãnh visa gia đình bị mất tư cách lưu trú

Nếu người phụ thuộc bị mất tư cách lưu trú vì những lý do như người bảo lãnh nghỉ việc thì vợ / chồng và / hoặc con hiện đang lưu trú với visa đoàn tụ gia đình sẽ không còn đủ điều kiện cho tư cách lưu trú đó. Điều này là do visa đoàn tụ gia đình dựa trên tiền đề rằng người bảo lãnh phải đang có tư cách lưu trú.

Ngoài ra, nếu người bảo lãnh cho visa đoàn tụ gia đình được cấp visa vĩnh trú thì vợ / chồng hoặc con cũng sẽ mất tư cách lưu trú của visa đoàn tụ gia đình. Lý do là các loại tư cách lưu trú cho người bảo lãnh đủ điều kiện xin visa đoàn tụ gia đình không bao gồm tư cách của visa vĩnh trú. Trong trường hợp này, người phụ thuộc chuyển sang visa phụ thuộc người vĩnh trú, đứa trẻ phải xin chuyển sang visa phụ thuộc người vĩnh trú hoặc visa “Cư dân định trú” nhanh chóng.

Nếu người bảo lãnh cho visa đoàn tụ gia đình nhận được phép chuyển sang visa vĩnh trú, hãy nhanh chóng xin chuyển tư cách của gia đình tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh ngay sau đó.

5.Tổng hợp

Ông A nhận mức lương hàng tháng khoảng 380.000 yên từ công ty Y. Ngoài ra, ông A đã gửi chi phí sinh hoạt hàng tháng cho bà B sống ở quốc gia X.

Ông A đã chuẩn bị giấy chứng nhận kết hôn với vợ, giấy khai sinh cho đứa con và chuẩn bị lịch sử chuyển tiền.

Khoảng hai tháng sau khi xin visa đoàn tụ gia đình, bà B và con đã được cấp giấy chứng nhận cư trú (COE). Hiện tại, gia đình 3 người của ông A đang hạnh phúc sống tại Nhật Bản.

Như bạn có thể thấy sự khó khăn trong việc bảo lãnh cha mẹ như được đề cập, thật khó để nói rằng chế độ tư cách lưu trú của Nhật Bản là đầy đủ để có thể đáp ứng cho gia đình người nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền lợi để sống cùng nhau như một gia đình.

Trên đà quốc tế hóa và số lượng người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản tăng lên, số lượng người nước ngoài ở lại Nhật Bản với visa đoàn tụ gia đình cũng tăng lên hàng năm. Mặt khác, số lượng người nước ngoài lo lắng vì họ không thể sống cùng gia đình cũng đang gia tăng.

Tôi muốn sống cùng gia đình!
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào để bảo vệ các quyền lợi tự nhiên đó.

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038