行政書士法人第一綜合事務所

LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH GIẢI THÍCH TRIỆT ĐỂ VỀ VISA DU HỌC SINH

LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH GIẢI THÍCH TRIỆT ĐỂ VỀ VISA DU HỌC SINH

Visa du học sinh là thị thực được thiết lập để tiếp nhận những bạn học sinh người nước ngoài tới các cơ sở giáo dục của Nhật để học tập. Năm 2008, Chính phủ đã ban bố kế hoạch đạt 30 vạn du học sinh( chỉ tiêu của năm 2020) nhưng do số lượng du học sinh người nước ngoài tăng lên một cách đáng kể nên năm 2017chỉ tiêu này đã nhanh chóng đạt được. Tính đến cuối năm 2018, số lượng du học sinh đạt khoảng 33 vạn 700 người, chiếm tổng số 12,3% tổng số người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản.
Luật nhập cảnh quy định rằng thị thực du học thực hiện các hoạt động tại các cơ sở giáo duc của Nhật tương ứng với các tổ chức: “các trường đại học, cao đẳng nghề, trường trung học phổ thông tại Nhật Bản (bao gồm cả kì sau của các trường trung học phổ thông) hoặc các trường trung học cơ sở và trung trung học phổ thông hỗ trợ đặc biệt (bao gồm nửa đầu của các trường trung học). hoặc các cơ sở giáo dục tại một trường trung học hỗ trợ đặc biệt, một trường tiểu học hoặc tiểu học hỗ trợ đặc biệt hoặc trường trung cấp nghề,….
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích phạm vi thị thực du học cho từng cơ sở giáo dục được liệt kê trong Luật nhập cảnh.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Các trường được tiếp nhận visa du học sinh

(1) Trường đại học

Trường đại học ở đây ngoài các khoa thì còn bao gồm cả trường cao học, trường cao đẳng, khoa dự bị của trường đại học,…Trong đó không bao gồm các khóa học trực tuyến. Ngoài ra, ngoại trừ trường cao học thì những khóa học vào buổi tối cũng không thuộc đối tượng.
– Là cơ sở tương đương với một trường đại học như trường học viện Thủy sản và Học viện Quốc phòng cũng thuộc đối tượng được xét trên.

Đối với trường đại học của nước ngoài tại Nhật Bản, nếu trường đó được cấp phép theo Luật giáo dục của nhà trường thì có thể đủ điều kiện tiếp nhận đối tượng du học sinh nhưng nếu bạn không được cấp phép thì sẽ chỉ được tiếp nhận đối tượng visa hoạt động văn hóa.
Sinh viên nghiên cứu đại học và cao học, học sinh dự thính cũng có thể xin thị thực du học sinh. Trường hợp là học sinh dự thính thì cần phải dự học ít nhất 10 tiếng trở lên/ tuần.

(2) Trường cao đẳng nghề

Có 57 trường cao đẳng nghề (còn gọi là “trường chuyên môn”) trên toàn quốc đủ điều kiện để được cấp thị thực du học. Hầu hết trong số họ là quốc lập nhưng các trường trung học phổ thông nghề cũng thuộc đối tượng được xét.

(3) Trường dạy nghề

Có ba khóa học, một khóa học chuyên biệt (trường dạy nghề), một khóa học trung học và một khóa học tổng quan. Tất cả các khóa học trên đều đủ điều kiện để được cấp thị thực du học.

Để có được thị thực du học tại một trường dạy nghề, thì cần đặt ra các yêu cầu về tiếng Nhật như bạn đã học 6 tháng trở lên tại một cơ sở giáo dục đào tạo về tiếng Nhật chưa hoặc bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật gì chưa. Về chứng chỉ tiếng Nhật thì cần giấy chứng nhận của một trong những kì thi sau:
・Chứng chỉ N2 trở lên của kì thi năng lực tiếng Nhật
・200 điểm trở lên của kì thi du học sinh Nhật
・400 điểm trở lên của kì thi năng lực tiếng Nhật Business BJT

(4) Các trường khác

Là những trường học được phê duyệt theo Luật giáo dục. Có nhiều trường dự bị đầu vào đại học và các trường quốc tế, và nếu trường được chấp thuận theo Luật giáo dục trường học thì bạn sẽ đủ điều kiện để được cấp thị thực du học.

Để có được thị thực du học tại các trường khác ngoài các trường quốc tế thì các yêu cầu về tiếng Nhật được đặt ra giống như các trường dạy nghề, phải và bằng chứng về năng lực tiếng Nhật bằng cách học tại một cơ sở dạy tiếng Nhật từ 6 tháng trở lên hoặc bằng cách lấy chứng chỉ tiếng Nhật cần thiết.

(5) Cơ sở giáo dục tiếng Nhật (còn gọi là trường Nhật ngữ)

Trường hợp trường cao đẳng đào tạo nghề, cơ sở giáo dục tương đương với trường khác về cơ sở vật chất, tổ chức đào tạo tiếng Nhật, việc để học sinh được cấp thị thực du học thì cần được quy đinh theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (thông báo du học). Bạn không thể xin visa du học tại một trường Nhật ngữ nếu trường đó không được nêu rõ trong thông báo du học.

(6) Trường trung học phổ thông

Sinh viên của trường THPT sẽ đủ điều kiện để được cấp thị thực du học bất kể đó là trường công hay tư lập, nhưng các trường bán thời gian và liên thông không đủ điều kiện. Nửa sau của trường trung học PT (trường trung học phổ thông tổng hợp) và trường trung học phổ thông hỗ trợ đặc biệt cũng thuộc đối tượng được xét duyệt.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, bạn phải từ 20 tuổi trở xuống và đã được đào tạo tiếng Nhật ít nhất một năm tại một cơ sở đào tạo giáo dục.

(7) Trường trung học cơ sở

Học sinh người nước ngoài của một trường trung học cơ sở sẽ được cấp thị thực du học bất kể trường của bạn là trường công hay tư. Nửa đầu của trường trung học cơ sở(trường trung học sở tích hợp) và trường trung học cơ sở hỗ trợ đặc biệt cũng thuộc đối tượng được xét duyệt.
Theo quy định chung, những người dưới 17 tuổi sẽ đủ điều kiện.

Ngoài ra, vì đối tượng mục tiêu là người ít tuổi, nên cần có những người phụ trách việc trông coi ở Nhật Bản, nhân viên chỉ bảo tại Nhật. Để không có bị cản trở gì về mặt cuộc sống thì việc có cơ sở lưu trú tại Nhật Bản là cần thiết. Tại Nhật Bản, quyền giám hộ bao gồm người thân sống tại Nhật Bản, chủ ký túc xá và gia đình chủ nhà của người bản xứ.

(8) Trường tiểu học

Học sinh người nước ngoài của một trường tiểu học cơ sở sẽ được cấp thị thực du học bất kể trường của bạn là trường công hay tư. Trường tiểu học hỗ trợ đặc biệt cũng thuộc đối tượng được xét duyệt.
Theo nguyên tắc chung, những người dưới 14 tuổi đủ điều kiện để xét duyệt.
Cũng giống như trường hợp tại trường trung học cơ sở, ở Nhật Bản yêu cầu phải có người giám sát, có nhân viên toàn thời gian phụ trách hướng dẫn cuộc sống và phải đảm bảo các cơ sở lưu trú có thể vận hành cuộc sống hàng ngày mà không bị cản trở.

2. Những điểm cần xét đối với visa du học sinh

Có hai điểm chính được xét việc cấp visa du học đó là: hoạt động thực tế và năng lực chi trả kinh phí.

(1) Hoạt động thực tế

Không chỉ giới hạn với visa du học sinh mà đối với bất cứ visa nào cũng sẽ bị xét về hoạt động thực tế. Và đối với thị thực du học sinh thì vấn đề này có xu hướng được kiểm tra nghiêm ngặt.
Vì visa du học không phải là tư cách được phép làm việc nên theo nguyên tắc bạn không thể làm nhưng nếu bạn được cấp chứng nhận cho phép hoạt động ngoài tư cách để trang trải chi phí sinh hoạt và học phí khi đi du học thì bạn sẽ được phép đi làm thêm trong khoảng 28 giờ một tuần. Có một thực tế là thị thực du học đang bị lạm dụng như một phương thức để làm việc tại Nhật Bản, nơi có mức thu nhập cao. Đây là trường hợp bạn đến Nhật Bản với thị thực du học, nhưng không thực sự tham gia các lớp học mà dành hết tâm trí cho công việc bán thời gian và chuyển tiền lương của mình cho gia đình mình.
Việc xin visa du học cho mục đích lao động là điều không được cho phép, tuy nhiên, có những trường hợp vượt quá giới hạn 28 giờ một tuần, có trường hợp tỷ lệ đi học kém, có trường hợp điểm kém, đặc biệt có trường hợp sinh viên lưu ban một năm;… Những trường hợp như trên có thể bị phán đoán là không có hoạt động thực tế là du học sinh và nhiều trường hợp khi nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú sẽ không được chấp nhận. So với các loại thị thực khác thì visa du học có đặc thù đó là số lượng người bị từ chối gia hạn thời gian lưu trú cao hơn một cách đáng kể.

(2) Năng lực chi trả kinh phí

Pháp lệnh của Bộ tiêu chuẩn hạ cánh yêu cầu cho thị thực du học rằng bạn cần phải có đủ tài sản/ học bổng hoặc các cách thức khác để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập ở Nhật Bản. Chi phí sinh hoạt khi đi du học bao gồm học phí, tài liệu giảng dạy, nhà ở, đi lại, ăn uống và tất cả các chi phí sinh hoạt khác.
Đối với nhiều du học sinh, việc trang trải chi phí sinh hoạt khi đi du học bằng tiền tiết kiệm và thu nhập từ việc làm thêm là điều khó khăn. Do đó, sự trợ giúp của người thân cũng được đánh giá là khả năng thanh toán chi phí.

Nếu cha mẹ bạn thất nghiệp dẫn đến việc chuyển tiền bị ngừng trong khi bạn đang đi du học thì có thể bạn sẽ bị đánh giá là không có khả năng chi trả chi phí và bạn có thể không được gia hạn thời gian lưu trú. Nếu bạn rơi vào trường hợp như vậy, bạn phải có cách khác để thể hiện khả năng trang trải các chi phí khi đi du học chẳng hạn như bằng cách vay học bổng.

3. Những hồ sơ cần thiết đối với visa du học sinh

Các bạn có thể tham khảo trang web của Bộ Tư pháp dưới đây để biết các giấy tờ cần thiết khi nộp đơn xin thị thực du học.
(Đơn xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú)
http://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-1-1.html

(Đơn xin phép thay đổi tư cách lưu trú)
http://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-2-1.html

(Đơn xin phép gia hạn thời gian lưu trú)
http://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-3-1.html

Thời gian gần đây, việc kiểm tra visa du học có xu hướng khắt khe hơn. Khi xin phép gia hạn thời gian lưu trú thường phải nộp bản sao bảng lương và sổ tiết kiệm của công việc làm thêm của bạn. Đối với những bạn làm quá tiếng thì cần hết sức lưu ý vì Cục xem xét hết sức nghiêm đối với những trường hợp này.

4. Hỏi đáp về visa du học sinh

Dưới đây, chúng tôi tổng kết lại những phần câu hỏi mà các bạn du học sinh hết sức quan tâm như sau:

Q: Tôi không thể lấy được tất cả các tín chỉ và lưu ban lại một năm. Tôi chắc chắn sẽ bị trượt khi xin gia hạn thời gian lưu trú không?

A: Việc lưu ban không có nghĩa là bạn sẽ không được cấp phép, nhưng nó sẽ là một điểm trừ rất lớn. Bạn cần làm giải trình một cách hợp lí về nguyên nhân của việc lưu ban và hướng giải quyết.

Q: Tôi đang nghĩ đến việc nghỉ học đại học một thời gian và về nước. Tôi có cần xin thị thực du học mới khi muốn quay lại trường để học tiếp không ạ?

A: Nếu thời gian nghỉ phép ngắn hạn và có thời gian rõ ràng rằng bạn sẽ trở lại trường học vào trước ngày hết hạn lưu trú thì bạn không cần phải xin thị thực du học mới. Sau khi nhập cảnh, bạn thực hiện gia hạn visa là được. Nếu thời gian lưu trú của bạn hết hạn trước khi bạn dự định quay lại trường học, bạn sẽ phải xin thị thực mới khi quay lại trường học.

Q: Tôi đã kết hôn với một bạn cùng quốc tịch khi tôi còn đi học. Chúng tôi muốn sống cùng nhau ở Nhật Bản. Tôi có thể xin loại thị thực nào?

A: Bạn có thể có được thị thực lưu trú gia đình. Thị thực du học cũng có thể mời vợ / chồng hoặc con cái đến Nhật Bản để ở cùng gia đình. Tuy nhiên, những bạn là du học sinh của trường tiếng Nhật thì không được áp dụng điều này.

Q: Tôi có bị quy là ở quán hạn ngay sau khi tốt nghiệp không?

A: Việc ở lại Nhật Bản ngay cả khi đã tốt nghiệp cho đến ngày hết thời hạn lưu trú quy định không phải là bất hợp pháp ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục ở lại Nhật Bản hơn 3 tháng sau khi tốt nghiệp với visa du học, thì visa du học của bạn có thể bị thu hồi. Do đó, bạn nên về nước ngay sau khi tốt nghiệp hoặc chuyển sang tư cách lưu trú khác.

Q: Tôi chưa tìm được việc trước khi tốt nghiệp. Tôi có thể tiếp tục tìm việc sau khi tốt nghiệp không?

A. Những người đã tốt nghiệp trường chuyên môn(dạy nghề) của một trường đại học, cao học, cao đẳng hoặc trung cấp nghề có thể chuyển visa hoạt động đặc định để tìm việc. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại visa này, vui lòng tham khảo bài viết:
Thị thực hoạt động đặc định dành cho những bạn đang tìm việc( ví dụ điển hình và giải pháp)

Q: Thời hạn lưu trú đối với thị thực du học là bao nhiêu?

A: Liên quan đến về vấn đề này thì một phần của Quy định Thực thi Luật Kiểm soát Nhập cư và Người tị nạn đã được sửa đổi vào ngày 30 tháng 3 năm 1991, và bản tin chính thức đã được xuất bản. Cho đến nay, thị thực du học sinh đã được cấp thời hạn lưu trú với thời gian 4 năm 3 tháng, 4 năm, 3 năm 3 tháng, 3 năm, 2 năm 3 tháng, 2 năm, 1 năm 3 tháng, 1 năm, 6 tháng hoặc 3 tháng.
Bản sửa đổi này đối với Quy chế Kiểm soát Nhập cư và Tị nạn quy định rằng thời hạn lưu trú tối đa đối với thị thực du học sinh là 5 năm, và thời gian lưu trú do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định cho mỗi người nước ngoài là thời gian lưu trú.
Với sửa đổi này, dự kiến thời gian lưu trú của thị thực sinh viên trong tương lai sẽ được quyết định dựa trên thời gian cho đến khi tốt nghiệp.
Trên thực tế, có nhiều khách hàng của chúng tôi cũng nhận được visa với thời hạn 5 tháng hoặc 11 tháng.
Do đó, đây là một điểm sửa đổi cần chú ý.

5. Các trường hợp cần tư vấn trực tiếp và phương án giải quyết đối với visa du học sinh

Dưới đây là những trường hợp mà chúng tôi đã hỗ trợ giải quyết giúp các bạn du học sinh:

(1)Xin cấp giấy xác nhận tư cách lưu trú dành cho tất cả các du học sinh trao đổi trong các trường học tại Nhật
(2) Xin lại thành công cho một bạn gia hạn trượt do thành tích kém
(3) Hỗ trợ xin lại visa cho một bạn chưa đóng học phí -> thôi học và về nước, nhưng sau đó tôi muốn quay lại trường học vì đã đủ tiền để đóng học phí.
(4) Hỗ trợ cho những bạn xin gia hạn visa không được và bị thôi về nước nhưng sau đó muốn quay lại Nhật để học.
(5) Hỗ trợ cho những bạn nhận được giấy yêu cầu bổ sung giải trình hồ sơ.

6. Tổng kết

Visa du học là một trong những loại visa chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số những người nước ngoài sống tại Nhật, tuy nhiên không có nhiều văn phòng quản lý hành chính có kinh nghiệm xử lý điều này. Lí do là vì các cơ sở giáo dục thường tự mình xử lý các đơn xin cho du học sinh. Tuy nhiên, một thực tế là nhiều cơ sở giáo dục quản lý soạn thảo hồ sơ với kiến thức mơ hồ kéo theo đó có rất nhiều rủi ro trong đó. Rủi ro cuối cùng dành cho sinh viên quốc tế, những người buộc phải về nước.
Việc quản lý sinh viên quốc tế sẽ không thể đạt được hiệu quả nếu không có kiến thức chính xác về toàn bộ luật nhập cư. Văn phòng Luật hành Daiichi Sogo chúng tôi đóng vai trò là cố vấn cho các trường đại học và trường dạy nghề, và có nhiều thành tích nộp hồ sơ xin visa cho hàng trăm các em học sinh- sinh viên. Và hiện nay, chúng tôi đang truyền bí quyết khổng lồ đó cho từng cá nhân các bạn sinh viên quốc tế.

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc không chỉ từ chính các sinh viên quốc tế mà còn từ những người liên quan đến các tổ chức giáo dục đang gặp khó khăn trong việc quản lý sinh viên quốc tế.
Xin cảm ơn!
Trân trọng!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。