行政書士法人第一綜合事務所

CÓ THỂ CHUYỂN TỪ VISA KĨ NĂNG ĐẶC ĐỊNH SANG VISA NGƯỜI PHỤ THUỘC ĐƯỢC KHÔNG?

CÓ THỂ CHUYỂN TỪ VISA KĨ NĂNG ĐẶC ĐỊNH SANG VISA NGƯỜI PHỤ THUỘC ĐƯỢC KHÔNG?

Có nhiều định thuyết định cho rằng: việc chuyển từ visa thực tập sinh sang visa người phụ thuộc rất khó.
Vậy liệu việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc có khó như trường hợp của visa thực tập sinh hay không?

Số lượng ngoài có visa kỹ năng đặc định ngày càng tăng lên cùng với đó, số lượng những câu hỏi về việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc cũng tăng theo.
Và để giải quyết những thắc mắc này, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đi giải thích cho các bạn về trường hợp chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc. Kính mời các bạn cùng theo dõi.

1. Visa kỹ năng đặc định là gì?

Thị thực kỹ năng đặc định được thiết lập vào tháng 4 năm 2019, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lao động ở Nhật Bản. Theo số liệu do Cục nhập cảnh công bố vào tháng 3 năm 2021 thì số lượng người nước ngoài có thị thực kỹ năng đặc định tăng lên một cách nhanh chóng bất kể tình hình dịch bệnh.
Cụ thể số lượng người nước ngoài đang có visa kỹ năng đặc định vào thời điểm cuối tháng 3 năm 2020 chỉ là 3,987 người những đến tháng 3 năm 2021 đã tăng lên con số 22,567 người, tăng 566%.
Với tình trạng thiếu hụt nhân lực hiện nay ở Nhật Bản, con số này dự kiến còn sẽ ra tăng hơn nữa, tuy nhiên nội dung công việc của loại visa này luôn được đưa ra so sánh với visa kỹ năng thực tập sinh vì nó khá giống nhau.
Sự khác nhau lớn nhất giữa visa thực tập kỹ năng và visa kỹ năng đặc định đó là về mục đích của chúng.

Mục đích của chương trình thực tập kỹ năng đó là để thực tập sinh học hỏi những kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức của Nhật Bản sau đó vận dụng những kỹ năng đã học đó mang về để cống hiến vào sự phát triển của đất nước họ.
Mặt khác, mục đích của thị thực kỹ năng đặc định nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số trong độ tuổi lao động ở Nhật đang giảm một cách trầm trọng.

Tuy nội dung công việc của visa kỹ năng đặc định và thực tập sinh có nét giống nhau những mục đích của mỗi loại là khác nhau nên cách suy nghĩ về việc chuyển sang visa người phụ thuộc cũng sẽ khác nhau.
Trong chương tiếp theo chúng ta hãy cùng đi xem xét chi tiết điểm đó.

2. Việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc

Đối với visa thực tập sinh thì không có hạn chế nào về việc kết hôn nhưng tất nhiên là cũng không được phép chuyển sang visa người phụ thuộc.
Lý do là mục đích của hệ thống đào tạo thực tập sinh nhằm chuyển giao các kỹ năng đã học được ở Nhật Bản mang về cho đất nước của họ, vì vậy việc ở lại Nhật không được giả định đến.

Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, các bạn vui lòng tham khảo tại bài viết:
【Giải pháp tình huống】Cách có được Visa phụ thuộc khi kết hôn quốc tế với thực tập sinh kỹ năng.

Mặt khác, thị thực kỹ năng đặc định nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở Nhật. Và tất nhiên, nó không giống như thị thực tập sinh, không có sự chuyển giao kỹ thuật do đó, việc người có visa thực tập sinh khi kết hôn với người Nhật, người có visa vĩnh trú hoặc vĩnh trú hoặc định trú sẽ không bị giới hạn theo Luật Nhập cảnh khi chuyển sang visa người phụ thuộc.

Tất nhiên, việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc cũng phải có đầy đủ những điều kiện chung.

Không phải cứ kết hôn với người Nhật, người có visa vĩnh trú hoặc định trú sẽ được cấp phép visa người phụ thuộc, chính vì vậy các bạn đừng hiểu nhầm điểm này nhé.

Nói tóm lại, về việc chuyển từ visa tập sinh sang visa người phụ thuộc sẽ có hạn chế do mục đích của chương trình chế độ này. Còn về việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc thì Luật nhập cảnh không có giới hạn.

3. Những điểm có lợi khi chuyển từ visa đặc định sang visa người phụ thuộc

Ngay cả khi bạn đang có visa kỹ năng đặc định mà kết hôn với người Nhật, người có visa vĩnh trú hoặc định trú thì cũng không nhất thiết phải chuyển sang visa người phụ thuộc mà theo Luật nhập cảnh thì bạn vẫn giữ nguyên visa kỹ năng đặc định cũng không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, so với visa kỹ năng đặc định thì visa người phụ thuộc có nhiều lợi thế hơn, chính vì vậy bạn nên đổi sang visa người phụ thuộc.

Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những lợi ích của việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc.
Tuy nhiên, thị thực kỹ năng đặc định số 1 và số 2 có nhiều nội dung khác nhau về thời gian lưu trú hoặc tiêu chuẩn kỹ năng,.. Chính vì vậy, để dễ hình dung hơn chúng tôi xin được viết tắt visa kỹ năng đặc định số 1 là (số 1) và kỹ năng đặc định số 2 là (số 2).
Mục nào chúng tôi chỉ ghi kỹ năng đặc định thì các bạn hãy hình dung đó là chỉ chung cho cả visa kỹ năng đặc định số 1 và số 2.

① Không bị giới hạn thời gian lưu trú

Visa kỹ năng đặc định số 2( chuyên ngành xây dựng, đóng tàu hoặc công nghiệp hảng hải) thì không bị giới hạn về thời gian lưu trú.
Cùng với đó, Luật nhập cảnh quy định visa kỹ năng đặc định số 1 chỉ có thể lưu trú ở Nhật tối đa là 5 năm.
Có nghĩa là những người nước ngoài có visa kỹ năng đặc định số 1 chỉ được ở tối đa 5 năm sau đó sẽ phải về nước.
Chính vì vậy, ví dụ trường hợp bạn kết hôn với người Nhật hoặc người vĩnh trú hoặc định trú đi chăng nữa mà nếu bạn cứ giữ nguyên visa kỹ năng đặc định thì bạn cũng chỉ có thể sống ở Nhật tối đa 5 năm.

Còn đối với visa người phụ thuộc thì không bị giới hạn về thời gian lưu trú.
Bạn có thể tiếp tục sinh sống ở Nhật bằng cách nhận thời gian lưu trú là 6 tháng, 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm, sau đó gia hạn visa.
Chính vì vậy, những bạn có visa kỹ năng đặc định số 1 sau khi chuyển visa người phụ thuộc thì sẽ không bị giới hạn về thời gian lưu trú.
Và đây cũng là một điểm có lợi của việc chuyển sang visa tư cách lưu trú người phụ thuộc.

② Không bị giới hạn lao động

Với visa kỹ năng đặc định bạn có thể chuyển đươc việc nhưng bạn chỉ có thể làm được những công việc được quy định trong Luật nhập cảnh.
Chính vì vậy, khi chuyển việc bạn phải lưu ý về nội dung Luật nhập cảnh đã đề ra.
Bên cạnh đó, visa người phụ thuộc lại không bị giới hạn điều này.
Bạn sẽ không bị giới hạn về thời gian làm việc giống như visa du học và cũng có thể tự ý kinh doanh nếu muốn. Bạn có thể làm mọi công việc nếu những việc đó không trái pháp Luật.
Bởi vậy, việc người nước ngoài có visa người phụ thuộc đồng nghĩa với việc họ không cần phải để ý đến Luật nhập cảnh và có thể tự lựa chọn công việc.

Và việc không bị giới hạn lao động chính là điểm lợi thế thứ 2 khi chuyển sang visa người phụ thuộc.

③ Có thể xin được visa vĩnh trú

Một trong những điều kiện để xin vĩnh trú đó là phải có visa lao động 5 năm trở lên.
Visa kỹ năng đặc định là môt trong những loại visa lao động nên chắc hẳn bạn sẽ nghĩ nó cũng sẽ thuộc tư cách lao động đúng không ạ? Tuy nhiên, visa kỹ năng đặc định số 1 thì không bao gồm trong tư cách lao động khi xin vĩnh trú còn visa kỹ năng đặc định số 2 thì bao gồm trong tư cách làm việc với visa vĩnh trú. Chính vì vây, nếu bạn để nguyên visa đặc định số 1 thì sẽ không xin được vĩnh trú.

Bên cạnh đó, visa người phụ thuộc thuộc trường hợp ngoại lệ đặc biệt khi xin vĩnh trú.
Những trường hợp thuộc trường hợp ngoại lệ đặc biệt khi xin vĩnh trú sẽ được nới lỏng về điều kiện thời gian sinh sống.
Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại mục 3.Ngoại lệ vĩnh trú liên quan đến con cái và người phụ thuộc trong bài viết:
Những yêu cầu cho visa vĩnh trú

Việc xin được vĩnh trú hay không là một điều khác biệt rất lớn đối với người nước ngoài.
Do đó, việc visa kỹ năng đặc định số 1 không thể xin được vĩnh trú với việc visa người phụ thuộc được nới lỏng khi xin vĩnh trú là một điểm hết sức lớn.
Và đây cũng là điểm có lợi thế thứ 3 khi bạn chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc.

4. Tổng kết

Chúng tôi có thể tổng kết bài viết hôm nay theo như bảng dưới đây:

  • Visa thực tập sinh và visa kỹ năng đặc định thoạt nhìn thì giống nhau nhưng mục đích của chúng khác nhau.
  • Luật nhâp cảnh không có hạn chế việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc
  • Việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc có rất nhiều điểm có lợi
  • Khi chuyển sang visa người phụ thuộc thì bạn sẽ không bị giới hạn về số năm lưu trú
  • Visa người phụ thuộc không bị giới hạn về công việc do đó bạn có thể thoải mái lựa chọn công việc của mình
  • Visa kỹ năng đặc định số 1 thì không thể xin được visa vĩnh trú còn visa người phụ thuộc thì có khả năng xin được vĩnh trú.

Thị thực kỹ năng đặc định dự đoán sẽ tăng trong tương lai.
Và việc kết hôn quốc tế cũng được dự đoán tăng theo đó. Nếu bạn là một trong số đó vui lòng hãy nhớ lại nội dung của bài viết này nhé!
Có nhiều thông tin cho rằng việc chuyển từ visa thực tập sinh sang visa người phụ thuộc sẽ có nhiều điểm khó khăn nên mọi người cũng nghĩ rằng việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc cũng gặp khó khăn như vậy.

Tuy nhiên, Luật nhập cảnh không giới hạn việc chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc, do đó nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện của visa người phụ thuộc thì hoàn toàn có khả năng chuyển sang visa người phụ thuộc.
Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn tham khảo được phần nào khi chuyển từ visa kỹ năng đặc định sang visa người phụ thuộc.
Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。