行政書士法人第一綜合事務所

Xin nhập tịch đối với người Việt Nam

Số lượng người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản đã tăng hơn 400.000 người so với 10 năm trước.
Điều này là do sự gia tăng số lượng du học sinh, thực tập sinh, và người lao động với visa Kỹ năng đặc định.
Trong bài viết này,chúng tôi sẽ giải thích về thủ tục cho người Việt Nam muốn nhập quốc tịch Nhật Bản.

1.Xin nhập tịch đối với người Việt Nam là gì?

Người Việt Nam xin nhập tịch là người mang quốc tịch Việt Nam muốn đổi sang quốc tịch Nhật, trở thành “Công dân Nhật Bản” theo nguyện vọng của người đó.

Sau khi nhập tịch, bạn sẽ có tất cả các quyền lợi của “người Nhật” như có hộ khẩu ở Nhật, có quyền tham gia bầu cử, có thể sinh sống ở Nhật mà không cần Visa.
Nói mội cách đơn giản danh tính của bạn là “người Nhật”.

Tất nhiên việc “trở thành người Nhật” không phải là điều mà ai cũng có thể làm được vô điều kiện.
Việc đó được chính phủ Nhật Bản (Sở Tư Pháp) đánh giá qua nhiều điểm khác nhau như “Người này có đủ điều kiện trở thành “người Nhật” hay không, và có sẵn sàng tiếp tục sống ở Nhật Bản với tư cách là một “người Nhật”, thực hiện các nghĩa vụ của mình với tư cách là một công dân Nhật Bản không? v.v ”
Ngoài ra, Nhật Bản không công nhận song tịch (có quốc tịch ở cả hai nước). Vì vậy nếu bạn là người Việt Nam muốn nhập tịch (lấy quốc tịch Nhật) bạn cần phải làm thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam.

2.Số lượng người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản

Theo công bố của “Cục quản lý cư trú xuất nhập cảnh”, thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản, số người Việt Nam định cư tại Nhật Bản tính đến hết tháng 6 năm 2022 là hơn 476.000 người.
Năm 2022 lần đầu tiên con số này vượt qua Hàn Quốc và đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.


Nguồn: Cục quản lý cư trú xuất nhập cảnh: Thay đổi số lượng cư dân nước ngoài theo quốc tịch/khu vực

Số lượng người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản vào năm 2012 là hơn 52.000 người .
Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây số lượng đó đã tăng đáng kể.
Do ảnh hưởng của đại dịch Corona mà con số này có giảm nhẹ vào năm 2021, tuy nhiên năm 2022 đã tăng trở lại và đạt đến con số 470.000 người.

Cũng chính vì lí do đó mà số lượng người Việt Nam muốn đổi sang quốc tịch Nhật cũng tăng lên/
Theo thống kê của Sở Tư Pháp về số lượng người nước ngoài “được phép” đổi sang quốc tịch Nhật từ năm 2019 đến năm 2021, người Việt Nam đứng thứ 4 sau ①Hàn Quốc/Bắc Triều Tiên ②Trung Quốc ③Brazil
Năm 2019 là 264 người, Năm 2020 là 301 người, Năm 2021 là 269 người.

Số lượng người được phép nhập tịch theo quốc tịch
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Hàn Quốc/Bắc Triều Tiên 4360 Hàn Quốc/Bắc Triều Tiên 4113 Hàn Quốc/Bắc Triều Tiên 3564
2 Trung Quốc 2374 Trung Quốc 2881 Trung Quốc 2526
3 Brazil 383 Brazil 409 Brazil 444
4 Việt Nam 264 Việt Nam 301 Việt Nam 269

Nguồn: Sở Tư pháp Cục Dân Sự Số lượng người được phép nhập tịch theo quốc tịch

Về nguyên tắc, điều kiện để có thể xin phép nhập tịch là sống 5 năm liên tục tại Nhật.
Xét thấy số lượng người Việt Nam đang lưu trú tại Nhật tăng mạnh vào khoảng năm 2017 nên số lượng người Việt Nam muốn xin nhập tịch cũng sẽ tăng cao trong tương lai.

3.Quá trình xin nhập tịch đối với người Việt Nam

Quá trình làm thủ tục xin nhập tịch hầu hết giống nhau đối với tất cả các quốc gia.
Điểm khác nhau là tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia mà thời gian làm thủ tục thôi quốc tịch mà người xin nhập đang có sẽ khác nhau.
Đối với việc xây dựng hệ thống chế độ nhập tịch, thông thường người ta sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch của mình sau khi biết người đó đã có quốc tịch Nhật Bản.
Ví dụ đối với Hàn Quốc sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch sau khi được phép nhập quốc tịch, đối với Trung Quốc làm thủ tục thôi quốc tịch trong khoảng thời gian sau khi kết quả được phép nhập tịch được đăng trên công báo và trước khi cấp thẻ căn cước.

Tuy nhiên, khác với Hàn Quốc và Trung Quốc, thông thường người Việt Nam sẽ cần làm thủ tục thôi quốc tịch trước khi được cấp phép nhập tịch.

Ở Việt Nam, bạn sẽ được công nhận mang song tịch với một vài điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Nhật Bản không công nhận song tịch, vì vậy bạn bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch của mình để xin nhập quốc tịch.

Vì vậy, trước khi được cấp phép nhập tịch bạn phải làm thủ tục thôi quốc tịch.

Dựa vào những điều trên, hãy cùng chúng tôi xem quy trình tổng thể của một đơn xin nhập tịch với người Việt Nam như bản đồ dưới đây:

4.Hồ sơ cần xin tại Việt Nam( dành cho những người thường)

Như đã nói ở trên, muốn xin nhập tịch bạn sẽ cần phải nộp rất nhiều hồ sơ.
Tùy thuộc vào quốc tịch của người nộp đơn mà Sở Tư Pháp sẽ yêu cầu các giấy tờ khác nhau.

Trước tiên chúng tôi sẽ nói về các giấy tờ cần thiết của nước sở tại được yêu cầu chung đối với tất cả các quốc gia như sau:

Giấy chứng nhận Quốc Tịch
Giấy khai sinh
Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân
Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của cha mẹ
(Trường hợp người làm đơn đã kết hôn thì cần nộp thêm giấy đăng kí kết hôn của họ)

Để một người Việt Nam có thể xin nhập tịch thì sẽ cần phải thu thập tất các các giấy tờ nêu trên tại cơ quan hành chính của nước sở tại.

Các giấy tờ cần phải có từ nước sở tại trong thủ tục xin nhập quốc tịch cho người Việt Nam là:

Giấy chứng nhận Quốc Tịch
Giấy khai sinh của người nộp đơn và tất cả các anh chị em ruột của người đó
Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của người nộp đơn và cha mẹ của người đó
Thư tường trình của mẹ
Sổ hộ khẩu

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp của người nộp đơn và Sở Tư Pháp mà hồ sơ cũng có sự khác biệt. Ví dụ như trường hợp người được sinh ra ở Nhật, họ có thể sẽ không thể xin được các giấy tờ kể trên, vì vậy cần phải đối ứng thay thế bằng các giấy tờ khác.

Vì vậy, xin vui lòng xem ở trên chỉ là một tài liệu tham khảo.

5.Hồ sơ cần xin tại Việt Nam( dành cho những người tị nạn)

Có một trường hợp đặc biệt đối với việc xin nhập tịch của người Việt Nam.
Đó là trường hợp của những người được gọi là “Người tị nạn”

Năm 1975, “3 nước Đông Dương” Việt Nam, Lào và Campuchia đã chuyển đổi hệ thống quốc gia của họ sang xã hội chủ nghĩa.
Vào thời điểm đó, một số người cố gắng rời khỏi đất nước của họ với tư cách là “người tị nạn”, vì lo sợ rằng họ sẽ bị hạn chế về tài chính hoặc bị ngược đãi nếu tiếp tục sống ở đó.
Một trong số đó có những người được gọi là “thuyền nhân”, đã trốn khỏi đất nước của họ bằng những chiếc thuyền nhỏ theo đúng nghĩa đen.

Trong số những người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Nhật Bản, có những người tị nạn và con cháu của họ đã chọn Nhật Bản làm điểm đến vào lúc đó.

Vì lý do này, có trường hợp không được Việt Nam công nhận là công dân Việt Nam hoặc chưa làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam do các vấn đề liên quan đến cha mẹ vì vậy họ không thể xin được các giấy tờ ở nước sở tại.

Trong trường hợp này, về cơ bản sẽ cần nộp các hồ sơ khác thay thế cho hộ chiếu và giấy chứng nhận quốc tịch. Các giấy tờ đó bao gồm:

Không có hộ chiếu → Giấy phép tái nhập quốc
Không có giấy chứng nhận quốc tịch → Giấy xác nhận lịch sử định cư
Không có giấy khai sinh → Xin giấy khai sinh tại các cơ quan hành chính của đất nước mà người nộp đơn được sinh ra (Nếu sinh ra ở Nhật thì xin ở Nhật)
※Trường hợp không được sinh ra ở Việt Nam

Tất nhiên có một vài trường hợp những người rời Việt Nam một cách vội vàng cũng có thể giải thích rằng “Tôi chỉ mang theo những tài liệu này”
Hoặc cũng có trường hợp khi rời khỏi Việt Nam họ có mang theo “Giấy khai sinh” và “Giấy đăng kí kết hôn”.

Đối với một số trường hợp các giấy tờ mang từ Việt Nam sang Nhật mà không thể phát hành lại lần hai, người nộp đơn xin nhập tịch cần trao đổi và giải thích với Sở Tư Pháp trước để có thể yêu cầu trả lại giấy tờ gốc.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa thủ tục xin nhập tịch bình thường và thủ tục nhập tịch của những người đến Nhật với tư cách là “Người tị nạn”.
Trên thực tế có những trường hợp dùng thư tường trình của cha mẹ để thay cho các hồ sơ cần xin tại nước sở tại.

Vì vậy, đừng từ bỏ việc nộp hồ sơ xin nhập tịch chỉ vì bạn hoặc cha mẹ của bạn đến Nhật với tư cách là “Người tị nạn”.
Ở văn phòng của chúng tôi đã từng có rất nhiều trường hợp xin nhập tịch cho người Việt Nam tị nạn, vì vậy nếu có vấn đề gì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

6.Những chú ý nhỏ đối với người Việt Nam khi xin nhập tịch

Ở phần này chúng tôi xin nói về một số những điểm nhỏ cần lưu ý khi xin nhập tịch.

①Đối với các hồ sơ của Việt Nam

Đối với các hồ sơ của nước sở tại, ở Việt Nam, cùng 1 loại giấy tờ cũng có đến 2 loại.

1 là giấy tờ chỉ cấp phát 1 lần duy nhất trong đời và 1 loại nữa là giấy tờ có thể cấp lại nhiều lần.

Khi xin nhập tịch, về cơ bản tất cả các giấy tờ của nước sở tại đều phải nộp bản gốc.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, có những loại giấy tờ không thể xin cấp lại.
Vì vậy, đề phòng trường hợp nộp nhầm các giấy tờ chỉ cấp 1 lần duy nhất, hãy hỏi kĩ các UBND hoặc cơ quan cấp giấy tờ để chắc chắn rằng giấy tờ này có thể được cấp lại hay không.

②Tất cả các bản dịch phải sử dụng tiếng Nhật

Đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật có dịch vụ dịch giấy tờ.
Tuy nhiên, nếu nhờ dịch vụ này thì họ sẽ cấp các bản dịch mà tên người, tên địa danh được để nguyên chữ cái tiếng Việt.

Khi làm thủ tục xin nhập tịch, các phần tên riêng, tên địa danh của bản dịch đính kèm đều cần phải chuyển sang chữ Katakana. Vì vậy các bạn tự dịch cũng hãy chú ý nhé.

③Phải quyết định họ tên sau khi nhập tịch.

Ở Nhật Bản có “Chế độ hộ tịch”.
Vì vậy, về cơ bản họ sẽ sử dụng họ tên mà bạn ghi trong đơn xin nhập tịch.
Do đó cần phải quyết định họ tên trước khi nộp đơn xin nhập tịch.

Bạn không thể sử dụng tên được viết dưới dạng chữ cái tiếng Việt sau khi nhập tịch.
Bạn cần phải suy nghĩ về “tên được gọi ở Nhật Bản” bằng cách kết hợp ký hiệu của katakana, hiragana và kanji.

Thêm nữa, khác với Việt Nam, ở Nhật “Vợ chồng cùng họ”.
Vì vậy, nếu hai vợ chồng cùng xin nhập tịch thì cần phải chú ý là họ của 2 vợ chồng phải giống nhau.

④Ở phần nơi sinh không ghi tên bệnh viện mà phải ghi địa chỉ bệnh viện

Trong giấy khai sinh của Việt Nam, phần nơi sinh thường ghi tên bệnh viện nơi bạn sinh ra.
Tuy nhiên trong đơn xin nhập tịch bạn không thể ghi tên bệnh viện như vậy.
Bạn hãy chú ý rằng bạn sẽ cần phải tìm địa chỉ của bệnh viện nơi bạn sinh ra và khai địa chỉ đó vào đơn xin nhập tịch.

⑤Sử dụng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản, Đại sứ quán, Trụ sở Tị nạn

Khi người Việt xin nhập tịch, việc chuẩn bị các hồ sơ cần thiết thật sự rất khó khăn.
Đặc biệt, đối với những người đang sống tại Nhật Bản, trước khi bạn xin các giấy ở ở UBND tại địa phương, bạn có thể cần phải trao đổi, xin giấy tờ ở Lãnh sự quan, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật. Vì vậy việc bàn bạc trước với Lãnh sự quan, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật cũng sẽ phần nào giảm được những khó khăn đó.

Ngoài ra, đối với các trường hợp người tị nạn hoặc con cháu của người tị nạn, bạn hoàn toàn có thể trao đởi và nhận hỗ trợ từ bộ phận hỗ trợ người tị nạn của “Quỹ Phúc lợi và Giáo dục Châu Á”

Thay vì tự mình tìm cách giải quyết, hãy sử dụng hiệu quả các dịch vụ tư vấn sẵn có.

7.Tổng kết: xin nhập tịch đối với người Việt Nam

Trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu về việc xin nhập tịch đối với người Việt Nam.

Chúng tôi xin tóm tắt dễ hiểu về các vấn đề liên quan đến việc xin nhập tịch đối với người Việt Nam

  • Thời điểm người Việt Nam cần xin thôi quốc tịch là trước khi được phép nhập tịch
  • Đối với pháp luật Việt Nam, có một vài trường hợp không thể thôi quốc tịch. Nếu rơi vào trường hợp này bạn không thể đổi sang quốc tịch Nhật. Vì vậy hãy xác nhận trước nếu thấy cần thiết.
  • Việc xin giấy tờ ở nước sở tại hoàn toàn không khó chỉ vì bạn là người Việt Nam.
  • Đối với người tị nạn và con cháu của họ có thể sẽ gặp 1 vài vấn để khó khăn. Tuy nhiên không phải vì vậy mà không thể xin nhập tịch.

Chỉ cần bạn nắm trước được 1 vài đặc điểm trên, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục xin nhập tịch.

Tuy nhiên không chỉ riêng đối với người Việt Nam, đối với bất kì người mang quốc tịch nào cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi tự mình chuẩn bị hồ sơ xin nhập tịch do số lượng giấy tờ cần nộp nhiều và việc chuẩn bị hồ sơ từ trước khi nộp đơn đến khi có kết quả tốn khá nhiều thời gian.

Văn phòng chúng tôi là văn phòng luật hành chính chuyên về các nghiệp vụ quốc tế.
Ngoài ra, chúng tôi có nhân viên người Việt Nam, vì vậy bạn có thể trao đổi bằng tiếng Việt.
Vì vậy, nếu bạn có ý định xin nhập tịch, hãy liên hệ để được Văn phòng luật hành chính Daiichi Sogo tư vấn miễn phí nhé.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。