行政書士法人第一綜合事務所

VỀ NHẬP TỊCH ĐƠN GIẢN VÀ NHẬP TỊCH LỚN

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về nhập tịch đơn giản và nhập tịch lớn.

1. Nhập tịch đơn giản

Nhập tịch đơn giản đề cập đến đơn đăng ký nhập tịch trong đó bảy yêu cầu để được phép nhập tịch (được định nghĩa ở đây là “nhập tịch thông thường”) được nới lỏng một phần nếu vị trí xuất thân và điều kiện nhất định được đáp ứng.
Nói cách khác, tùy thuộc vào các điều kiện áp dụng, nếu tình trạng và điều kiện nhất định được đáp ứng thì có thể được phép nhập tịch ngay cả khi không đáp ứng tất cả bảy yêu cầu về nhập tịch.
Vì các yêu cầu để nhập tịch đơn giản khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và điều kiện của mỗi người nộp đơn, nên bạn cần phải xác nhận tình trạng và điều kiện của của cá nhân, đồng thời hiểu rõ những yêu cầu nào sẽ được nới lỏng.
Nhập tịch đơn giản có 9 trường hợp điển hình, chúng ta cùng đi xem lần lượt từng trường hợp nhé!

I. Trường hợp được nới lỏng đối với yêu cầu về địa chỉ

a) Con của công dân Nhật Bản( trừ trường hợp con nuôi) có 3 năm liên tiếp có địa chỉ hoặc sống tại Nhật Bản.

⇨ Nếu ban đầu bạn đã có quốc tịch Nhật bản và muốn lấy lại lần nữa thì bạn phải có 5 năm trở lên có địa chỉ hoặc cư trú tại Nhật Bản. Tuy nhiên điều này đã được nới lỏng xuống còn 3 năm trở lên.

b) Những người sinh ra ở Nhật bản và có 3 năm trở lên có địa chỉ hoặc cư trú tại Nhật hoặc có ba/ mẹ sinh ra tại Nhật Bản( không tính trường hợp ba mẹ nuôi)

⇨ Những người có vĩnh trú đặc biệt thoả mãn trường hợp này nhiều.
Trong trường hợp này thì yêu cầu về địa chỉ từ 5 năm trở lên cũng được nới lỏng xuống còn 3 năm trở lên.

c) Có 10 năm trở lên ở Nhật Bản

⇨ Những người có visa vĩnh trú đặc biệt, vĩnh trú, du học sinh sang Nhật và tiếp tục sinh sống ở đây đáp ứng điều kiện này nhiều.
Ngoài ra, đối với trường hợp nhập quốc tịch thì trong 5 năm sống ở Nhật phải có 3 năm trở lên làm việc. Nhưng nếu sống liên tục ở Nhật trên 10 năm trong đó có 1 năm làm việc và thoả mãn về điều kiện địa chỉ thì sẽ được chấp nhận.
< Điểm chú ý>
Trong nhập tịch đơn giản có sự phân chia về địa chỉ và nơi ở.
Địa chỉ là nơi sinh sống chính, theo nguyên tắc người nước ngoài nếu sống trên 3 tháng trở lên phải thực hiện nghĩa vụ khai báo địa chỉ.
Nơi ở không phải là nơi sinh sống chính nhưng là nơi người đó sống tại đó một thời gian nhất định. Đây là nơi sinh sống của những cư dân ngắn hạn tại Nhật.

II. Nới lỏng về điều kiện năng lực và điều kiện địa chỉ

d) Người nước ngoài là vợ/ chồng của công dân Nhật Bản, có 3 năm liên tiếp sống tại Nhật Bản hoặc có địa chỉ ở Nhật và hiện tại đang có địa chỉ tại Nhật.

⇨ Điều này áp dụng cho những người đã kết hôn với người Nhật.
Ngoài ra, vấn đề ở đây là không phải bắt buộc là thời gian kết hôn với vợ / chồng người Nhật là trên 3 năm. Nói cách khác, những người đã sống ở Nhật Bản trên 3 năm sẽ đáp ứng yêu cầu này khi họ kết hôn với một người Nhật.
Nếu yêu cầu này được đáp ứng, cùng với yêu cầu về địa chỉ thì yêu cầu về khả năng sẽ được nới lỏng và bạn có thể xin giấy phép nhập tịch ngay cả khi chưa đủ 20 tuổi.

e) Là vợ hoặc chồng người Nhật đã kết hôn hơn 3 năm và có địa chỉ ở Nhật hơn 1 năm

⇒ Yêu cầu này áp dụng nếu bạn kết hôn với một người Nhật Bản, trong đó có quãng thời gian sống ở nước ngoài từ hai năm trở lên, sau đó chuyển đến Nhật và sống với vợ / chồng là người Nhật của bạn từ một năm trở lên.
Nếu yêu cầu này được đáp ứng, cùng với yêu cầu về địa chỉ thì yêu cầu về khả năng sẽ được nới lỏng và bạn có thể xin giấy phép nhập tịch ngay cả khi chưa đủ 20 tuổi.

III. Yêu cầu về địa chỉ, năng lực và điều kiện khả năng sinh sống được nới lỏng

f) Con của người mang quốc tịch Nhật Bản (trừ con nuôi) có địa chỉ tại Nhật Bản

⇒ Điều này áp dụng khi cha hoặc xin phép nhập quốc tịch Nhật trước sau đó con mới xin nhập quốc tịch Nhật.
Điều này cũng áp dụng cho con có cha mẹ (1 người là công dân Nhật Bản và không phải là công dân Nhật Bản) đã kết hôn quốc tế nhưng khi làm khai sinh đã đã không chọn quốc tịch Nhật nhưng sau đó muốn xin nhập tịch lại Nhật.
Nếu yêu cầu này được đáp ứng, yêu cầu về khả năng và điều kiện khả năng sinh sống sẽ được nới lỏng bất kể số năm cư trú tại Nhật Bản.

g) Là con nuôi của công dân Nhật Bản, có địa chỉ ở Nhật Bản hơn một năm và là trẻ vị thành niên theo luật của nước sở tại tại thời điểm nhận con nuôi.

⇒ Điều này áp dụng cho những trẻ em có bố mẹ kết hôn với người Nhật và nhận nuôi đứa trẻ đó khi chúng còn là trẻ vị thành niên.
Trong trường hợp này, nếu bạn tiếp tục có địa chỉ ở Nhật Bản từ một năm trở lên và bạn là trẻ vị thành niên tại thời điểm nhận con nuôi, bạn sẽ đáp ứng các yêu cầu.

h) Những người đã mất quốc tịch Nhật (không bao gồm những người đã nhập tịch rồi lại bị mất quốc tịch) có địa chỉ tại Nhật Bản

⇒ Nếu một người vốn là người Nhật Bản nhưng đã mất quốc tịch Nhật Bản muốn trở lại quốc tịch Nhật Bản thì có thể áp dụng yêu cầu này.
Tuy nhiên, yêu cầu này không áp dụng nếu một người đã nhập quốc tịch một lần và đã nhập quốc tịch Nhật Bản sau đó bị tước quốc tịch rồi xin lại.

i) Người sinh ra ở Nhật Bản, không có quốc tịch từ khi sinh ra và có địa chỉ ở Nhật Bản từ 3 năm trở lên.

⇒ Điều này áp dụng cho những người sinh ra ở Nhật Bản nhưng vì một lý do nào đó không có quốc tịch và đã có địa chỉ ở Nhật Bản từ ba năm trở lên sau khi sinh.

Trên đây là 9 kiểu nhập tịch đơn giản.
Dưới đây chúng ta cũng có thể tổng hợp và phân loại theo số năm lưu trú như sau:

Số năm lưu trú ở Nhật Trường hợp có thể áp dụng
0 năm f.h
1 năm e.g
3 năm a.b.d.i

2. Nhập tịch lớn

Ở trên chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về nhập tịch đơn giản.
Đối với nhập tịch đơn giản thì một phần trong 7 điều kiện nhập tịch thông thường sẽ được nới lỏng.
Ngoài ra, Luật quốc tịch Nhật Bản có một loại miễn trừ tất cả bảy điều kiện để được nhập quốc tịch, người ta gọi đó là Nhập tịch lớn.
Điều 9 của Luật Quốc tịch quy định, “Đối với những người nước ngoài có công lao đặc biệt tại Nhật Bản, không cần áp dụng quy định tại Chương 5 khoản 1 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Quốc hội sẽ thông qua và chấp nhận cấp phép nhập tịch đối với người đó”.
Nhập tịch lớn áp dụng cho người nước ngoài có đóng góp và cống hiến to lớn cho Nhật Bản, được chính phủ xem xét và thông qua tại Quốc hội. Trước đây, đã có sự xem xét đối với một vài người hoạt động trong lĩnh vực thể thao nhưng hiện nay, hầu như không có ai được phép nhập tịch lớn.

3. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp lại cho các bạn các loại được nới lỏng so với 7 điều kiện được nhập tịch thông thường.
Trên thực tế, có rất nhiều người được phép nhập tịch bằng việc áp dụng chính sách nhập tịch đơn giản. Khi chúng tôi nhận được câu hỏi liên quan đến nhập tịch, chúng tôi luôn xem xét và kiểm chứng xem bạn có thuộc đối tượng được áp dụng chế độ nhập tịch đơn giản hay không. Bởi vậy, nếu bạn có ý định xin nhập tịch, đừng ngại – hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn để được phép nhập tịch một cách đơn giản nhất nhé!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。