行政書士法人第一綜合事務所

NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TỰ MÌNH XIN NHẬP TỊCH

Hàng năm, để có thể được phép nhập tịch vào Nhật Bản, có khoảng 1 vạn người nước ngoài※1làm thủ tục xin nhập tịch.
Trong số đó, có những bạn tự thực hiện thủ tục này, nhưng cũng có những người nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ.
Và chắc hẳn trong số những bạn đang nghĩ tới việc sẽ xin nhập tịch thì cũng có rất nhiều bạn đang boăn khoăn về việc không biết nên tự mình làm hồ sơ hay thuê Luật sư hành chính hỗ trợ đúng không ạ?

Trong bài viết này từ quan điểm của một chuyên gia hành chính, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những ưu và nhược điểm của việc tự mình thực hiện việc xin nhập tịch, từ đó cũng sẽ giúp các bạn biết thêm được là những người nào thì nên tự xin nhập tịch( hoặc nhờ Luật sư hành chính).
 
※1 Số lượng những người xin nhập tịch trong vòng 5 năm gần nhất

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
11477 người 11,063 người 9,942 người 10,457 người 8,673 người

Nguồn dữ liệu: trích từ trang Web của Cục Pháp vụ về sự biến động của số lượng những người xin nhập tịch và được cấp phép nhập tịch.

1. Tổng thể về việc tự mình xin nhập tịch

Trước khi tìm hiểu về việc tự mình xin nhập tịch sẽ có những ưu và nhược điểm nào thì trước hết, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu quá trình bạn sẽ phải làm thủ tục gì để có thể được tiếp nhận đơn xin nhập tịch?
(Quá trình cho đến khi được tiếp nhận hồ sơ nhập tịch)

  • Gọi điện liên hệ với Cục pháp vụ để đặt lịch được tư vấn
  • Trao đổi trước với Cục pháp vụ( thực hiện vào ngày thường)
  • Thu thập những hồ sơ cần thiết( văn phòng hành chính ở Nhật, văn phòng hành chính tại nước sở tại)
  • Tiến hành làm hồ sơ( 9~10 loại, tất cả đều là viết tay)
  • Liên lạc với Cục pháp vụ để đặt lịch tham vấn
  • Kiểm tra và chỉnh sửa lại theo hướng dẫn tại Cục pháp vụ( thực hiện vào ngày thường)
  • Thu thập và bổ sung những hồ sơ bị yêu cầu
  • Liên lạc với Cục pháp vụ để đặt lịch tham vấn
  • Kiểm tra lại trước khi nộp hồ sơ tại Cục pháp vụ( thực hiện vào ngày thường)
  • Chỉnh sửa lại hồ sơ lần cuối
  • Liên lạc với Cục pháp vụ để đặt lịch tham vấn
  • Nộp hồ sơ tại Cục pháp vụ( đi vào ngày thường)

Theo như cách này, việc xin nhập tịch sẽ khác với việc xin lưu trú tại Cục nhập cảnh ở điểm đó là bạn phải gọi điện đặt lịch và tới Cục pháp vụ nhiều lần.
Để so sánh với việc xin cấp phép vĩnh trú thì việc xin nhập tịch cần nhiều giấy tờ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nếu bạn đang suy nghĩ là mình đã có thể tự gia hạn visa hoặc tự mình lấy được vĩnh trú nên mình cũng có thể tự xin nhập tịch được thì nó lại không giống nhau.
Bởi vì việc xin nhập tịch hoàn toàn khác so với đơn xin nhập cảnh.
Nếu bạn suy nghĩ rằng vì mình có thể thực hiện được việc xin lưu trú nên cũng có thể thực hiện được xin nhập tịch thì khi bắt tay vào thực hiện bạn sẽ hiểu được nó hoàn toàn khác biệt trong thủ tục cũng như gặp rất nhiều khó khăn về sau này.

Thêm nữa, về những giấy tờ cần thiết trong việc xin nhập tịch, các bạn có thể tham khảo tại bài viết “Giấy tờ cần thiết khi tiến hành thủ tục nhập tịch”

2. Nhược điểm của việc tự mình xin nhập tịch

Từ phần này trở đi chúng ta cùng đi tìm hiểu về những ưu, nhược điểm của việc tự mình xin nhập tịch.
Trong chương này, đầu tiên chúng tôi sẽ nêu lên những nhược điểm của việc tự mình xin nhập tịch dựa trên việc so sánh với trường hợp nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ xin.
Kính mời quí vị và các bạn đón đọc.

・ Cần phải xin nghỉ việc vào ngày thường
Nếu bạn tự thực hiện thủ tục xin nhập tịch, bạn sẽ phải tự mình đến Cục pháp vụ một cơ số không ít lần.
Thêm vào đó, Cục pháp vụ không đối ứng vào thời gian nghỉ trưa, do đó, ít nhất bạn sẽ phải xin nghỉ 1 nửa ngày để đến Cục pháp vụ.
Ngoài ra, trong quá trình thu thập giấy tờ tại các văn phòng hành chính thì thông thường, có những mục cần phải xác nhận thì họ thường liên lạc với bạn vào ngày thường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mình xin giấy tờ qua đường bưu điện, tuy nhiên, khi xin qua đường bưu điện thì bạn sẽ phải nộp tiền phí bằng phiếu tiền thanh toán mua tại bưu điện. Và tất nhiên để mua phiếu này thì bạn cũng sẽ phải đến bưu điện vào ngày thường để mua. Do đó, bằng cách nào đó thì bạn cũng sẽ phải dành thời gian vào ngày thường nếu muốn tự mình thực hiện những thủ tục này.

・ Mất nhiều thời gian cho đến khi được chấp nhận đơn xin đăng kí nhập tịch.
Tiếp theo, nếu bạn tự mình chuẩn bị hồ sơ thì sẽ mất nhiều thời gian vì bạn không quen với việc lập hồ sơ cũng như thu thập giấy tờ.

Khi bạn tự mình chuẩn bị hồ sơ thì bạn thường không nhận ra những lỗi sai hoặc tài liệu còn thiếu mà cứ thế nộp cho Cục pháp vụ. Khi đó, Cục sẽ chỉ cho bạn những lỗi bạn bỏ sót do đó, hồ sơ bạn cần thu thập cũng như phải làm lại sẽ tăng lên, cùng với đó việc đến Cục pháp vụ cũng tăng dần lên.
Hơn nữa, về việc hẹn lịch trao đổi với Cục pháp vụ thì tùy theo cơ quan trực thuộc, có nơi phải hẹn lịch trước 1 tháng.
Số lần kiểm tra tại Cục pháp vụ tăng lên kéo theo thời gian được cấp phép nhập tịch cũng sẽ bị kéo dài ra.

・ Tiêu hao trí lực
Phần cuối cùng về nhược điểm của việc tự mình đi xin nhập tịch chúng tôi muốn đề cập tới việc tiêu hao về trí lực cũng như tinh thần.

Người trao đổi với bạn tại Cục pháp vụ không phải là người có thể giúp bạn mọi lúc, mọi nơi. Và kể cả bạn đã chuẩn bị hết tâm sức với hồ sơ tài liệu nhưng dù thiếu một chút thôi người của Cục pháp vụ cũng sẽ không bỏ qua và yêu cầu bạn phải làm lại.
Thêm vào đó, sẽ có những lúc bạn cảm thấy muốn than phiền về những việc đại loại như:
“Lại phải đi đến văn phòng hành chính ư?”
“Lại bắt viết tay lại cái này sao”
“Lại phải xin nghỉ sao????”

Nếu bạn tự mình thực hiện việc xin nhập tịch thì sẽ không có ai giúp bạn những việc này. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý thật kĩ để thực hiện những việc đó.

3. Ưu điểm của việc tự mình xin nhập tịch

Ở trên, chúng tôi đã giải thích cho các bạn hiểu về những nhược điểm của việc tự mình thực hiện thủ tục nhập tịch thì ở phần này chúng tôi xin đề cập về những ưu điểm của việc tự mình đi xin nhập tịch.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nói trước đó là như các bạn đã thấy ở trên thì những ưu điểm của việc tự mình xin nhập tịch hoàn toàn không đáng kể so với những điểm bất lợi của nó.

・ Không tốn tiền ngoại trừ chi phí lấy hồ sơ
Nếu bạn không nhờ Luật sư hành chính thì tất nhiên bạn sẽ không bị mất thù lao thực hiện nghiệp vụ cho họ. Do đó, đây là một ưu điểm dành cho những bạn muốn xin nhập tịch mà không muốn tốn nhiều chi phí nhất có thể.

Thực ra, ngoài điểm trên thì chúng tôi không nghĩ ra được điểm nào có lợi khác của việc tự mình xin nhập tịch.
Trong số những khách hàng đã nhờ chúng tôi, rất nhiều người đã chia sẻ rằng: thay vì dùng thời gian và công sức tự mình chuẩn bị hồ sơ thì nên nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ, thời gian đó làm công việc khác sẽ có hiệu suất chi phí tốt hơn.

Với ý nghĩa trên thì việc không phải tốn chi phí nghiệp vụ khi xin nhập tịch chưa chắc đã rẻ hơn. Ngược lại, khi xin nhập tịch bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức so với những gì bạn tưởng tượng. Kết quả có thể bạn sẽ bị lỗ.

Tuy nhiên, dù nói như vậy cũng rất nhiều người tự xin nhập tịch cho mình.
Chính vì thế, trong những chương tiếp theo chúng tôi xin đề cập tới những trường hợp nào nên tự làm nhập tịch và những trường hợp nào nên nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ. Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp.

4. Những bạn sau nên tự xin nhập tịch

・ Những bạn có thời gian và muốn giảm chi phí xin nhập tịch
Cụ thể là những người không làm toàn thời gian, chẳng hạn như các bà nội trợ toàn thời gian( chồng) hoặc những người có thể thoải mái sử dụng thời gian của mình ngay cả vào ngày thường.
Nếu bạn có thời gian và không ngại đến việc tới Cục pháp vụ nhiều lần thì sẽ không có vấn đề gì đặc biệt về việc tự bạn xin nhập tịch.

・ Những người có đơn xin nhập tịch đơn giản.
Những hồ sơ đơn giản như trường hợp làm việc cho một công ty trong một thời gian dài và chưa kết hôn, chỉ có ba mẹ ở Việt Nam thì hồ sơ xin nhập tịch tương đối đơn giản vì có ít giấy tờ kèm theo.
Trường hợp này cũng không phải một lần là có thể được thụ lý tiếp nhận hồ sơ luôn nhưng nếu bạn lí giải được điều trên thì hoàn toàn có thể thử sức tự nộp đơn.

5. Những bạn sau nên nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ

・ Những bạn bận rộn với công việc, không thể xin nghỉ vào ngày thường
Đối với những bạn bận công việc không thể lấy được ngày nghỉ vào ngày thường thì chúng tôi khuyên các bạn nên nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ thủ tục nhập tịch.
Điều này là do xu hướng chung của những bạn bận rộn với công việc thường sẽ bỏ dở giữa chừng trong quá trình thực hiện thủ tục nhập tịch.

Thực tế là một số khách hàng của chúng tôi cũng tự mình thực hiện thủ tục trước đó nhưng cũng đã tự bỏ cuộc giữa chừng.
Khi được hỏi lí do tại sao nhờ Luật sư hành chính mọi người thường trả lời rằng ban đầu họ tràn đầy động lực nhưng sau đó vì lí do công việc nên không thể chuẩn bị được dẫn đến việc dừng lại. Và chỉ cần dừng lại một lần thì động lực cũng giảm đi nhiều dẫn đến dậm chân tại chỗ luôn cả bộ hồ sơ.

Nếu nghe cậu chuyện trên mà bạn tưởng tượng ra hình ảnh của mình ở đó thì chúng tôi khuyên bạn nên nhờ Luật sư hành chính từ đầu.

・ Cán bộ công ty, chủ sở hữu tư nhân
Tiếp theo, những bạn là cán bộ công ty hoặc chủ sở hữu tư nhân cũng là những người sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ hồ sơ xin nhập tịch.
Lí do đơn giản vì so với những người làm công ăn lương bình thường thì hồ sơ cần làm cũng như văn bản hành chính đối với cán bộ công ty hoặc chủ sỡ hữu tư nhân sẽ tăng lên rất nhiều.

Thêm nữa, đối với đa số những người làm kinh doanh thì công việc hết sức bận rộn và khó lấy được ngày nghỉ vào ngày thường.

Dưới đây là những tài liệu cần thiết đối với cán bộ công ty khi xin nhập tịch cũng như các văn bản hành chính yêu cầu, kính mời quý vị cùng tham khảo:

  • Giấy chứng nhận tất cả các mục trong lịch sử @Cục pháp vụ
  • Giấy chứng nhận nộp thuế doanh nghiệp( số 1,2 lấy phần của 3 năm mỗi loại) @Cục thuế
  • Giấy chứng nhận nộp thuế tiêu dùng( số 1, lấy phần của 3 năm) @Cục thuế
  • Giấy chứng nhận nộp thuế của doanh nghiệp( phần của 3 năm) @Cục thuế địa phương
  • Giấy chứng nhận nộp thuế địa phương của doanh nghiệp @Cục thuế địa phương
  • Giấy chứng nhận nộp thuế thị dân của doanh nghiệp @Văn phòng hành chính địa phương
  • Giấy chứng nhận đóng bảo hiểm xã hội @Văn phòng bảo hiểm hưu trí
  • Tổng quan về kinh doanh @Tài liệu tự làm

・ Đối với những người quốc tịch Hàn quốc, Đài Loan
Cuối cùng, chúng tôi khuyên những bạn có quốc tịch Hàn quốc hoặc Đài loan( những quốc gia, vùng lãnh thổ có chế độ hộ khẩu) nên nhờ Luật sư hỗ trợ các thủ tục nhập tịch.
Điều này là do, tài liệu cần nộp sẽ khác nhau tùy thuộc theo quốc tịch, tuy nhiên đối với những bạn có quốc tịch Hàn Quốc hoặc Đài Loan thì số lượng hồ sơ cần nộp sẽ rất nhiều và phức tạp.
Đặc biệt là người xin càng nhiều tuổi thì càng cần phải quay ngược lại thời gian để lấy lại giấy tờ hộ khẩu.
Cũng như nhiều người Nhật không biết cách đọc hộ khẩu của nước mình thì người Hàn quốc- Đài Loan cũng có nhiều người không quen cách đọc và rất khó giải mã cách đọc sổ hộ khẩu ở nước họ.
Đối với những người Hàn quốc thì Luật sư hành chính có thể thay thế họ lấy được giấy tờ tại nước sở tại, chính vì vậy, quyền lợi của bạn sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

6. Tổng kết

Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây của bài viết.
Các bạn đã hình dung được điểm có lợi và bất lợi của việc tự mình xin nhập tịch chưa ạ?
Điều quan trọng là phải biết được khối lượng của toàn bộ đơn xin nhập tịch. Nếu tự bạn thực hiện việc xin nhập tịch thì bạn sẽ không biết phải chuẩn bị bao nhiêu hồ sơ giấy tờ cũng như phải tới Cục tư pháp bao nhiêu lần và thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và mình có thể đủ thời gian để làm những việc đó được hay không?

Đầu tiên, cần phải suy nghĩ xem mình có khả năng thực hiện được những điều này hay không và tiếp theo nên cân nhắc về cả những lợi ích mà Luật sư hành chính có thể hỗ trợ cho bạn.

Việc nhờ Luật sư hành chính sẽ mất một khoản tiền nhất định, tuy nhiên bạn sẽ tiết kiệm được thời gian công việc quý báu của mình cũng như thời gian riêng tư cho bản thân vì giảm thiểu được công sức lãng phí.
Vì việc xin nhập tịch cần chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, chính vì vậy như chúng tôi đã đề cập ở trên thì việc tự mình chuẩn bị hồ sơ sẽ tốn rất nhiều tổn thất.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn đang có ý định xin nhập tịch nhưng còn trăn trở không biết nên làm như nào.
Xin cảm ơn!

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038