行政書士法人第一綜合事務所

CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ TRƯỢT KHI GIA HẠN VISA QUẢN LÝ KINH DOANH( VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT)

CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ TRƯỢT KHI GIA HẠN VISA QUẢN LÝ KINH DOANH( VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT)

Anh A-người Mỹ hiện đang kinh doanh công ty cổ phần thương mại X tại Nhật với tư cách visa quản lý kinh doanh, đồng thời anh cũng đang điều hành một công ty thương mại tại Mỹ. Công ty X đạt doanh thu 30 triệu yên trong kỳ 2 nhưng lỗ 120 triệu yên. Bởi vậy, anh A đã giao việc điều hành công ty tại Mỹ cho một quản trị viên khác và để thực hiện công tác bàn giao thì trong vòng 1 năm vừa rồi, anh đã rời Nhật khoảng 6 tháng.
Kỳ hạn visa cũng sắp hết, anh chuẩn bị phải thực hiện thủ tục gia hạn visa. Tuy nhiên, với việc kinh doanh kỳ 2 bị lỗ cùng với việc rời khỏi Nhật Bản một thời gian khá dài nên anh lo lắng rằng sẽ không gia hạn được visa lần này.
Trong bài viết này, chúng tôi muốn cùng các bạn xoay quanh tình huống điển hình và cùng xét xem làm thế nào để không bị rớt khi gia hạn visa quản lý kinh doanh.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Cần chú ý điều gì để chống bị trượt khi gia hạn visa quản lý- kinh doanh?

Nhiều bạn nghĩ rằng gia hạn visa thì tự mình có thể làm một cách đơn giản. Tuy nhiên, đối với visa quản lý kinh doanh thì ngoài tình trạng lưu trú của bản thân, Cục nhập cảnh còn xét về tình trạng kinh doanh của công ty thông qua báo cáo tài chính. Chính vì vậy, chúng tôi đã nhận được những trao đổi về trường hợp bị trượt vì những tình huống không hề nghĩ tới.
Nếu bạn nắm rõ được những điều kiện cần thiết để gia hạn visa quản lý kinh doanh thì chắn chắn việc gia hạn visa sẽ giảm bớt tỉ lệ rủi ro.
Và cũng xoay quanh về ví dụ điển hình lần này, hãy cùng chúng tôi đề cập tới những điều cần thiết để khi gia hạn visa quản lý kinh doanh nhé.

2. Yếu tố về “tính liên tục” được chú trọng khi xét gia hạn visa quản lý- kinh doanh.

Thị thực quản lý kinh doanh được cấp cho người nước ngoài để thực hiện các hoạt động quản lý hoặc kinh doanh tại Nhật Bản, vì vậy khi bạn xin gia hạn thị visa này, Cục sẽ xem xét về yếu tố tính liên tục của hoạt động kinh doanh. Điều này là do nếu hoạt động của doanh nghiệp không có tính liên tục thì hoạt động quản lý kinh doanh cũng sẽ không thể tiếp tục được.
Tính liên tục của hoạt động kinh doanh được đánh giá dựa vào kết quả của báo cáo tài chính. Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến con số thua lỗ, vì vậy khi xét duyệt gia hạn visa quản lý kinh doanh, Cục không chỉ xem đơn giản về tình hình kinh doanh của 1 năm mà còn xem cả về tình trạng vay nợ( cổ phiếu)… để đánh giá.
Cụ thể thì Cục sẽ xem về tài chính kinh doanh trong hai kỳ gần nhất.

3. Trường hợp có thặng dư vào cuối kỳ gần nhất

Thặng dư là số tài sản trừ đi số nợ vượt quá số vốn điều lệ. Vốn điều lệ là số tiền để hoạt động kinh doanh nên nếu xuất hiện số thặng dư tức là hoạt động kinh doanh đang có lời.
Nếu có số thặng dư trên bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ gần nhất thì về nguyên tắc sẽ được đánh giá là không có vấn đề gì về tính liên tục của hoạt động kinh doanh và tất nhiên việc gia hạn visa quản lý kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp có thặng dư đi nữa mà cuối kỳ con số đó cực kỳ thấp thì Cục cũng sẽ nghi ngờ liệu hoạt động kinh doanh của người nước ngoài này có thực sự được thực hiện hay không. Chính vì vậy, trong trường hợp doanh thu quá thâp thì bạn nên viết kèm thêm bản giải trình về quá trình hoạt động kinh doanh này của mình.

4. Trường hợp có tiền lỗ vào cuối kỳ gần nhất

(1) Trường hợp không vượt quá mức chi trả

Thâm hụt là số trạng thái số tiền đầu tư trừ đi số tiền nợ nhỏ hơn số vốn ban đầu. Nếu bạn rơi vào tình trạng này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của bạn đang ở trạng thái lỗ.
Vượt quá mức chi trả là khi số nợ vượt quá tài sản vốn ban đầu. Có thể nói, sự sống còn của doanh nghiệp nhìn chung đang ở tình trạng nguy cấp vì vốn đầu tư vào công ty đang bị hao hụt,thêm nữa là đang ở trạng thái tiếp tục vay nợ.
Nếu có một số tiền lỗ bị ghi vào kết toán cuối kỳ nhưng không rơi vào tình trạng vượt quá mức chi trả thì vẫn có khả năng cải thiện tình trạng kinh doanh, bởi vậy trong trường hợp này cần chứng minh tính có thể tiếp tục và kế hoạch tương lai của doanh nghiệp.

 (2) Cuối kỳ này rơi vào tình trạng vượt quá mức chi trả nhưng cuối kỳ trước thì không rơi vào tình trạng như vậy.

Nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng vượt quá mức chi trả thì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ bị đe dọa kéo theo đó sẽ là khó có thể được công nhận về tính tiếp tục của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không có tình trạng mất khả năng thanh toán vào cuối năm tài chính trước đó, hay có nghĩa là tình trạng mất khả năng thanh toán không kéo dài hơn một năm thì bạn nên nộp bản kế hoạch làm thế nào có thể cải thiện tình trạng vượt quá mức có khả năng thanh toán của hiện tại và kèm theo bản giải trình một cách logic để thể hiện khả năng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, phải có bên thứ ba có trình độ chuyên môn chính thức như chuyên gia tư vấn quản lý đã đăng ký hoặc kế toán được chứng nhận nộp tài liệu đánh giá triển vọng cải thiện tình hình mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bạn.

(3) Trường hợp hai kỳ liên tiếp vượt quá mức chi trả

Nếu hai kỳ liên tiếp rơi vào tình trạng vượt quá mức chi trả (tức là kéo dài hơn 1 năm) thì tính có thể tiếp tục của hoạt động kinh doanh của bạn sẽ rơi vào tình trạng rất khó khăn và kéo theo đó, Cục có thể phán đoán khả năng cải thiện tình hình là không thể.
Trong trường hợp công ty bạn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hai kỳ liên tiếp thì bạn nên tìm cách kêu gọi vốn hoặc cứu trợ từ các công ty khác.

5. Những điểm khác cần chú ý khi gia hạn visa quản lý kinh doanh.

(1) Trường hợp có sự thay đổi nội dung kinh doanh

Nội dung kinh doanh được thể hiện trong kế hoạch kinh doanh khi nộp xin giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp thị thực quản trị kinh doanh. Nội dung kinh doanh có thể khác nội dung khi ban đầu nộp kế hoạch kinh doanh lên cục do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như nhu yếu của thị trường hoặc do giao dịch với khách hàng,…
Nếu nội dung kinh doanh có sự thay đổi so với ban đầu thì khi bạn gia hạn visa, nên viết bản giải trình về quá trình thay đổi kế hoạch kinh doanh, nội dung hoạt động kinh doanh hiện tại.

(2) Có sự thay đổi về cơ sở hoạt động kinh doanh

Kể cả sau khi được cấp visa quản lý- kinh doanh đi chăng nữa thì việc thỏa mãn điều kiện kinh doanh là điều hết sức cần thiết.
Ngoài ra,khi gia hạn visa quản lý kinh doanh, ngoài nộp sổ đăng ký công ty sau khi chuyển cơ sở kinh doanh thì cần nộp thêm những hợp đồng thuê, ảnh chụp của cơ sở kinh doanh để chứng tỏ bạn đáp ứng đủ các yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

(3) Trường hợp về nước quá dài.

Nếu bạn là người nước ngoài đang kinh doanh tại Nhật với tư cách quản lý kinh doanh mà ngoài Nhật bạn còn đang kinh doanh tại nước khác nữa hoặc muốn triển khai quy mô sang nước khác thì chắc hẳn sẽ phải đi công tác rất nhiều đúng không ạ?
Khi gia hạn visa quản lý kinh doanh, Cục không quy định rõ ràng là bắt buộc phải ở Nhật ít nhất bao nhiêu ngày. Tuy nhiên, nếu bạn ở Nhật quá ít thì khả năng bị rớt visa khi gia hạn sẽ tăng lên. Bởi visa quản lý kinh doanh được cấp cho phép bạn được hoạt động kinh doanh tại Nhật nên nếu bạn về nước quá nhiều thì sẽ bị nghi ngờ rằng bạn đang không thực hiện hoạt động kinh doanh.
Chính vì vậy, nếu trường hợp bạn về nước quá lâu thì bạn nên làm bản tường trình lý do về nước dài ngày trước đó và kế hoạch ở Nhật trong tương lai như thế nào cho hợp lý.
Một gợi ý cho các bạn đó là vì hiện nay là thời đại mà chúng ta có thể thực hiện việc kinh doanh ở bất cứ đâu miễn là kết nối được Internet, chính vì vậy, kể cả trong trường hợp về nước dài hạn đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể tham gia quản lý nhân viên của mình thông qua họp hội nghị truyền hình,…Tùy theo tình trạng hoạt động cụ thể mà bạn nên giải trình phù hợp để tăng khả năng được cấp khi gia hạn visa.

6. Cách giải quyết tình huống điển hình lần này.

Chúng ta cùng đi giải quyết tình huống điển hình lần này của anh A nhé.
Công ty X do anh A làm giám đốc có kỳ 2 lỗ 1,2 triệu yên nhưng không ghi nhận lỗ nên không ảnh hưởng đến tính tiếp tục của doanh nghiệp.
Tuy nhiên về việc anh rời khỏi Nhật bản lâu có khả năng ảnh hưởng tới khả năng không gia hạn visa được của anh.
Sau khi trao đổi với anh về lý do về nước thời gian dài,thì anh có trả lời rằng : Anh về nước để bàn giao cho người kế nhiệm công ty tại nước sở tại. Chính vì đó, chúng tôi đã hướng dẫn anh cách viết giải trình để nộp lên Cục xuất nhập cảnh.
Sau quá trình chuẩn bị hồ sơ thì kết quả cuối cùng anh A đã gia hạn được visa tại Nhật. Cùng với đó việc bàn giao ở Mỹ cũng đã xong. Hiện tại anh đang tiếp tục công việc kinh doanh của mình tại Nhật.

7. Tổng hợp những phương pháp để tránh trường hợp không gia hạn được visa quản lý kinh doanh.

Trong bài viết này chúng tôi đã tổng hợp và cùng giải quyết với các bạn về những điều kiện cần thiết để tránh không gia hạn được visa quản lý kinh doanh.
Khi xét gia hạn visa quản lý kinh doanh thì một trong những yếu tố quan trọng đó là xét về khả năng tiếp tục của doanh nghiệp. Không phải cứ có khoản thua lỗ thì sẽ không gia hạn được visa quản lý kinh doanh mà trong trường hợp nếu công ty bị thua lỗ thì bạn cần có giải trình và dự kiến cải thiện tình trạng này như thế nào cho hợp lý. Điều đó sẽ quyết định khả năng ra visa quản lý kinh doanh của bạn.
So với các loại visa khác thì để lấy được visa quản lý kinh doanh thì mất một khoảng chi phí cũng như thời gian khá nhiều. Chính vì vậy, để tránh việc không gia han được visa quản lý kinh doanh thì chúng tôi khuyên các bạn nên nhờ sự tư vấn từ luật sư cho an tâm.
Chúng tôi luôn ủng hộ và hỗ trợ tất cả người nước ngoài đang cố gắng kinh doanh tại Nhật,
Bởi vậy, nếu bạn có bất cứ khó khăn gì hãy liên hệ chúng tôi nhé.
Xin cảm ơn và chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。