LÍ DO KHÔNG ĐƯỢC CẤP PHÉP NHẬP TỊCH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP SAU KHI KHÔNG ĐƯỢC CẤP PHÉP NHẬP TỊCH
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi kiểm chứng những vấn đề liên quan đến việc bị trượt nhập tịch.
Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp ích đối với các bạn đang nghĩ đến việc nhập tịch hoặc những bạn đã xin nhập tịch nhưng bị từ chối.
Chúng ta cùng đi vào nội dung chi tiết của ngày hôm nay nhé!
Index
1. Tỷ lệ không được cấp phép nhập tịch.
Đầu tiên, chúng ta cùng đi xem xét về tỉ lệ không được cấp phép nhâp tịch nhé!
Cục dân sự thuộc Bộ tư pháp không chỉ cung cấp số lượng những người được cấp phép và không được cấp phép nhập tịch mà công khai thông tin số lượng những người nộp đơn xin nhập tịch, quốc tịch của những người nộp đơn xin,…
Cục dân sự thuộc Bộ tư pháp là tổ chức giải quyết các thủ tục về đăng ký, hộ khẩu, quốc tịch, đặt cọc,…( chủ yếu là các thủ tục tại Bộ tư pháp)
Dựa trên số liệu do Cục dân sự thuộc Bộ tư pháp công bố, chúng tôi đã tính được tỷ lệ được phép và không được phép chấp nhận đối với những đơn nhập tịch trong 6 năm qua, xin mời các bạn cùng theo dõi.
Năm/ Mục | Số lượng đơn xin nhập tịch | Số lượng người đỗ | Tỉ lệ được cấp phép nhập tịch | Số lượng những người trượt | Tỉ lệ không được cấp phép nhập tịch |
Năm 2015 | 11,337 | 9,277 | ~81% | 509 | ~4% |
Năm 2016 | 12,442 | 9,469 | ~76% | 603 | ~5% |
Năm 2017 | 11,477 | 9,554 | ~83% | 607 | ~5% |
Năm 2018 | 11,063 | 10,315 | ~93% | 625 | ~5% |
Năm 2019 | 9,942 | 9,074 | ~91% | 670 | ~7% |
Năm 2020 | 10,457 | 8,453 | ~80% | 596 | ~5% |
Tỷ lệ được cấp vĩnh trú rơi vào khoảng 50%. So với tỷ lệ này, việc được cấp nhập tịch rơi vào khoảng 70~90%, hoàn toàn cao hơn so với việc xin vĩnh trú.
Để hiểu rõ hơn về tỉ lệ được cấp vĩnh trú, các bạn có thể tham khảo bài viết tại link dưới đây:
Phân tích dữ liệu tại Cục quản lý xuất nhập cảnh! Tỷ lệ được cấp và không được cấp visa vĩnh trú!
Nếu bạm để ý vào cột tỷ lệ những người không được cấp phép nhập tịch thì bạn có thể thấy rằng nó chiếm một tỉ lệ khá thấp và đã thay đổi từ 4% lên 7%. Tỷ lệ trượt nhập tịch khá thấp có 2 lý do chính như sau:
Trước khi nộp đơn nhập tịch, bạn sẽ phải đến Cục pháp vụ nhiều lần để được trao đổi và xác nhận về giấy tờ. Đối với những trường hợp khả năng cao bị trượt thì Cục pháp vụ sẽ chỉ ra cho bạn điều này. Chính vì vậy, ngay từ bước trước khi nộp đơn nhập tịch mà đơn xin của bạn có khả năng bị trượt cao thì Cục pháp vụ sẽ tham vấn cho bạn không nên nộp.
Lí do thứ 2 đó là sự khác biệt rất lớn của đơn xin nhập tịch so với xin nhập cảnh đó là trên thực tế số người rút đơn xin nhập tịch khá nhiều.
Sau khi nộp xin nhập tịch, sẽ có một số trường hợp Cục pháp vụ liên lạc với bạn và đề nghị bạn rút đơn xin nhập tịch.
Trên thực tế, đó là một thông báo từ Cục pháp vụ với nội dung rằng : sau khi nộp đơn, bạn (người nộp đơn) đã có một số điều bất lợi và khả năng việc từ chối nhập tịch là rất cao.
Trong trường hợp sau khi nhận được thông báo bạn cứ nộp và bị từ chối thì kết quả sẽ được lưu ở Cục pháp vụ, và điều đó có thể bị ảnh hưởng tới những lần xin tiếp theo. Do đó, họ khuyên bạn nên rút đơn xin nhập tịch.
Theo như cách này, thì việc phán đoán được phép hay không được cấp phép là ngay từ lúc đầu, do đó tỷ lệ không được phép nhập tịch ở mức rất thấp.
2. Những lí do phổ biến khiến đơn xin nhập tịch bị từ chối
Như đã đề cập ở trên, nếu Cục pháp vụ xác định rằng việc nhập tịch của bạn có khả năng bị từ chối cao, thì ngay lúc trước khi nộp đơn hoặc thậm chí ngay khi bạn đã nộp đơn, họ cũng khuyên bạn nên rút đơn xin. Điều này được thực hiện nhằm nâng cao tính hiệu quả hành chính.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có 4 đến 7% số người bị trượt nhập tịch.
Do đó, trong phần này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về những lý do bị trượt nhập tịch nhé!
Sau khi xin, những bạn nào bị từ chối nhập tịch thì Cục pháp vụ sẽ gửi giấy thông báo không được cấp phép nhập tịch về địa chỉ nhà của bạn đó.
Trong thông báo không được cấp phép nhập tịch, thì không có ghi bất cứ thông tin nào liên quan đến lý do bị từ chối nhập tịch mà chỉ ghi quyết định bạn bị từ chối nhập tịch. Và nếu bạn liên lạc để hỏi lí do ở Cục pháp vụ có thẩm quyền đi chăng nữa thì về nguyên tắc, họ sẽ chỉ cho bạn lý do bị từ chối.
Tùy theo mỗi khách hàng mà lý do bị từ chối nhập tịch sẽ khác nhau, tuy nhiên, phần lớn được chia làm 4 trường hợp sau:
①Sau khi nộp đơn nhập tịch có sự thay đổi nội dung đơn( kết hôn, ly hôn, chuyển nhà, chuyển việc,… ) mà không thông báo tới Cục pháp vụ.
② Sau khi nộp đơn gặp các vấn đề bất lợi cho việc thẩm tra( vi phạm luật giao thông ( bao gồm cả những hành vi vi phạm giao thông quá mức), không đóng thuế, quyết định bắt đầu thực hiện thủ tục phá sản,…)
③ Những hồ sơ khi xin nhập tịch viết thông tin sai lệch hoặc khai gian dối so với sự thật.
④ Không đối ứng với những tài liệu mà Cục pháp vụ yêu cầu bổ sung
Tất nhiên, ngoài những lí do trên thì có những lí do khác cũng bị từ chối nhập tịch. Trên đây là những lí do chung hay gặp đối với những trường hợp bị từ chối nhập tịch.
3. Những điều cần làm sau khi đơn xin nhập tịch bị từ chối
Vậy tôi cần làm gì sau khi nhận được thông báo bị trượt nhập tịch?
Trước khi muốn xin lại thì đầu tiên bạn cần xác nhận được lí do trượt, sau đó giải quyết nó ở lần xin tiếp theo.
Bạn sẽ không thể xác nhận được lí do từ chối nhập tịch ở Cục pháp vụ nhưng hầu hết bạn nào bị từ chối đều đoán được lí do trượt của mình là gì.
Như đã viết ở trên, bạn sẽ được Cục pháp vụ tư vấn và chỉ ra nếu như có rủi ro bị trượt tại thời điểm trước và sau khi nộp đơn. Bên cạnh đó, nếu như bản thân bạn có sự thay đổi lớn thì chắc chắn đó là điểm mấu chốt để phán đoán. Do đó, nếu bạn bị trượt nhập tịch thì bạn đừng vội, đầu tiên, bạn hãy tự mình xem lí do trượt là gì?
Đối với những bạn không tìm ra bất cứ manh mối nào dẫn đến việc mình bị trượt thì hãy liên lạc đến văn phòng chúng tôi để nhận được tư vấn. Chúng tôi sẽ kiểm chứng lí do đến việc bạn bị trượt sau đó đưa ra những đề án giúp bạn xin lại nhập tịch trong lần tiếp theo.
4. Tổng kết
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng đi xem xét tỷ lệ từ chối và lý do từ chối đơn xin nhập tịch.
Tất nhiên, sẽ là tốt nhất nếu bạn được cấp phép nhập tịch với một lần xin duy nhất.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người mà có thể có những lí do bị từ chối khác nhau.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí không chỉ dành cho các bạn đang có ý định xin nhập tịch mà còn đối với với những bạn đã bị trượt một lần.
Rất hi vọng bài viết này sẽ hữu ích tới bạn nào đang tham khảo về phương án xin nhập tịch!
Xin cảm ơn!
Trân trọng!