行政書士法人第一綜合事務所

7 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP NHẬP TỊCH

7 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP NHẬP TỊCH

Các bạn có nghĩ rằng điều kiện để xin nhập tịch khá sơ sài không ạ?
Ngay cả khi nói bạn cùng là người nước ngoài đi chăng nữa thì mỗi người đều sinh ra, lớn lên khác nhau hay sự ổn định ở Nhật cũng hoàn toàn khác nhau.
Các điều kiện để được cấp phép Nhập tịch do Luật Quốc tịch Nhật Bản quy định nhưng ngoài những điều kiện áp dụng chung, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, Luật cũng quy định những Luật bổ sung tương ứng.
Chính vì vậy, ngay cả những bạn từ bỏ việc xin nhập tịch do không đủ điều kiện chung thì vẫn có khả năng được công nhận nhập tịch.
Trong bài viết này, cùng với việc nói về những nguyên tắc chung để xin nhập tịch, chúng tôi sẽ mở rộng với việc giải thích cho các bạn biết thêm về những điều kiện ngoại lệ tương ứng có khả năng được áp dụng khi xin nhập tịch.
Chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất có thể, kính mong quý vị và các bạn cùng theo dõi đến cuối nội dung của bài viết.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Bảy điều kiện để xin nhập tịch

Có 6 điều kiện để được cấp phép nhập tịch được ghi rõ trong Luật quốc tịch.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài 6 điều này ra thì còn có thêm điều kiện về “năng lực tiếng Nhật”.
Chính vì vậy, có thể nói rằng, điều kiện để được cấp phép nhập tịch bao gồm 7 điều kiện cấu thành.
Đầu tiên, chúng ta cùng đi xem xét 7 điều kiện cơ bản này là gì nhé.

1.1. Điều kiện về địa chỉ(Điều 5 khoản 1-1 Luật Quốc tịch)

Trước hết, chắc hẳn rất nhiều bạn đã biết rằng điều kiện về địa chỉ để xin nhập quốc tịch Nhật Bản đó là bạn phải sống liên tục ở Nhật Bản ít nhất 5 năm xét từ thời điểm nộp đơn về trước đó.
Điều đặc biệt quan trọng bạn cần chú ý ở đây đó chính là yếu tố “liên tục”. Nếu bạn không có lý do hợp lý mà xuất cảnh trong một thời gian dài (ví dụ đi du lịch cá nhân) hoặc giữa chừng bị bạn bị mất tư cách lưu trú thì điều kiện 5 năm này sẽ bị tính lại từ đầu.

Tuy nhiên nếu bạn từ bỏ bởi lí do “ không ở Nhật liên tục 5 năm thì sẽ không được xin nhập tịch?”thì quá nhanh chóng. Bởi lẽ, nếu bạn thuộc một trong những mục tương ứng ở “phần 2. Năm trường hợp ngoại lệ” thì nhanh nhất là 1 năm sống ở Nhật bạn đã có thể đủ điều kiện về địa chỉ để xin nhập tịch rồi.

1.2. Điều kiện về năng lực(Điều 5 khoản 1-2 Luật Quốc tịch)

Tiếp theo, điều thứ 2 đó là điều kiện về “năng lực”.
Điều này có nghĩa là người nộp đơn phải có năng lực về hành vi (khả năng thực hiện các hành vi pháp lý một cách độc lập và hiệu quả) * 1, và điều quan trọng phải là người trưởng thành đối với cả luật pháp Nhật Bản và luật pháp nước sở tại.
Nói cách khác, ngay cả khi theo luật pháp ở nước sở tại, tuổi trưởng thành là 18 tuổi trở lên nhưng yêu cầu này sẽ không được đáp ứng trừ khi bạn đã đủ tuổi thành niên (tức là 20 tuổi * 2) theo luật của Nhật Bản. Ở đây có một lưu ý đó là cũng có một số trường hợp ngoại lệ đối với điều này.

* 1 Ngay cả khi bạn bị khuyết tật và khả năng hành động của bạn bị hạn chế, nhưng nếu bạn có thể bày tỏ ý định nhập tịch bằng một cách nào đó, thì việc xét nhập tịch vẫn có khả năng được diễn ra.

* 2 Từ ngày 1 tháng 4 năm 2022, Bộ luật Dân sự sửa đổi sẽ có hiệu lực và độ tuổi trưởng thành ở Nhật Bản sẽ giảm từ 20 xuống 18.
Nói cách khác, sau ngày 1 tháng 4 năm 2022, Luật pháp Nhật Bản công nhận tại thời điểm người đó 18 tuổi trở lên là trưởng thành.
Độ tuổi trưởng thành của Hàn Quốc là từ 19 tuổi, chính vì vậy những người có quốc tịch Hàn Quốc bao gồm cả những người có vĩnh trú đặc biệt thì dù có đủ 18 tuổi đi chăng nữa cũng vẫn chưa đủ điều kiện về năng lực. Trong trường hợp này, phải đợi 19 tuổi thì mới xin nhập tịch được.

1.3. Điều kiện về hành vi(Điều 5 khoản 1-3 Luật Quốc tịch)

Điều kiện thứ ba được gọi là “điều kiện hành vi”, do đó yêu cầu bạn phải có “hành vi tốt” .

Nói một cách đơn giản, “hành vi tốt” có nghĩa là “sống nghiêm túc bằng cách tuân thủ các quy định” không thực hiện những hành vi tiêu cực như phạm tội và vi phạm giao thông là điều đương nhiên, ngoài ra còn phải thực hiện các nghĩa vụ như đóng thuế, khai báo, không có các hành vi ngoại tình,…
Tuy nhiên, không phải bạn thực hiện điều không tốt có nghĩa là bạn sẽ mất cơ hội nhập quốc tịch mãi mãi, mà trong một số trường hợp, có một số bạn tiếp tục nộp đơn sau một khoảng thời gian nhất định thể hiện cùng với sự hối tội hoặc sự thay đổi,….thì vẫn có khả năng được cấp phép nhập tịch.

1.4. Điều kiện về sinh kế(Điều 5 khoản 1-4 Luật Quốc tịch)

Điều kiện thứ tư được gọi là “điều kiện sinh kế”, là điều kiện để bạn có thể sống ở Nhật Bản mà không phải lo lắng về tiền bạc.

Điểm quan trọng là điều kiện sinh kế này không chỉ được xét ở phạm vi một mình bạn mà còn xét cả hộ gia đình.
Vì vậy, dù bạn không có thu nhập nhưng bạn cũng sẽ đáp ứng được điều kiện này nếu gia đình bạn sống có thu nhập và tài sản ổn định.
Cần lưu ý rằng hộ gia đình ở đây không đề cập đến hộ gia đình trên thẻ cư dân, mà chỉ nhóm những người có mối quan hệ chung sống thực tế với nhau.
Có một số trường hợp đặc biệt , điều kiện này cũng được nới lỏng.

1.5. Điều kiện không mang hai quốc tịch(Điều 5 khoản 1-5 Luật Quốc tịch)

Điều kiện thứ năm là “điều kiện ngăn cản việc mang hai quốc tịch”. Điều này là do, để ngăn chặn việc “công dân mang hai quốc tịch” – điều không được luật pháp Nhật Bản cho phép. Khi nhập quốc tịch Nhật Bản đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị mất quốc tịch hiện tại của bạn.
Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là, “Việc mang hai quốc tịch là điều không được cho phép, chính vì vậy nếu bạn muốn nhập quốc tịch Nhật Bản, xin vui lòng bỏ quốc tịch hiện tại của bạn.”

Có thể nhiều bạn không nghĩ tới nhưng tùy thuộc vào luật quốc tịch của mỗi quốc gia, có thể bạn sẽ không thể huỷ quốc tịch của mình nếu bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc có nghĩa vụ thuế,…

Ngay cả khi việc điều tra đã được hoàn tất và gần như chắc chắn bạn sẽ được phép nhập quốc tịch nhưng nếu bạn không thực hiện được việc huỷ quốc tịch thì bạn chắc chắn sẽ không được nhập tịch. Bởi lẽ đó, bạn nên xác nhận kĩ trước điều này.

Ngoài ra,theo điều 5 khoản 2 có quy định ngoại lệ dành cho trường hợp không huỷ được quốc tịch, tuy nhiên trên thực tế bản thân Luật sư hành chính-người viết nội dung bài này chưa từng gặp trường hợp nào tương ứng được áp dụng điều này.

1.6. Điều kiện tuân thủ hiến pháp(Điều 5 khoản 1-6Luật Quốc tịch)

Điều kiện thứ sáu và cũng là điều kiện cuối cùng được quy định trong Luật Quốc tịch được gọi là “Điều kiện tuân thủ Hiến pháp”.

Mượn từ ngữ trên trang web của Bộ Tư pháp như nó vốn có, “Bất kỳ có mục đích muốn tiêu diệt chính phủ Nhật Bản bằng bạo lực, hoặc những người đã thành lập hoặc đang tham gia một tổ chức tương tự như vậy đều không được phép nhập tịch”
Ví dụ một người thuộc tổ chức có lý tưởng gây nguy hiểm cho Nhật Bản, chẳng hạn như bạo loạn đảo chính hoặc một cuộc tấn công quốc hội, sẽ không được nhập quốc tịch Nhật Bản.
Điều này hầu hết mọi người đều sẽ không rơi vào.

1.7. Điều kiện về năng lực tiếng Nhật(+yêu cầuα)

Cuối cùng, mặc dù nó không được quy định rõ ràng trong Luật Quốc tịch, nhưng trên thực tế thì năng lực tiếng Nhật là một điều kiện cần thiết đòi hỏi khi bạn muốn xin nhập tịch.
Ở đây yêu cầu phải có trình độ tiếng Nhật( đọc, viết, nói) tương đương với trình độ từ vựng của học sinh tiểu học để có thể đảm bảo việc không ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Dù cả nhà cùng nộp đơn nhưng vẫn có trường hợp chỉ một người bị từ chối do trình độ tiếng Nhật không đủ. Chính vì vậy, các bạn đừng coi thường vấn đề này nhé.

Việc test tiếng Nhật này không được áp dụng cho tất cả mọi người mà chỉ được yêu cầu đối với những người giám khảo thấy là cần thiết.

Trên đây, chúng tôi đã giải thích cho các bạn những điều kiện cần thiết để xin nhập tịch.
Có khá nhiều nội dung tuy nhiên bạn đã xác nhận được rằng liệu mình có đủ điều kiện để xin nhập tịch chưa ạ?
Nếu bạn còn bị vướng về “điều kiện địa chỉ, “điều kiện năng lực”, “ điều kiện sinh kế” thì vui lòng đọc tiếp chuyên mục tiếp theo nhé!
Bởi rất có thể bạn sẽ thay đổi được cục diện việc xin nhập tịch của mình đó.

2. Năm trường hợp ngoại lệ hay gặp

Trong mục này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những trường hợp ngoại lệ đặc biệt áp dụng cho những người nước ngoài có quan hệ đặc biệt với Nhật Bản.
Bạn chỉ cần đọc những mục liên quan tương ứng với mình.

2.1. Sinh ra ở Nhật Bản(được nới lỏng về điều kiện địa chỉ)

Trường hợp đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến đó là những người “sinh ra ở Nhật Bản”.
Theo Điều 6, Đoạn 1- 2 của Luật Quốc tịch quy định về “một người sinh ra ở Nhật Bản có địa chỉ hoặc cư trú tại Nhật Bản từ ba năm trở lên, hoặc có cha hoặc mẹ (không bao gồm cha mẹ nuôi) được sinh ra ở Nhật Bản.
Điều này cho thấy việc một người sinh ra ở Nhật Bản và anh ta có thể được cấp giấy phép nhập tịch ngay cả khi anh ta đã ở Nhật Bản dưới 5 năm nếu áp dụng bất kỳ điều nào sau đây.

① Có 3 năm liên tục sống ở Nhật Bản
② Có bố hoặc mẹ ruột sinh ra ở Nhật Bản( cư trú 0 năm)

※ Điều kiện tiên quyết là bạn phải có địa chỉ ở Nhật Bản

Điều đặc biệt không được biết đến là điều kiện của ② “sinh ra ở Nhật Bản + cha hoặc mẹ sinh ra ở Nhật Bản”. Ví dụ, ngay cả khi một người nước ngoài sinh ra tại Nhật Bản mới từ nước ngoài trở về và chưa cư trú trong hơn 3 năm, họ có thể đăng ký nhập quốc tịch ngay lập tức nếu cha / mẹ của họ sinh ra ở Nhật Bản. (Tuy nhiên, kể từ cần phải nộp các tài liệu liên quan đến sinh kế, do đó trên thực tế không thể nộp đơn vào ngay ngày bạn quay trở lại Nhật Bản.)

Nếu bạn là người nước ngoài nói chung sinh ra ở Nhật Bản, bạn có thể áp dụng cho ① ở trên và nếu bạn là có visa vĩnh trú đặc biệt, bạn có thể áp dụng cho ① hoặc ② ở trên.

2.2. Người phụ thuộc của người Nhật(Nới lỏng điều kiện địa chỉ+ điều kiện năng lực)

Trường hợp ngoại lệ tiếp theo chúng tôi muốn đề cập tới đó là “người phụ thuộc” của người Nhật.
Liên quan đến trường hợp này, các bạn có thể theo dõi nội dung chi tiết tại bài viết:
GIẢI THÍCH TRIỆT ĐỂ VỀ VIỆC VISA NGƯỜI PHỤ THUỘC CỦA NGƯỜI NHẬT XIN NHẬP TỊCH

Chúng tôi xin nói qua nội dung đơn giản của bài viết trên như sau. Nếu bạn là người nước ngoài có địa chỉ ở Nhật Bản và thuộc một trong những mục dưới đây thì bạn không cần phải có thời gian lưu trú 5 năm( nới lỏng về điều kiện địa chỉ), không cần đủ tuổi vị thành niên( nới lỏng về điều kiện năng lực) thì bạn vẫn có khả năng xin nhập tịch được.

① Có 3 năm trở lên sống ở Nhật+ kết hôn với người Nhật
② Kết hôn với người Nhật 3 năm trở lên+ có 1 năm cư trú tại Nhật Bản

※ Ngoài ra, ngay cả hai vợ chồng là người nước ngoài đi chăng nữa, nhưng 1 bạn đã tương ứng với điều kiện được cấp phép nhập tịch thì bạn còn lại cũng có khả năng xin đồng thời nhập tịch với điều kiện của “người phụ thuộc của người Nhật tương đương”.

2.3. Con ruột của người Nhật(Nới lỏng điều kiện địa chỉ+ điều kiện năng lực+ điều kiện về sinh kế)

Trường hợp ngoại lệ thứ 3 chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn đó chính là con ruột của người Nhật.
Điều này được quy định tại Điều 8, Đoạn 1-1 của Luật Quốc tịch: “con của công dân Nhật Bản (không bao gồm con nuôi) có địa chỉ tại Nhật Bản thì dù chưa đáp ứng được “điều kiện địa chỉ”, “điều kiện năng lực” hay “điều kiện về sinh kế”đi chăng nữa cũng có khả năng được cấp phép nhập tịch.
Nói cách khác, nếu bạn là con ruột của người Nhật và chỉ cần hiện đang sống ở Nhật Bản (nới lỏng về địa chỉ), thì dù bạn là trẻ vị thành niên (nới lỏng điều kiện năng lực), hoặc nếu bạn không có khả năng tự nuôi sống bản thân như một hộ gia đình (nới lỏng điều kiện sinh kế) thì bạn vẫn có khả năng được cấp phép nhập tịch.

Tuy nhiên, có những giới hạn đối với việc giảm thiểu về điều kiện sinh kế.
Ví dụ, nếu bạn được chi trả bởi việc nhận trợ cấp phúc lợi chỉ vì bạn không muốn làm việc và bạn cũng không có ý định thay đổi việc đó thì sẽ rất khó để xin cấp phép nhập tịch.

2.4. Con nuôi của người Nhật(Nới lỏng điều kiện địa chỉ+ điều kiện năng lực+ điều kiện về sinh kế)

Trường hợp cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn đó chính là về trường hợp con nuôi của người Nhật.
Những điều kiện được nới lỏng khi nhập tịch( địa chỉ, năng lực, sinh kế) thì cũng giống như trường hợp con đẻ của người Nhật đã nêu ở mục trên. Tuy nhiên, để được áp dụng thì lại khác so với trường hợp con đẻ.

Chúng ta cùng xem nội dung văn bản quy định nhé.

Con nuôi của công dân Nhật Bản có địa chỉ ở Nhật liên tục trên một năm và là trẻ vị thành niên theo Luật của nước sở tại tại thời điểm nhận con nuôi.

Điều này đơn giản như sau:
“Con nuôi của người Nhật+ cư trú ở Nhật trên 1 năm+ thời điểm nhận làm con nuôi ở tuổi vị thành niên theo Luật pháp của nước sở tại ”
Đối với trường hợp con đẻ thì chỉ cần hiện tại bạn đang ở Nhật thì đã thoả mãn được điều kiện về địa chỉ rồi tuy nhiên đối với trường hợp con nuôi thì bạn phải cư trú ở Nhật liên tiếp 1 năm trở lên.
Ngoài ra, có thêm điều kiện đó là giới hạn độ tuổi nhận con nuôi. Đối với con ruột của người Nhật thì khi sinh ra đã có thân thế là con ruột, còn đối với con nuôi thì thân thế đó có thể tạo ra được. Nói cách khác, điều này nhằm ngăn chặn việc nhận con nuôi bị lạm dụng như một “thủ thuật” để nhanh chóng có được quốc tịch Nhật Bản.

Chúng ta có thể xem một ví dụ điển hình bên dưới.

Ví dụ)
Một người đàn ông Nhật bản được phái cử sang làm việc tại Việt Nam và kết hôn với một người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời , người này cũng nhận con riêng của cô ấy( lúc đó 6 tuổi) làm con nuôi.
Hết thời gian phái cử, cả 3 người chuyển đến Nhật Bản sinh sống, lúc này người con nuôi có tư cách lưu trú “visa định trú”. Sau khi sống ở Nhật hơn 1 năm, thì bé có thể xin nhập tịch.

3. Tổng kết

Các bạn đã hiểu được hết những điều kiện để có thể xin nhập tịch cũng như những trường hợp ngoại lệ của nó chưa ạ?
Luật quốc tịch không có quá nhiều điều khoản và tất nhiên, liên quan đến những quy định nhập tịch cũng khá ít.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xin nhập tịch bị xét khá sâu và nếu như đây là lần đầu tiên bạn thực hiện việc xin này thì bạn sẽ hiểu được rằng nó khó khăn và vất vả đến nhường nào.

Văn phòng Luật hành chính Daiichi-Sogo chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm chuyên hỗ trợ nhập tịch cho các bạn nước ngoài. Chúng tôi luôn chỉ ra cho quý khách hàng con đường ngắn nhất để các bạn có thể được cấp phép nhập tịch.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ các bạn từ việc thu thập và làm những giấy tờ phiền phức đến việc đối ứng với Cục pháp vụ. Do đó, nếu bạn đang gặp rắc rối không biết làm thủ tục nhập tịch từ đâu thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。