行政書士法人第一綜合事務所

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI XIN NHẬP TỊCH (VỀ THU NHẬP, BẢO HIỂM Y TẾ, LƯƠNG HƯU)

Khi tiến hành làm nhập tịch, có rất nhiều điều kiện cần xác minh như về vấn đề thu nhập, bảo hiểm, chế độ tham gia lương hưu, mối quan hệ nhân thân, tiền án tiền sự,phạm tội trong quá khứ,…
Trong bài viết này, chúng tôi xin nói về một trong những vần đề được quan tâm nhất đối với xin nhập tịch đó là về thu nhập, bảo hiểm, chế độ lương hưu.
Nếu bạn đang chuẩn bị làm thủ tục xin nhập tịch mà cảm thấy bất an về bảo hiểm, thu nhập, chế độ lương hưu,… thì hãy cùng chúng tôi xem xét những câu hỏi dưới đây để làm rõ vấn đề này nhé.

Index

Câu hỏi 1: Để xin được nhập tịch thì cần khoảng mức lương bao nhiêu? Có cần thiết phải có tiền tiết kiệm không?

Trả lời:
Bộ tư pháp không quy định số tiền rõ ràng là bao nhiêu. Do đó, tùy vào sự việc của từng các nhân mà câu trả lời sẽ khác nhau. Để nhập tịch được thì xét về mặt thu nhập cần chú ý một điểm lớn đó là “thu nhập của bạn có ổn định không?”.
Ví dụ, trường hợp 1-3 năm trước bạn làm việc và tiết kiệm được 1000 vạn yên nhưng hiện tại bạn không có thu nhập và trường hợp 2- bạn có tiền tiết kiệm là 50 vạn yên và có lương hàng tháng là 20 vạn yên thì trường hợp 2 sẽ xin thuận lợi hơn.
Thêm nữa, thu nhập không chỉ giới hạn bởi người xin nhập tịch mà còn bị xét thu nhập của toàn gia đình, của người sống cùng, tiền gửi,….Dựa vào tình trạng của người nộp đơn mà sẽ bị kiểm chứng nhiều góc cạnh khác nhau.
Ngoài ra, việc cân đối giữa thu và chi là rất quan trọng. Như đã đề cập ở trên thì không có con số thu nhập rõ ràng là cần bao nhiêu man trở lên là được nhưng nếu con số bạn kiếm được mà trừ tiền nhà, điện nước, sinh hoạt phí,… mà âm thì việc xin visa nhập tịch sẽ trở lên khó khăn.
Vì vậy, cần xem xét tình hình thu nhập và chi tiêu, tiền gửi tiết kiệm của từng cá nhân người nộp đơn.

Câu hỏi 2: Tôi là học sinh và sống một mình nên thu nhập chỉ có từ tiền đi làm thêm thì có khả năng xin nhập tịch không?

Trả lời:
Đầu tiên, đối với những học sinh do điều kiện gia đình ở xa nên phải sống một mình và mượn nhà thì nhà thuê đó chỉ là địa chỉ ở tạm để tiện đi học còn về căn cứ cuộc sống thì đó là nơi mà gia đình bạn đang sống.
Đối với trường hợp đi du học Nhật một mình, gia đình sinh sống ở nước ngoài nên được đánh giá là căn cứ sinh sống ở nước ngoài, không đáp ứng yêu cầu cư trú liên tục tại Nhật Bản (về nguyên tắc từ 5 năm trở lên). Vì vậy, trong trường hợp này, du học sinh không thể tự mình xin nhập quốc tịch được.
Mặt khác, đối với trường hợp gia đình cũng sinh sống tại Nhật và do bạn phải đi học xa nên phải sống một mình thì vẫn được đánh giá là căn cứ của cuộc sống của bạn là ở Nhật Bản nên hoàn toàn tự bạn có thể xin nhập quốc tịch… Yêu cầu về sinh kế trong trường hợp này được xác định bằng cách xét cả thu nhập của các thành viên gia đình dù không sống chúng ở thời điểm hiện tại. Theo Điều 5, Khoản 4 của Luật Quốc tịch quy định rằng “bạn có thể tự kiếm sống hoặc sống dựa vào tài sản hoặc kỹ năng của vợ / chồng bạn hoặc những người thân khác kiếm sống”, và nó không được coi là “tài sản hoặc kỹ năng của riêng bạn”. Vì vậy, ngay cả khi người nộp đơn sống với sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc vợ / chồng của mình, vẫn có khả năng được phép nhập tịch.

Câu hỏi 3: Tôi phụ thuộc vào chồng nên không có thu nhập. Trường hợp của tôi có khả năng xin nhập tịch được không?

Trả lời:
Điều kiện về sinh kế của việc xin nhập tịch được quy định theo điều 5 khoản 4 Luật quốc tịch: “bạn có thể tự kiếm sống hoặc sống dựa vào tài sản hoặc kỹ năng của vợ / chồng bạn hoặc những người thân khác kiếm sống”. Nói cách khác, khi tiến hành đơn xin nhập tịch, các yêu cầu về sinh kế được kiểm tra “đối với từng hộ gia đình.” Do đó, ngay cả khi bản thân người xin nhập quốc tịch đang thất nghiệp, vẫn có khả năng được cấp phép nhập tịch nếu họ có được sự hợp tác của gia đình.

Câu hỏi 4: Nếu thất nghiệp thì có thể xin được nhập tịch không?

Trả lời:
Đối với các yêu cầu về sinh kế khi nộp đơn xin nhập quốc tịch thì các yêu cầu về sinh kế này sẽ được điều tra dựa trên thu nhập đối với hộ gia đình dựa trên quy định tại điều 5 khoản 4 Luật quốc tịch.
Nếu người xin nhập quốc tịch là một hộ gia đình đơn thân và thất nghiệp, thêm nữa không có tiền chuyển về từ những người thân khác, có nghĩa là không đáp ứng các yêu cầu của Điều 5, Khoản 4 của Luật Quốc tịch nên về nguyên tắc trường hợp này dự đoán sẽ không được cấp phép nhập tịch.
Mặt khác, nếu vợ hay chồng của người xin nhập tịch thuộc hộ gia đình hai người mà nhận được lương thì có khả năng xin nhập tịch.
Điều này là do dù người xin có thất nghiệp đi chăng nữa nhưng nếu người thân sống cùng hoặc có tiền hỗ trợ từ gia đình mà thỏa mãn điều kiện sinh kế thì vẫn có khả năng xin được visa nhập tịch.

Câu hỏi 5: Gia đình tôi chỉ có hai mẹ con và thu nhập hết sức ít ỏi. Cùng với đó tôi còn nhận tiền trợ cấp nuôi con nhỏ thì có khả năng xin nhập tịch được không?

Trả lời:
Trên thực tế, đối với những người có thu nhập thấp, việc nhận trợ cấp nuôi con hoặc trợ cấp nuôi con nhỏ có thể là một điểm cộng. Điều này là do dù là có trợ cấp con nhỏ hay trợ cấp nuôi con đi chăng nữa thì đó cũng là một tài liệu đủ để chứng minh bạn đủ điều kiện về sinh kế.
Trong trường hợp này, khi xin nhập quốc tịch, cần nộp bản sao giấy báo quyết định được trợ cấp con nhỏ và và bản sao sổ tiết kiệm đã được nhận tiền trợ cấp đó.

Câu hỏi 6: Hiện nay tôi đang nhận tiền trợ cấp bảo trợ cuộc sống thì có thể xin nhập tịch được không?

Trả lời:
Trường hợp nhận tiền trợ cuộc sống thì rất khó để xin nhập tịch được. Liên quan đến việc xin nhập tịch thì không có điều kiện nhận trợ cấp bảo trợ cuộc sống, nhưng nếu bạn đang được bảo trợ cuộc sống thì khả năng cao bạn không đáp ứng điều kiện về sinh kế quy định tại điều 5 khoảng 4- Luật quốc tịch.
Chính vì vậy, bạn cân nhắc thật kỹ nếu quyết định xin nhận trợ cấp cuộc sống.
Thêm nữa, ngay cả khi người nộp đơn xin nhập quốc tịch không nhận được hỗ trợ cuộc sống nhưng có người thân đang nhận được khoản này thì cần xem xét tình thật kĩ tình trạng cuộc sống và tình trạng gửi tiền để có thể phán đoán một cách chính xác nhất.

Câu hỏi 7: Có quãng thời gian tôi chưa đóng tiền lương hưu. Nếu tôi xin nhập tịch thì khả năng có được cấp phép hay không?

Trả lời:
Trong trường hợp nộp đơn xin nhập tịch, nếu trước đây có khoảng thời gian không đóng lương hưu nenkin quốc dân thì không nhất thiết bị trượt nhập tịch mà khả năng được công nhận nhập tịch sẽ giảm đi. Đối với trường hợp những người chưa đóng lương hưu nenkin thì để xin nhập tịch thì trên thực tế bạn cần chứng minh việc đã trả tiền bảo hiểm , nộp hóa đơn chứng nhận việc đã đóng khoản lương hưu trong quá khứ.
Tuy nhiên, đối với những người có mức thu nhập dưới một tiêu chuẩn nhất định thì có thể làm thủ tục miễn, giảm và thủ tục hoãn nộp (trường hợp này phải nộp thêm giấy chứng nhận thuộc diện miễn / giảm và giấy chứng nhận liên quan để hoãn thanh toán). Nếu bạn làm đúng các thủ tục thì bạn sẽ không bị phán đoán là không đóng.
Trong trường hợp này, cần chú ý đến điều kiện sinh kế đối với việc xin nhập tịch. Thậm chí bạn được nhận định không đóng nenkin do được miễn giảm đi chăng nữa nhưng vẫn có khả năng bạn bị đánh giá có vấn đề về sinh kế. Vì vậy, bạn cần đưa ra nhận định thật chính xác.

Câu hỏi 8: Tôi đang phụ thuộc vào chồng mình nên chưa từng đóng tiền lương hưu. Trường hợp của tôi có khả năng xin nhập tịch được không?

Trả lời:
Nếu người chồng của bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn có thể thực hiện thủ tục xin bảo hiểm hưu trí quốc dân số 3, sau đó xuất trình những hồ sơ đó thì bạn sẽ không bị đánh giá là không đóng và sẽ có khả năng xin nhập tịch.
Tất nhiên, nếu bạn không thực hiện thủ tục tham gia vào nenkin hưu trí đó thì bạn sẽ có khả năng sẽ không được cấp phép nhập tịch, vì vậy, nếu bạn đang thực hiện xin nhập tịch thì tự mình nên nắm bắt được tình trạng của mình nên như thế nào.

Câu hỏi 9: Hiện tôi là nhân viên chính thức nhưng công ty không tham gia bảo hiểm xã hội nên tôi không thể tự tham gia bảo hiểm xã hội được. Tình trạng của tôi như vậy có khả năng xin nhập tịch được không?

Trả lời:
Nếu nhân viên chính thức không tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn cần thực hiện đúng thủ tục. Tuy nhiên, nếu lí do bạn không tham gia bảo hiểm xã hội là do công ty thì không nhất thiết bạn phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Nếu bạn có thể chứng minh rằng bạn có tham gia bảo hiểm quốc dân và nenkin lương hưu quốc dân thì bạn có khả năng xin nhập tịch.

Câu hỏi 10: Tôi là giám đốc của một công ty. Công ty bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội tuy nhiên công ty tôi vẫn chưa tham gia. Bởi vậy, tôi đang tham gia bảo hiểm quốc dân và lương hưu quốc dân. Trường hợp của tôi có thể xin nhập tịch được không?

Trả lời:
Nếu công ty bạn điều hành là pháp nhân và là cơ sở kinh doanh bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn bắt buộc phải tham gia.
Và nếu trong quá trình làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn có thể xuất trình những giấy tờ chứng minh điều đó thì bạn cũng có thể làm thủ tục xin nhập tịch được.

無料相談のお問い合わせ先

06-6226-8120
03-6275-6038