行政書士法人第一綜合事務所

Giải thích sự khác biệt giữa vĩnh trú và nhập tịch!

Tôi nghĩ rằng nhiều người nước ngoài sống ở Nhật Bản cuối cùng cũng muốn có được vĩnh trú hoặc nhập tịch để có quốc tịch Nhật Bản.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về những điểm khác biệt giữa visa vĩnh trú và nhập tịch cũng như điểm có lợi và không có lợi của cả hai.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn đang tìm hiểu về vĩnh trú hoặc nhập tịch có thể tham khảo thêm.

1. Đặc trưng của visa vĩnh trú

Vĩnh trú( tên tư cách lưu trú chính xác là người vĩnh trú) là một loại tư cách lưu trú và được coi là tư cách lưu trú cao nhất trong những loại tư cách lưu trú trong Luật kiểm soát nhập cư và tị nạn.
Sự khác biệt chính so với các tư cách cư trú khác là (1) không bị giới hạn thời gian lưu trú, và (2) không bị hạn chế các hoạt động tại Nhật Bản.

① Không bị giới hạn thời gian lưu trú

Ngoài tư cách lưu trú vĩnh trú, trừ visa chuyên gia chất lượng cao số 2 thì thời gian lưu trú tối đa là 5 năm.
Nếu bạn muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản sau ngày hết hạn lưu trú, bạn phải nộp đơn xin phép gia hạn thời gian lưu trú cho Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin được cấp phép.
Đối với người nước ngoài, mỗi khi thời gian lưu trú đến gần, họ phải chuẩn bị những hồ sơ xin phép rắc rối và lo lắng về việc có được cấp phép hay không.
Về vấn đề này, những người có tư cách vĩnh trú không bị giới hạn về thời hạn lưu trú, do đó bạn sẽ được giải phóng khỏi những rắc rối và lo lắng khi xin gia hạn visa. Có thể nói đó là một lợi thế lớn đối với người nước ngoài.
Về nguyên tắc, thẻ thường trú có thời hạn sử dụng là 7 năm, nhưng thời hạn hiệu lực của thẻ cư trú theo đúng nghĩa đen là thời hạn hiệu lực của chính chiếc thẻ đó, vì vậy, kể cả thời hạn của chiếc thẻ đã quá đi chăng nữa nhưng không có nghĩa là tư cách vĩnh trú bị mất.
Bạn có thể được cấp thẻ cư trú mới ngay cả khi ngày hết hạn của thẻ cư trú đã hết hạn.

② Không bị hạn chế các hoạt động tại Nhật Bản.

Mỗi tư cách lưu trú có các hoạt động riêng và bạn phải tiếp tục các hoạt động đó.
Nếu bạn không thực hiện các hoạt động theo quy định trong thời gian quy định có thể bạn sẽ bị thu hồi tư cách lưu trú.
Ví dụ, nếu một người có tư cách lao động nghỉ việc mà trong vòng 3 tháng nếu người đó không tìm được công việc mới thì có thể người đó sẽ bị hủy tư cách lưu trú ; nội dung công việc mới phải phù hợp với tư cách lưu trú.
Ngoài ra, nếu một người có tư cách cư trú người phụ thuộc với người Nhật nhưng sau đó hai người ly hôn hoặc người chồng/ vợ là người Nhật mất thì nếu người đó không tái hôn với một người khác hoặc chuyển sang một loại visa khác thì người đó buộc sẽ phải về nước.
Mặt khác, người có tư cách vĩnh trú không bị hạn chế các hoạt động giống như các tư cách lưu trú khác.
Nói cách khác, nếu bạn có vĩnh trú, bạn có thể tự do lựa chọn công việc mới mà không cần lo lắng về nội dung công việc, ngay cả khi bạn ly hôn, tư cách vĩnh trú của bạn sẽ không bị hủy bỏ.
Bằng cách này, nếu bạn có được vĩnh trú, bạn sẽ không còn bị hạn chế về các hoạt động ở Nhật Bản, điều này sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn cho các kế hoạch cuộc sống trong tương lai.

2.Đặc trưng của nhập tịch

Nhập tịch nghĩa là có được quốc tịch của một quốc gia khác theo nguyện vọng của người đó.
Nói cách khác, nhập quốc tịch Nhật Bản có nghĩa là một người nước ngoài không phải là công dân Nhật có quốc tịch Nhật Bản, nói ngắn gọn là trở thành người Nhật Bản.

Sau khi bạn nhập tịch vào Nhật bản thì bạn sẽ được loại bỏ định nghĩa “người nước ngoài” được quy định theo Cơ quan quản lý nhập cư và tị nạn (Điều 2-1 của Cơ quan quản lý nhập cảnh và tị nạn). Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ được giải phóng khỏi các quy định đối với người nước ngoài.
Vì không có khái niệm về thời gian lưu trú đối với người Nhật đang sinh sống tại Nhật Bản, nên tất nhiên việc xin gia hạn thời gian lưu trú sẽ không còn là điều phiền phức với bạn.
Thêm nữa, nếu bạn là công dân Nhật và sinh sống ở Nhật Bản, thì bạn sẽ không bị can thiệp vào cuộc sống riêng và có thể tự do quyết định về công việc, hôn nhân và ly hôn của mình.

3. Sự khác biệt giữa vĩnh trú và nhập tịch- cho đến thời điểm được cấp phép.

Ở phần này, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về sự khác nhau giữa việc xin vĩnh trú và nhập tịch .

① Nơi nộp đơn xin

Như đã nói ở trên, visa vĩnh trú là một loại tư cách lưu trú mà Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản có trách nhiệm quản lý việc cư trú của người nước ngoài.
Do đó, nộp đơn xin vĩnh trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực (Cục nhập cảnh), hoặc văn phòng chi nhánh có thẩm quyền trực thuộc Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Mặt khác, việc xin nhập tịch chỉ đơn giản là việc tạo một sổ hộ khẩu mới cho người Nhật, và Bộ Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm quản lý hộ tịch này.
Đơn xin nhập quốc tịch sẽ được nộp cho Văn phòng các vấn đề pháp lý khu vực- một văn phòng chi nhánh địa phương của Bộ Tư pháp.
Đối với Cục nhập cảnh thì có thể nhiều người sẽ quen thuộc vì đã nhiều lần đi xin hồ sơ tuy nhiên đối với việc Nhập tịch ở Cục pháp vụ thì phần lớn là mọi người sẽ đến lần đầu.

②Những tài liệu cần thiết

Đối với đơn xin vĩnh trú thì Cục sẽ xét tình trạng lưu trú tại Nhật của bạn có tốt không, bạn sẽ phải nộp những hồ sơ chính như về thu nhập tại Nhật, tình trạng thuế, tình trạng chi trả bảo hiểm lương hưu, … những chứng nhận này phần lớn lấy tại cơ quan hành chính tại Nhật.
Ngoài ra có thể bị yêu nộp một số giấy tờ tại nước ngoài như giấy chứng nhận thể hiện mối quan hệ hôn nhân với vợ/ chồng, giấy khai sinh chứng nhận quan hệ giữa cha mẹ và con cái,…
Bởi vì xin nhập tịch là đồng nghĩa với việc tạo ra một sổ hộ khẩu mới để chứng minh danh tính của người Nhật, tên và mối quan hệ với cha mẹ (bao nhiêu anh chị em), hồ sơ kết hôn, hồ sơ nhận con nuôi, và nếu có con, bạn phải chứng minh mọi thứ liên quan đến người nộp đơn, chẳng hạn như hồ sơ khai sinh của đứa trẻ.
Và, để xác nhận các hồ sơ liên quan đến các mục tình trạng này, cần phải có bằng chứng do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
Do đó, trước khi xin nhập tịch cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và hồ sơ từ nước sở tại của bạn.
Đây là một yếu tố khác khiến thủ tục nhập tịch có vẻ rườm rà và phức tạp hơn.

③Thời gian xét

Thời gian xét tiêu chuẩn cho hồ sơ xin vĩnh trú được công bố là 4 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xét hồ sơ hiếm khi được cấp trong 4 tháng, và mặc dù có sự khác nhau tùy thuộc vào Cục nhập cảnh địa phương, nhưng thông thường cũng phải mất khoảng 6 đến 10 tháng.
Bạn có thể ngạc nhiên vì thời gian xét duyệt đơn vĩnh trú kéo dài, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên hơn nữa vì việc xét nhập tịch sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
Thời gian tiêu chuẩn để xét nhập tịch chưa được công bố công khai tuy nhiên trừ những người là vĩnh trú đặc biệt, một người thông thường xin nhập tịch ít nhất cũng sẽ phải 1 năm kể từ khi nộp đơn đến khi chính thức được cấp phép( được công bố trên bản tin chính thức).
Ngày xưa, còn mất thời gian 2~3 năm.
Ngoài ra, sẽ không dễ dàng thu hồi quyền nhập tịch.
Việc tạo danh sách ở sổ hộ khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến việc thừa kế, do đó, việc điều tra được tiến hành hết sức cẩn thận.

4. Sự khác biệt giữa vĩnh trú và nhập tịch- sau thời điểm được cấp phép.

Tiếp theo, chúng ta cùng đi so sánh những hiệu lực mang tính pháp lý sau khi được cấp phép của 2 loại này.

① Thu hồi cấp phép/ chế độ trục xuất

Vĩnh trú cũng chỉ là một loại tư cách lưu trú, và người đó vẫn là người nước ngoài, do đó, thẩm quyền để có được tư cách lưu trú đó thuộc về Chính phủ Nhật Bản.
Vì vậy, ví dụ, nếu bạn nộp giấy tờ giả để xin được vĩnh trú thì tư cách vĩnh trú của bạn sẽ có thể bị thu hồi.
Ngoài ra, nếu phạm tội lớn và bị phạt tù, bạn thuộc đối tượng có thể bị ra lệnh trục xuất.
So với các tư cách cư trú khác, những người có tư cách vĩnh trú sẽ được xem xét tại thời điểm xét xử trục xuất, nhưng họ vẫn có thể bị trục xuất.
Mặt khác, một khi bạn được nhập quốc tịch thì đầu tiên bạn sẽ không bị thu hồi quyền đó.
Về lý thuyết pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể thu hồi thẩm quyền, nhưng vì Nhật Bản không cho phép hai quốc tịch nên nếu thu hồi quyền nhập tịch có nghĩa là người đó trở thành người không quốc tịch.
Nếu bạn không có quốc tịch, bạn sẽ có những bất lợi khác nhau bất kể quan hệ công hay tư, vì vậy trừ những trường hợp việc đó ảnh hưởng tới lợi ích công quá lớn, thì bạn sẽ thể dễ dàng bị thu hồi giấy phép nhập tịch của mình.
Tiện đây chúng tôi cũng xin chia sẻ với các bạn một thông tin đó là, giấy phép nhập tịch chưa bao giờ bị thu hồi trong quá khứ.
Nếu có sự bất hợp pháp nghiêm trọng và rõ ràng trong quá trình xin nhập quốc tịch, thì về lý thuyết pháp lý, việc nhập quốc tịch là không hợp lệ.
Tuy nhiên, trường hợp bị cáo buộc nhập quốc tịch là trường hợp người nộp đơn tự mình đệ đơn lên tòa án để xác nhận tính vô hiệu của giấy phép nhập tịch, hối tiếc vì đã nhập quốc tịch Nhật Bản (chỉ những trường hợp đặc biệt cấp nhập tịch cho sai người chứ chưa chắc bản án đã được xác nhận vô hiệu.)

Ngoài ra, khác với vĩnh trú, bạn sẽ không bị buộc rời khỏi Nhật Bản chỉ vì bạn đã phạm tội nghiêm trọng sau khi nhập quốc tịch.

②Giấy phép tái nhập cảnh

Ngay cả khi bạn có tư cách vĩnh trú, thì theo pháp luật bạn vẫn là người nước ngoài, vì vậy bạn phải có giấy phép tái nhập cảnh khi bạn từ nước ngoài nhập cảnh lại Nhật Bản.
Nếu đến thời hạn tái nhập cảnh mà bạn không tái nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn sẽ bị mất quyền vĩnh trú vĩnh viễn.
Mặt khác, việc nhập quốc tịch được chấp nhận thì bạn trở thành người Nhật Bản, vì vậy dù bạn sống ở nước ngoài bao lâu, bạn vẫn có thể quay trở lại Nhật Bản.

③Quyền tham chính

Theo cách giải thích của hiến pháp, người nước ngoài sẽ không được quyền bầu cử và ứng cử quốc hội.
Về quyền tham gia vào chính quyền địa phương, có ý kiến cho rằng, Hiến pháp không cấm quyền bầu cử và tư cách của người có tư cách vĩnh trú (người có tư cách vĩnh trú và vĩnh trú đặc biệt), nhưng không có chính quyền địa phương nào công nhận quyền bầu cử của người nước ngoài.
Do đó, ngay cả khi bạn có được tư cách vĩnh trú, bạn cũng không thể ứng cử hoặc bỏ phiếu với tư cách là thành viên của các cuộc bầu cử ở Nhật Bản.
Mặt khác, nhập tịch mang lại quyền bình đẳng vì bạn được công nhận là người Nhật Bản, vì vậy bạn có thể bỏ phiếu cho các cuộc bầu cử và những người nước ngoài đã nhập tịch có thể ứng tuyển để trở thành thành viên của quốc hội.

④Hộ chiếu

Ngay cả khi bạn có được tư cách vĩnh trú thì bạn vẫn không thay đổi quốc tịch, do đó hộ chiếu của bạn sẽ không có gì thay đổi.
Mặt khác, nếu bạn nhập quốc tịch, bạn có thể nhận được hộ chiếu Nhật Bản.
Nhật Bản có hiệp định được miễn thị thực với nhiều quốc gia, chính vì vậy, bạn có thể đi du lịch đến những nước đó mà không cần xin thị thực.
Nếu bạn thích đi du lịch nước ngoài, đây cũng là một lợi thế đúng không ạ?

5. Tổng kết

Nếu bạn đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ cảm nhận rằng nhập tịch sẽ có nhiều lợi ích hơn xin vĩnh trú đúng không ạ?
Tuy nhiên, Nhật Bản không cho phép mang hai quốc tịch nên nếu được nhập quốc tịch thì về nguyên tắc, bạn phải từ bỏ quốc tịch của mình.
Do đó, bạn sẽ là một người nước ngoài đối với đất nước cũ của mình, vì vậy tùy thuộc vào quốc gia, bạn có thể phải xin thị thực mỗi khi bạn về nước.
Một khi đã thay đổi, quốc tịch không thể dễ dàng khôi phục được.
Tuy nhiên, dù bạn chọn vĩnh trú hay nhập tịch thì cả hai đều có nhiều lợi thế nhất định.
Chúng tôi cũng đã giới thiệu về lợi ích của xin nhập tịch và vĩnh trú ở những bài viết trước, nếu có quan tâm về vấn đề này thì các bạn hãy xem thử nhé!
Nếu bạn đang nghĩ đến việc sống ở Nhật Bản trong một thời gian dài, thì hãy cân nhắc đặt mục tiêu lấy được vĩnh trú hoặc nhập quốc tịch nhé!

Văn phòng Daiichi- Sogo chúng tôi luôn sẵn lòng tiếp nhận những trao đổi về vĩnh trú hay nhập tịch, chính vì vậy, nếu bạn có quan tâm tới vấn đề này vui lòng liên hệ để nhận được tư vấn miễn phí!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。