行政書士法人第一綜合事務所

KIỂM CHỨNG TRIỆT ĐỂ VỀ CHI PHÍ XIN NHẬP TỊCH

KIỂM CHỨNG TRIỆT ĐỂ VỀ CHI PHÍ XIN NHẬP TỊCH

Khi suy nghĩ nhờ một văn phòng luật sư làm thủ tục xin nhập tịch, ngoài tìm hiểu về thành tích trước đó, thái độ làm việc, thủ tục làm cho bạn tới đâu, không khí, địa điểm làm việc của văn phòng đó,… thì chắc hẳn bạn cũng không thể bỏ qua một yếu tố đó là về chi phí đúng không ạ?
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chi phí chi tiết khi xin nhập tịch nhé!

Để xin nhập tịch thì cần có cái giấy tờ công văn của bạn và người thân lấy tại văn phòng hành chính nơi bạn sinh sống. Sau đó tổng hợp lại những hồ sơ đã chuẩn bị và mang đi nộp tại Cục pháp vụ.
Bởi vậy, chi phí đầu tiên cần phải tính đến đó là chi phí để lấy được các giấy tờ công văn.
Để xin nhập tịch thì cần xuất trình lên cục rất nhiều giấy tờ và chủng loại công văn khác nhau.
Thêm vào đó, bạn cần tới Cục pháp vụ rất nhiều lần, bởi vậy cũng sẽ mất thêm cả chi phí đi lại.
Và nếu bạn nhờ Luật sư hành chính làm thủ tục nhập tịch thì bạn sẽ mất phí để chi trả cho Luật sư nữa.
Nếu bạn tự nộp đơn xin nhập quốc tịch, đừng quên các chi phí như gửi thư, chi phí để lấy các công văn, chi phí về thời gian phát sinh để chuẩn bị hồ sơ tài liệu,…

Chúng ta hãy xem xét chi phí thực tế của việc xin nhập tịch dựa trên những trường hợp mô hình cụ thể nhé!

1, Chi phí chuyển từ visa vĩnh trú đặc biệt(quốc tịch Hàn Quốc) khi xin nhập tịch ( trường hợp gia đình 4 người)

Trong phần này, hãy cùng xem xét chi phí xin nhập tịch đối với gia đình 4 người khi chuyển từ visa vĩnh trú đặc biệt

Trường hợp gia đình cư trú tại Kita- Osaka

Chồng là nhân viên công ty( 40 tuổi): Visa vĩnh trú đặc biệt, sinh ra tại Nhật Bản.
Vợ làm thêm bán thời gian( 35 tuổi) : Visa vĩnh trú đặc biệt, sinh ra tại Nhật Bản.
Con( 10 tuổi và 6 tuổi): Visa vĩnh trú đặc biệt, sinh ra tại Nhật Bản.

Chi phí phát sinh

Công văn cần thiết Chi phí
1 Phiếu cư trú 300 yên/ bản
2 Giấy ghi các mục khai sinh 350 yên/ bản x gia đình 4 người
3 Giấy chứng nhận thuế thu nhập của người chồng 300 yên/bản x 1 năm
4 Giấy chứng nhận nộp thuế của người chồng 300 yên/ bản x 1 năm
5 Giấy chứng nhận thuế thu nhập của người vợ 300 yên/bản x 1 năm
6 Giấy chứng nhận nộp thuế của người vợ 300 yên/ bản x 1 năm
7 Giấy chứng chỉ lái xe(5 năm) 670 yên/ bản x người có giấy phép
(phần của người chồng)
8 Giấy chứng nhận kết hôn 350 yên/ bản x phần của 1 cặp
( của người vợ và chồng)
9 Giấy chứng nhận cơ bản 110 yên/ bản x phần của gia đình 4 người
10 Giấy chứng nhận quan hệ gia đình 110 yên/ bản x phần của 4 người
( của chồng, vợ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ)
11 Giấy chứng nhận quan hệ con nuôi 110 yên/ bản x phần gia đình 4 người
12 Giấy chứng nhận ba mẹ nuôi, con nuôi 110 yên/ bản x phần gia đình 4 người
13 Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân 110 yên/ bản x phần của 3 cặp đôi
( vợ chồng, ba mẹ của chồng, ba mẹ của vợ)
14 Chi phí để lấy được công văn ở văn phòng hành chính, chi phí đi lại, chuyển phát tùy chỉnh
15 Chi phí đi lại tới Cục tư pháp Osaka tùy chỉnh

TỔNG 6,010 yên + chi phí đi lại + chi phí thời gian tương ứng

Tuy nhiên, chi phí trên chỉ là mức phí tối thiểu bạn cần chi. Tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người và các anh chị em trong gia đình mà có thể bạn sẽ cần bản sao hộ khẩu gia đình, bản sao thẻ cư trú, bản sao hộ khẩu và giấy chứng nhận đăng ký (đất đai / nhà cửa)…

2. Chi phí chuyển từ visa quản lý kinh doanh (quốc tịch Trung Quốc) khi xin nhập tịch ( trường hợp gia đình 4 người)

Trường hợp gia đình sống tại Chuo- Kobe

Chồng 43 tuổi làm nhân viên chính thức : visa quản lý kinh doanh

Vợ 35 tuổi làm nhân viên bán thời gian: visa lưu trú gia đình
Con sinh ra tại Nhật( 3 tuổi và 6 tuổi): visa lưu trú gia đình

Chi phí phát sinh

Công văn cần thiết Chi phí
1 Phiếu cư trú 300 yên/ bản
2 Giấy ghi các mục khai sinh 350 yên/ bản x gia đình 4 người
3 Giấy chứng nhận kết hôn 350 yên/ bản x phần của 1 cặp
(của người vợ và chồng)
4 Giấy chứng nhận nộp thuế của người chồng 300 yên/ bản x 1 năm
5 Giấy chứng nhận thuế thu nhập của người vợ 300 yên/bản x 1 năm
6 Giấy chứng nhận không phải nộp thuế của người vợ 300 yên/ bản x phần của 1 năm
7 Giấy chứng chỉ lái xe(5 năm) 670 yên/ bản x người có giấy phép
(phần của người chồng và người vợ)
8 Giấy khai sinh được cấp ở Trung Quốc phần của gia đình 4 người
9 Giấy chứng nhận kết hôn dược cấp ở Trung Quốc phần của 3 cặp đôi
(hai vợ chồng, ba mẹ của chồng, ba mẹ của người vợ)
10 GGiấy chứng nhận quan hệ nhân thân được cấp ở Trung Quốc phần của 2 người
( vợ và chồng)
11 Giấy chứng nhận quốc tịch cấp tại lãnh sự đại sứ quán Trung Quốc ở Osaka 10000 yên/ bản- phần gia đình gồm 4 người.
12 Bản sao chứng nhận đăng ký công ty do người chồng làm đại diện 600 yên/ bản
13 Giấy chứng nhận đóng thuế phường huyện làng của công ty do người chồng làm đại diện 300 yên/ bản x phần của một năm
14 Giấy chứng nhận đóng thuế thành phố-tỉnh của công ty do người chồng làm đại diện 300 yên/ bản x phần của một năm
15 Giấy chứng nhận nộp thuế kinh doanh 3 năm gần nhất của công ty do người chồng làm đại diện 300 yên/ bản x phần của 3 năm
16 Giấy chứng nhận nộp thuế doanh nghiệp 3 năm gần nhất( số 1 và số 3)và thuế tiêu thụ( số 1) của công ty do người chồng làm đại diện 200 yên/ bản x phần của 3 năm.
17 Chi phí đi lại để lấy được công văn tại văn phòng hành chính quận/ huyện hay phí gửi bưu kiện quốc tế tùy chỉnh
18 Phí đi lại tới Cục pháp vụ Kobe tùy chỉnh

TỔNG 46,000 yên( chưa tính chi phí để được cấp các văn bản tại Trung Quốc) + tiền đi lại tới các cơ quan hành chính và Cục pháp vụ +phí gửi bưu điện quốc tế+ chi phí thời gian tương ứng.

Ở Trung Quốc, chi phí cấp các giấy chứng nhận tại mỗi cơ quan phát hành tại địa phương là khác nhau, do đó chúng tôi chỉ tính tổng không bao gồm số tiền này.

3. Chi phí chuyển từ visa vợ/ chồng(quốc tịch Thái Lan) khi xin nhập tịch ( trường hợp gia đình 4 người)

Trường hợp gia đình sống tại Kyoto- Kamigyo

Chồng là nhân viên công ty( 30 tuổi): Visa có vợ là người Nhật
Vợ là làm bán thời gian ( 28 tuổi) : Người Nhật
Con sinh ra ở Nhật Bản ( 2 tuổi và 1 tuổi): Người Nhật

Chi phí phát sinh

Công văn cần thiết Chi phí
1 Sổ hộ khẩu 450 yên/ bản
2 Phiếu cư trú 300 yên/ bản
3 Giấy chứng nhận thuế thu nhập của người chồng 300 yên/ bản x phần 1 người
4 Giấy chứng nhận đóng thuế của người chồng 300 yên/ bản x phần 1 người
5 Giấy chứng nhận miễn thuế thu nhập của người vợ 300 yên/ bảnx phần của 1 người
6 Giấy chứng chỉ lái xe(5 năm) 670 yên/ bản x người có giấy phép
(phần của người chồng)
7 Giấy chứng nhận quốc tịch được cấp tại Thái Lan phần của người chồng
8 Giấy chứng nhận khai sinh được cấp tại Thái Lan phần của người chồng
9 Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ở Thái Lan phần của hai cặp
(phần của hai vợ chồng và phần của bố mẹ của chồng)
10 Chi phí để lấy được công văn ở văn phòng hành chính, chi phí đi lại, chuyển phát tùy chỉnh
11 Chi phí đi lại tới Cục tư pháp Kyoto tùy chỉnh

TỔNG: 3,690 yên + ( chưa tính chi phí để được cấp các văn bản tại Trung Quốc) + tiền đi lại tới các cơ quan hành chính và Cục pháp vụ +phí gửi bưu điện quốc tế+ chi phí thời gian tương ứng.

Ở Thái Lan, chi phí cấp các giấy chứng nhận tại mỗi cơ quan phát hành tại địa phương là khác nhau, do đó chúng tôi chỉ tính tổng không bao gồm số tiền này.

4. So sánh về chi phí khi nhờ Luật sư hành chính

Vậy thì trường hợp nếu nhờ Luật sư hành chính thì bạn sẽ phải mất chi phí là bao nhiêu ạ?
Trên thực tế, Hội liên hợp Luật sư hành chính Nhật Bản đã có cuộc điều tra thống kê về số tiền nhận được của Luật sư hành chính đối với những văn phòng đã đăng kí của tổ chức.
Chúng ta hãy cùng xem về thống kê dữ liệu của năm gần đây nhất đó là năm 2015 nhé.
Theo thống kê dự tính cho một người xin nhập tịch thì:

Người lao động( nhân viên công ty)
Mức chi phí bình quân trên toàn quốc khi nhờ luật sư hành chính là:
187,235 yên
Mức chi phí khi nhờ Luật sư hành chính rẻ nhất là:
50,000 yên
Mức chi phí khi nhờ Luật sư hành chính đắt nhất là:
500,000 yên

Là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty
Mức chi phí bình quân trên toàn quốc khi nhờ luật sư hành chính là:
229,123 yên
Mức chi phí khi nhờ Luật sư hành chính rẻ nhất là:
100,000 yên
Mức chi phí khi nhờ Luật sư hành chính đắt nhất là:
648,000 yên

Chúng ta cùng thử làm phép so sánh mức chi phí chưa thuế của những văn phòng luật sư hành chính lớn dựa trên bảng sau nhé:

Chi phí cơ bản
(Trường hợp là nhân viên)
Trường hợp người sống cùng gia đình Trường hợp gia đình có 3 người Chi phí cơ bản
(trường hợp là cán bộ công ty)
Trường hợp gia đình 3 người
Công ty A 190,000yên 50,000 yên/ người 290,000 yên 230,000 yên 330,000 yên
Công ty B 185,000 yên 59,800 yên/ người 304,600 yên 225,000 yên 344,600 yên
Công ty C 189,000 yên 49,800 yên/ người 288,600 yên 259,000 yên 358,600 yên
Công ty D 100,000 yên 40,000 yên/ người 180,000 yên 150,000 yên 230,000 yên

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu mức chi phí của văn phòng chúng tôi như sau:

Người lao động( nhân viên công ty)

Chi phí Trường hợp có người sống cùng Trường hợp gia đình có 3 người là
180,000 yên
+chi phí nghiệp vụ 8,000 yên
225,000 yên ※ 238,000 yên
(chưa bao gồm thuế)

※・・・Người trên 15 tuổi là 50,000 yên/ người

Là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty

Chi phí Trường hợp có người sống cùng Trường hợp gia đình có 3 người là
230,000 yên
+chi phí nghiệp vụ 8,000 yên
225,000 yên ※ 288,000 yên
(chưa bao gồm thuế)

※・・・Người trên 15 tuổi là 50,000 yên/ người

Chi phí để xin nhập tịch thường sẽ chia theo đối tượng là nhân viên công ty hay là quản lý, lãnh đạo công ty.

Khi kiểm chứng về mức chi phí của văn phòng chúng tôi khi bạn muốn nhờ xin nhập tịch thì cũng giống mức phí xin vĩnh trú, mức giá sẽ ở giữa. Tuy không phải là thấp nhất nhưng cũng rơi vào mức chi phí trung bình của các văn phòng Luật sư trên toàn quốc đúng không ạ?

5. Tổng kết

Trong bài viết này chúng ta vừa đi xem xét về chi phí khi xin nhập tịch.
Thông thường sau khi xem xét về mức giá mọi người sẽ quyết định xem mình tự làm hồ sơ hay nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ.
Chúng tôi xin tóm tắt lại về thời gian và chi phí để xin được nhập tịch như sau:
・Chi phí để thu thập rất nhiều loại công chứng giấy tờ từ các tổ chức, cơ quan khác nhau( kèm theo đó là chi phí đi lại)
・Lập bản dịch các loại công chứng
・Lập hồ sơ xin nhập tịch( nếu không quen thì sẽ mất rất nhiều thời gian)
・Chi phí đi lại từ lúc trao đổi tới lúc thực hiện xác nhận hồ sơ tới Cục pháp vụ
・Đối ứng nếu có yêu cầu bổ sung giấy tờ từ Cục pháp vụ( tùy theo loại giấy tờ yêu cầu bổ sung mà có thể sẽ mất rất nhiều thời gian)

Từ những công đoạn trên chúng ta có thể nhận thấy rằng sẽ rất có lợi nếu nhờ Luật sư hành chính hỗ trợ những công đoạn trên.
Để lựa chọn văn phòng hành chính nào tốt thì các bạn nên xác nhận những mục sau:
 Có giúp bạn đi thu thập các công văn hồ sơ cần thiết hay tự bạn phải thực hiện điều đó( văn phòng chúng tôi thực hiện tất cả điều đó cho bạn nếu nhận được giấy ủy quyền từ bạn)
 Có đi lên Cục tư pháp trao đổi giúp bạn không?(Chúng tôi đối ứng được giúp bạn tại các Cục: Osaka, Hyogo, Kyoto, Shiga, Wakayama, Nara, Mie)
 Nếu đơn xin nhập tịch bị từ chối, liệu có đảm bảo hoàn lại tiền hoặc đảm bảo nộp đơn lại miễn phí cho bạn hay không( công ty chúng tôi đảm bảo hoàn lại tiền).

Nhập tịch là thủ tục xin được cấp quốc tịch Nhật Bản và đồng nghĩa với đó bạn sẽ bị mất quốc tịch hiện tại của bạn, bởi vậy, đó là một bước ngoặt rất lớn của cuộc đời, nên nếu bạn đang thực hiện thủ tục thì hãy chuẩn bị thật kĩ mọi thứ nhé!
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn đang thực hiện thủ tục Nhập tịch!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。