SUY NGHĨ VỀ SỐ VỐN 500 MAN YÊN ĐỐI VỚI VISA QUẢN LÝ KINH DOANH
Visa quản lý kinh doanh là một loại thị thực lao động được cung cấp để thực hiện tham gia vào các hoạt động kinh doanh hoặc công việc quản lý.
Như cái tên của nó chúng ta cũng có thể biết rằng visa này dành cho những người thực hiện hoạt động quản lý- kinh doanh.
Vấn đề được quan tâm nhất đối khi người nước ngoài hướng tới loại hình visa này đó là SỐ VỐN.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập từ cái nhìn thực tế đến số vốn của visa quản lý kinh doanh.
Và chúng tôi xin nói về việc trường hợp đối với một công ty cổ phần.
Có không ít người vì lí do không hiểu chính xác về số vốn đầu tư đối với visa quản lý kinh doanh mà không thể phát huy được hết ý tưởng hay khả năng kinh doanh của mình.
Các bạn hãy đọc bài viết để có thể lý giải thật kỹ số vốn 5 triệu yên cho visa quản lý kinh doanh sau đó hãy đặt mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo với tư cách là nhà kinh doanh tài ba nhé!
Index
1. Có cần đầu tư số vốn 500 man để xin visa quản lý kinh doanh hay không?
Nhiều người đến công ty chúng tôi và trao đổi với nội dụng là họ nghĩ rằng “phải bắt buộc tự mình có số vốn đầu tư là 500 man thì mới lấy được visa quản lý kinh doanh.”
Đúng là trước ngày 1 tháng 4 năm 2015, visa đầu tư quản lý (nay là visa quản lý kinh doanh) không thể có được nếu không có sự đầu tư của người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đó tiến hành.
Tuy nhiên, nhằm khuyến khích và mở rộng người nước ngoài thực hiện các hoạt động quản lý kinh doanh và hoạt động quản lý, năm 2014 Luật Kiểm soát Nhập cư đã sửa đổi và từ ngày 1 tháng 4 năm 2015, đối với những doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh thì không cần sự đầu tư của người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài cũng có thể được cấp visa quản lý kinh doanh.
Bởi vậy, nếu bạn không tự mình có đủ số vốn đầu tư 500 man đi chăng nữa thì cũng không có nghĩa là bạn không thoả mãn điều kiện của Cục nhập cảnh.
Đây là một trong những điều rất nhiều người hiểm lầm nên mọi người hãy lưu ý!
Vậy thì nếu trường hợp bạn không có vốn đầu tư thì có thể lấy được visa quản lý kinh doanh không ạ?
Ví dụ : bạn đã bao giờ thử nghĩ rằng bạn có thể tham gia vào kinh doanh công ty do bạn của bạn lập ra mà không cần đầu tư vốn không ạ?
Tôi đã nghe khá nhiều trường hợp hiểu lầm rằng lúc bắt đầu hoạt động công ty kể cả bạn không đầu tư vốn nhưng chỉ cần có chức vụ là tổng giám đốc hoặc giám đốc thì bạn có thể lấy được visa quản lý kinh doanh; tức là chỉ cần có danh nghĩa chức vụ giám đốc để xin visa là được.
Trên thực tế, ban đầu chỉ vì muốn gọi ba mẹ sang hoặc bạn bè sang nên đã bổ nhiệm vị trí giám đốc công ty là tên của người thân.
Tuy nhiên, thị thực quản lý kinh doanh không yêu cầu tên của giám đốc đại diện hoặc giám đốc, mà yêu cầu họ có thực sự tham gia vào hoạt động quản lý.
Nói cách khác, yêu cầu phải tham gia vào việc ra quyết định của công ty, chẳng hạn như đưa ra quyết định về các hoạt động kinh doanh quan trọng và thực hiện kinh doanh.
Tiếp theo chúng ta cùng bàn về việc mời những người vốn dĩ không có kinh nghiệm quản lý kinh doanh làm quản lý doanh nghiệp thì có được không?
Visa quản lý kinh doanh thì kinh nghiệm kinh doanh không phải là yêu cầu.
Do đó, dù bạn là du học sinh hay đi làm, bạn đều có thể xin được visa quản lý kinh doanh với mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, khi mời một người bạn đến công ty với tư cách là người quản lý, thì chắc chắn người đó phải có thành tích nào đó hoặc việc mời người đó đến phải có lợi ích gì với công ty.
Bởi vậy, nếu không có thành tích hay lợi ích cho công ty không rõ ràng, thì có thể sẽ bị cục nghi ngờ và không thông qua việc xem xét cũng như cấp visa quản lý kinh doanh.
Chúng tôi xin tóm gọn nội dung như sau:
・ Rất khó để có được thị thực quản lý kinh doanh nếu bị đánh giá là bạn không tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty.
・ Không yêu cầu kinh nghiệm kinh doanh để có được thị thực quản lý kinh doanh với tư cách là người quản lý.
Tuy nhiên, nếu bị đánh giá là đáng nghi ngờ khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thì không thể xin được visa quản lý kinh doanh.
2. Có thể xin visa quản lý kinh doanh với số vốn 500 man tiền vay?
Câu trả lời là kể bạn không tự mình chuẩn bị mà sử dụng tiền đi mượn để có được số vốn 500 man đi chăng nữa thì bạn vẫn có khả năng được cấp visa quản lý kinh doanh.
Tuy nhiên, không thể xin visa quản lý doanh nghiệp theo hình thức chỉ là dùng tiền để chứng minh, thậm chí nhiều trường hợp Cục không phát hiện ra và cấp cho visa đi chăng nữa thì từ nội dung đã nộp, sau đó sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề.
Khi bạn vay 500man yên để đầu tư và có được thị thực quản lý kinh doanh, thì những điều sau là rất quan trọng:
・ Duy trì sinh kế và có kế hoạch trả nợ.
・ Có thể chứng minh được nguồn tiền của người cho vay 500 man yên
(chi tiết xem ở phần sau- 3).
Nếu bạn “nhận”được 500man yên đi chăng nữa thì số tiền đó cũng sẽ bị đánh thuế quà tặng, thưởng
-> vì vậy hãy hết sức lưu ý điều này.
3. Các trường hợp xảy ra vấn đề về vốn đối với visa quản lý kinh doanh
Dưới đây chúng ta cùng xét một số trường hợp xảy ra vấn đề vốn đối với visa quản lý kinh doanh nhé.
① 500man yên có được là do làm việc quá giờ cho phép
Trường hợp này là một vấn đề nảy sinh đối với du học sinh.
Theo quy định, du học sinh bị cấm đi làm thêm, và để đi làm thêm, họ phải có giấy phép hoạt động ngoài.
Về nguyên tắc, thời gian làm thêm của du học sinh được giới hạn ở mức 28 giờ mỗi tuần để dù có được phép hoạt động ngoài cũng không ảnh hưởng đến việc học của mình.
Nếu bạn phá vỡ quy tắc này và đi làm quá giờ để chuẩn khoản vốn đầu tư 500 man yên từ thu nhập làm thêm đó thì khả năng cao là visa quản lý kinh doanh sẽ không được cấp.
Điều này là do khoản đầu tư được hình thành bất hợp pháp sẽ bị Cục xuất nhập cảnh xem xét đánh giá là không phù hợp.
Về nội dung này các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết:
LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN CÁCH CHUYỂN TỪ VISA DU HỌC SINH SANG VISA QUẢN LÝ KINH DOANH
② Quá trình hình thành 5 triệu yên là không tự nhiên so với thu nhập hàng năm trong quá khứ
Trường hợp này là một vấn đề nảy sinh đối với visa lao động chuyển qua visa quản lý kinh doanh.
Ví dụ bạn có visa lao động và làm việc tại một doanh nghiệp với thu nhập 240man/ năm.
Sau một năm bạn muốn chuyển từ visa lao động sang visa quản lý kinh doanh thì bạn có thể nói rằng”số vốn 500 man có được được hình thành bằng cách tôi đã tiết kiệm từ số tiền tôi đi làm được không ạ?”
Chắc bạn có thể hiểu rằng, trường hợp như vậy là không tự nhiên.
Vì thu nhập hàng năm 240man yên x 1 năm nên bạn không thể tiết kiệm được 500man yên.
Do đó, trong trường hợp như vậy, điều quan trọng là phải chỉ ra số tiền tiết kiệm được trong một năm làm việc và số tiền hình thành được khoản còn lại để được 500man yên.
Liên quan đến việc chuyển từ visa lao động sang visa quản lý kinh doanh bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây:
LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH CHUYỂN TỪ VISA LAO ĐỘNG SANG VISA QUẢN LÝ KINH DOANH
③ Trường hợp không thể chứng minh được cách hình thành số tiền vốn 500man yên
Đối với visa quản lý kinh doanh thì số vốn kinh doanh luôn là vấn đề đối với người xin visa.
Vì sao lại như vậy vì kể cả bạn có được số tiền đó nhưng để chứng minh được việc hình thành số tiền đó cũng là vấn đề. Và nhiều trường hợp không thể chứng minh được nguồn gốc hình thành số tiền đó.
Từ góc độ chống rửa tiền và loại bỏ việc chỉ show tiền vốn, Cục nhập cảnh sẽ kiểm tra nguồn gốc của 500 man yên. Nói cách khác, cần chứng minh số vốn đầu tư 500man đó được chuẩn bị như thế nào, nếu không chứng minh được sẽ không thể xin được visa quản lý kinh doanh.
Trên thực tế, Cục kiểm tra qúa trình hình thành tài sản đó thông quá giấy chứng nhận thu nhập.
Và việc kiểm tra đó được tiến hành thông qua văn bản.
Bởi vậy, bạn nên hiểu rằng sẽ rất khó để xin được visa quản lý kinh doanh đối với trường hợp không thể chứng minh được nguồn gốc tài sản bằng văn bản.
4. Tổng kết
Trong bài viết này chúng tôi đã viết về một trong những câu hỏi được hỏi nhiều nhất về visa quản lý kinh doanh đó là tiền vốn đầu tư 500 man yên.
Visa quản lý kinh doanh cũng là một trong những loại visa khó nhất trong tất cả các loại visa quản lý kinh doanh.
Một trong những lý do tại sao thị thực quản lý kinh doanh được cho là khó nhất đó là cần phải có sự hiểu biết thông suốt.
Ngoài ra, như đã giải thích trong bài viết ở trên, không chỉ là vấn đề có thể chuẩn bị được số vốn đầu tư mà còn có rất nhiều vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, không phải là không thể đạt được visa nếu bạn chuẩn bị hồ sơ với sự hiểu biết chính xác.
Nếu bạn không có kiến thức chính xác khi tiến hành chuẩn bị thị thực quản lý kinh doanh và bị từ chối cho phép, không chỉ lãng phí chi phí thành lập công ty, tiền đặt cọc văn phòng và tiền thuê mà còn mất uy tín từ đối tác kinh doanh.
Để phòng chống việc rớt visa, Văn phòng luật sư Daiichi Sogo chúng tôi trước khi thành lập công ty luôn tư vấn chi tiết cho từng người xin visa.
Nếu bạn muốn xin visa một cách chắc chắn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết trước khi thành lập công ty.