行政書士法人第一綜合事務所

Giấy tờ cần thiết khi tiến hành thủ tục nhập tịch

Giấy tờ cần thiết khi tiến hành thủ tục nhập tịch

Tại bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục để xin cấp quốc tịch.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1.Quy trình xin cấp quốc tịch

Sau khi xác nhận các yêu cầu cho đơn xin nhập tịch, chúng ta hãy xem xét quy trình chung của đơn xin nhập tịch trong thực tế.

①Đặt lịch hẹn để tham khảo trước ý kiến với văn phòng Pháp lý hoặc văn phòng Pháp lý địa phương có thẩm quyền đối với nơi ở của bạn

* Có một số văn phòng Pháp lý không hỗ trợ đặt lịch hẹn, bạn vui lòng liên hệ trước để xác nhận.

②Tham gia tư vấn trước tại văn phòng Pháp lý

③Thu thập các tài liệu cần thiết để xin nhập tịch

④Thành lập đơn xin nhập tịch

* Có hai loại đơn xin nhập tịch, một là cho những người dưới 15 tuổi và một cho những người trên 15 tuổi, vì vậy bạn cần phải chuẩn bị đơn đăng ký phù hợp với độ tuổi của người nộp đơn.

⑤Yêu cầu văn phòng Pháp lý có thẩm quyền kiểm tra đơn xin của bạn trước khi chính thức nộp đơn

* Bạn nên nhờ văn phòng Pháp lý có thẩm quyền kiểm tra đơn xin của bạn ít nhất là 1 hoặc 2 lần trước khi nộp đơn.
Thông thường số tài liệu đính kèm theo đơn xin nhập tịch là 100 hoặc nhiều hơn. Do đó, việc bạn được kiểm tra các tài liệu trước sẽ giúp bạn có thể xin nhập tịch một cách trơn tru.

⑥Gửi bộ hồ sơ xin cấp phép nhập tịch cho văn phòng Pháp lý (Văn phòng Pháp lý thụ lý)

* Các tài liệu bạn cần đem đến văn phòng Pháp lý khác nhau tùy thuộc vào mỗi văn phòng Pháp lý, nhưng các tài liệu sau là bắt buộc.
・Bộ hồ sơ đơn xin nhập tịch
・Thẻ cư trú hoặc giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt
・Bằng lái xe
・Hộ chiếu

⑦Phỏng vấn tại văn phòng Pháp lý

Ngày phỏng vấn sẽ được quy định bởi văn phòng Pháp lý khoảng ba tháng sau khi nộp đơn. Buổi phỏng vấn cho đơn xin nhập tịch là một trong những điểm quan trọng để có thể nhập tịch.
*Để biết chi tiết về cuộc phỏng vấn, bạn vui lòng tham khảo bài viết [Phỏng vấn để xin nhập tịch].

⑧Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra

Sau cuộc phỏng vấn, bộ hồ sơ liên quan sẽ được chuyển đến văn phòng chính của Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 6 tháng đến 1 năm kể từ khi nộp đơn cho đến khi có kết quả. Vì vậy bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi.
Trên thực tế, tình trạng cư trú tại Nhật Bản của bạn trong thời gian kiểm tra này cũng được bao gồm trong quy trình kiểm tra. Do đó, bạn phải báo cáo cho văn phòng Pháp lý mà bạn đã nộp đơn mỗi khi bạn thay đổi địa chỉ, thay đổi nơi làm việc hoặc đi công tác nước ngoài.
Ngay cả khi thời gian lưu trú của bạn sắp hết hạn, bạn sẽ cần phải xin gia hạn thời gian lưu trú.
Tất nhiên, bạn cũng phải trả thuế cư trú, bảo hiểm hưu trí, vv đúng hạn.

Trong quá trình kiểm tra, có những trường hợp người nộp đơn liên lạc về việc đã gây ra vi phạm giao thông hoặc tai nạn giao thông.
Bạn hãy lưu ý rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm tra đơn xin của bạn, vì vậy tất nhiên bạn phải luôn tuân thủ luật lệ giao thông, hãy đặc biệt cẩn thận khi lái xe trong khi xin nhập tịch.

⑨Cho phép / Bị từ chối nhập tịch

Tên của người nhập tịch sẽ được công bố trong công báo chính thức (mỗi ngày do chính phủ Nhật Bản ban hành trừ báo chí và ngày lễ). Việc nhập tịch sẽ có hiệu lực bằng việc xuất bản công báo chính thức (= Có được quốc tịch Nhật Bản).
Khoảng hai tuần sau khi công bố công báo, văn phòng Pháp lý sẽ liên lạc với bạn và hướng dẫn cách gửi thông báo nhập tịch.
Nếu bạn đã bị từ chối cấp phép, bạn sẽ nhận được thông báo không được cấp phép được gửi đến nơi ở của bạn.
Sau đó, người nhập tịch phải nộp “thông báo nhập tịch” cho văn phòng thành phố ở nơi cư trú hoặc nơi thường trú trong vòng một tháng kể từ khi công bố công báo.

Sau khi nhập quốc tịch Nhật Bản, bạn không còn là người nước ngoài nên bạn phải trả lại thẻ cư trú của bạn cho Cục quản lý xuất nhập cảnh trong vòng 14 ngày kể từ ngày gửi thông báo nhập tịch. Nếu bạn là cư dân vĩnh trú đặc biệt, bạn phải trả lại giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt cho văn phòng thành phố.

Như bạn có thể thấy, bạn sẽ phải tiến hành một số thủ tục với thời hạn cố định ngay cả sau khi được phép nhập tịch.
Để biết chi tiết, bạn vui lòng tham khảo bài viết [Thủ tục sau khi được phép nhập tịch].

2.Những giấy tờ cần thiết để xin cấp quốc tịch

Tiếp theo, chúng ta hãy xem các tài liệu cần thiết để tiến hành nộp đơn xin nhập tịch.

Chỉ có một đơn xin nhập tịch là bắt buộc đối với mỗi người nộp đơn.
Mẫu đơn xin nhập tịch là khác nhau đối với những người trên 15 tuổi và dưới 15 tuổi.

Sau khi chuẩn bị đơn xin nhập tịch, tiếp theo, hãy chuẩn bị các tài liệu liên quan đến bản thân bạn và thể hiện mối quan hệ huyết thống được cấp bởi quốc gia của bạn.

Tùy thuộc vào luật pháp của quốc gia gốc và nơi sinh của bạn mà phương thức xin những tài liệu này sẽ khác nhau.

Về nguyên tắc, các tài liệu sau là bắt buộc.

[Tài liệu cần thiết về phía quốc gia gốc]

①Giấy chứng nhận quốc tịch
②Giấy khai sinh
③Giấy chứng nhận kết hôn (nếu bạn đã kết hôn)
④Giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình
⑤Cam kết rút khỏi quốc tịch (có thể cần thiết tùy thuộc vào quốc tịch), v.v.

Ngoài những điều trên, tùy thuộc vào tình hình của người nộp đơn mà sẽ cần những tài liệu khác nhau.
Ví dụ, giấy chứng nhận ly hôn có thể được yêu cầu nếu người nộp đơn đã ly hôn, hoặc giấy chứng tử có thể được yêu cầu nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã qua đời.

Tiếp theo, phía Nhật Bản thường yêu cầu khá nhiều tài liệu.

[Tài liệu theo yêu cầu của phía Nhật Bản]

①Giấy khai sinh (nếu bạn sinh ra ở Nhật Bản)

②Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu bạn đã kết hôn)
③Giấy chứng nhận ly hôn (nếu bạn đã ly hôn)
④Hộ khẩu bản sao có chứng thực (trường hợp bố mẹ hoặc vợ / chồng là người Nhật)
⑤Giấy chứng nhận việc cư trú tại địa phương bạn đang sinh sống (tất cả các hộ gia đình)
⑥ Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài
⑦Lịch sử nhập cảnh
⑧Giấy chứng nhận việc làm
⑨Bảng tổng kết thu nhập và thuế
⑩Giấy chứng nhận thuế thu nhập
⑪Giấy chứng nhận nộp thuế thị dân
⑫Chứng chỉ số dư tiền gửi và tiết kiệm
⑬Chứng chỉ tư nhân hoặc chứng chỉ quốc gia
⑭Giấy chứng nhận đang theo học và bảng điểm
⑮Bằng lái xe và chứng chỉ hồ sơ lái xe
⑯Thẻ cư trú và hộ chiếu
⑰Ảnh ID (dài 5 cm × rộng 5 cm), v.v.

Các tài liệu được yêu cầu chuẩn bị bởi phía Nhật Bản cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình của người nộp đơn.
Ví dụ: nếu người nộp đơn sở hữu đất đai hoặc nhà cửa, người nộp đơn phải nộp giấy chứng nhận đăng ký đất và nhà như một tài liệu chứng minh tài sản đang nắm giữ ở Nhật Bản.
Nếu bạn có lịch sử có được giấy phép cư trú đặc biệt để ở lại Nhật Bản, các tài liệu của Cục quản lý xuất nhập cảnh có thể sẽ được yêu cầu công khai trước.

Ngoài ra, nếu người nộp đơn là người kinh doanh, các tài liệu sau đây cũng được yêu cầu.

[Dành cho người kinh doanh]

①Giấy phép kinh doanh
②Báo cáo tài chính
③Bản sao khai thuế
④Giấy chứng nhận nộp thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập
⑤Một bản sao của bảng tổng hồ sơ theo luật định như bảng khấu trừ thuế thu nhập v.v.

3.Tổng hợp

Như đã đề cập ở trên, bạn cần phải đến văn phòng Pháp lý nhiều lần khi xin nhập tịch, và các tài liệu cần thiết cũng rất đa dạng.
Các tài liệu cần thiết sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình huống của người nộp đơn và có thể khác nhau một chút tùy thuộc vào văn phòng Pháp lý phụ trách. Khi bạn tham khảo trước ý kiến với Văn phòng Pháp lý, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ giải thích tình hình của mình cho nhân viên phụ trách để có thể nắm rõ được các tài liệu cần thiết.
Văn phòng chúng tôi hỗ trợ từ việc tham vấn tại văn phòng Pháp lý cho đến khi bạn được phép nhập tịch. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc xin nhập tịch, xin hãy vui lòng liên hệ với văn phòng hành chính Luật Daiichi Sogo.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。