行政書士法人第一綜合事務所

Thủ tục sau khi nhập quốc tịch

Thủ tục sau khi nhập quốc tịch

Tại bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn những thủ tục sau khi nhập quốc tịch:

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1.Liên quan đến thủ tục sau khi nhập quốc tịch

Trường hợp đơn xin nhập tịch được thông qua và bạn có được quốc tịch Nhật Bản, bạn sẽ phải làm các thủ tục khác nhau sau khi nhập tịch. Ngay khi đơn xin nhập tịch được chấp nhận, Văn phòng Pháp lý sẽ cấp chứng minh nhân dân và có nhiều thủ tục bạn phải được thực hiện, chẳng hạn như thông báo nhập tịch cho văn phòng thành phố và thay đổi các tên khác nhau.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các thủ tục phải được thực hiện sau khi nhập tịch.

I. Nộp thông báo nhập tịch cho văn phòng thành phố

Ngay khi đơn xin nhập tịch của bạn được chấp nhận, tên và địa chỉ của bạn sẽ được công bố trong công báo chính thức. Sau đó, trong vòng hai tuần, Văn phòng Pháp lý sẽ liên lạc với bạn về việc đơn xin của bạn đã được chấp nhận và bạn sẽ được cấp “Chứng minh nhân dân của người nhập tịch ” tại Văn phòng Pháp lý. Hãy gửi thẻ chứng minh nhân dân cùng với thông báo nhập tịch của bạn đến văn phòng thành phố có thẩm quyền đối với nơi bạn đăng ký thường trú khi bạn nộp đơn xin nhập tịch. Khi bạn gửi thông báo nhập tịch thì hộ khẩu của bạn cũng sẽ được chỉnh sửa.

Điểm cần lưu ý khi nộp thông báo nhập tịch là thời hạn cho việc thông báo. Thông báo nhập tịch phải được gửi trong vòng một tháng kể từ ngày công báo được công bố, bao gồm cả ngày công bố.

Các tài liệu cần thiết khi gửi thông báo nhập tịch.
・Thông báo nhập tịch
⇒Trong trường hợp bạn có vợ/chồng người Nhật Bản, bạn sẽ cần phải có chữ ký / đóng dấu của vợ/chồng người Nhật.
・Con dấu của người thông báo
⇒Trong trường hợp bạn có vợ/chồng người Nhật Bản, bạn sẽ cần phải có con dấu của vợ/chồng người Nhật.
・Chứng minh nhân dân của người nhập tịch
⇒ Chứng minh nhân dân sẽ được cấp bởi Văn phòng Pháp lý.

Các tài liệu cần thiết ở trên là những tài liệu chung, vì vậy khi bạn thực sự gửi thông báo nhập tịch, bạn vui lòng xác nhận trước với văn phòng thành phố có quyền hạn tại khu vực của bạn.

Ⅱ. Trả lại thẻ cư trú hoặc giấy chứng nhận thường trú đặc biệt

Khi bạn có quốc tịch Nhật Bản do được chấp nhận nhập tịch, bạn sẽ không còn là người nước ngoài nữa. Khi đó, bạn vui lòng trả lại thẻ cư trú của bạn cho Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực có thẩm quyền đối với địa chỉ của bạn. Trong trường hợp bạn là cư dân vĩnh trú đặc biệt, bạn vui lòng trả lại giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt cho văn phòng thành phố.

Thẻ cư trú hoặc giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt phải được trả lại trong vòng 14 ngày kể từ ngày bạn được cấp chứng minh nhân dân. Thời hạn sẽ ngắn hơn thời hạn của thông báo nhập tịch, vì vậy bạn hãy đảm bảo rằng bạn sẽ trả các giấy tờ được yêu cầu nhanh chóng kể từ khi chứng minh nhân dân của bạn được cấp.

Hai thủ tục trên phải được thực hiện sau khi được phép nhập tịch.
Bạn có thể sẽ bị phạt nếu bạn không hoàn thành thủ tục trong thời hạn được quy định, vì vậy hãy lưu ý với thời hạn được quy định.

2.Sự khác biệt trong thủ tục tùy thuộc vào quốc tịch

Ngoài việc gửi thông báo nhập tịch và trả lại thẻ cư trú hoặc giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt, bạn có thể cần thực hiện các thủ tục để rời khỏi quốc tịch.
Vì thủ tục rời khỏi quốc tịch khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, nên bạn cần phải xác nhận trước với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán về cách rời khỏi khỏi quốc tịch.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các thủ tục rời khỏi quốc tịch khỏi Hàn Quốc và Trung Quốc, đây là những quốc gia chính cho các đơn xin cấp phép nhập tịch.

【Hàn Quốc】

Theo luật pháp Hàn Quốc, một người mất quốc tịch Hàn Quốc phải nộp thông báo mất quốc tịch cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cụ thể, người đó phải gửi thông báo mất quốc tịch cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Nhật Bản. Nếu người đó không nộp thông báo thì trong sổ đăng ký, quốc tịch của người đó vẫn sẽ là quốc tịch Hàn Quốc, điều này sẽ gây trở ngại lớn đến việc thừa kế sau này.

【Trung Quốc】

Trong trường hợp của Trung Quốc, hãy nộp giấy chứng nhận quốc tịch cho Văn phòng Pháp lý khi nộp đơn xin nhập tịch và thông báo cho Văn phòng Pháp lý rằng bạn có ý định rời khỏi quốc tịch Trung Quốc.
Bạn có thể có được giấy chứng nhận quốc tịch bằng cách xin giấy chứng nhận quốc tịch Trung Quốc tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Nhật Bản.

Tại Trung Quốc, Điều 9 của Luật Quốc tịch Trung Quốc quy định rằng “một công dân Trung Quốc đã định cư ở nước ngoài và đã đăng ký hoặc có quốc tịch nước ngoài sẽ tự nguyện mất quốc tịch Trung Quốc”.
Nói cách khác, Trung Quốc không công nhận quốc tịch kép cũng như Nhật Bản và người đó sẽ tự động mất quốc tịch Trung Quốc khi có được quốc tịch khác ngoài Trung Quốc.

Tự động mất quốc tịch Trung Quốc không có nghĩa là không yêu cầu bất kỳ thủ tục nào ngoài chứng nhận quốc tịch. Trước đây, hộ chiếu Trung Quốc được coi là vô hiệu khi có được giấy chứng nhận quốc tịch, nhưng từ tháng 5 năm 2016 trở đi, hộ chiếu Trung Quốc cũng sẽ không hết hiệu lực ngay cả khi giấy chứng nhận quốc tịch được cấp. Nói cách khác, người đó vẫn có thể sử dụng hộ chiếu Trung Quốc kể cả sau khi nộp đơn xin nhập tịch.

Do đó, những người đã được phép nhập tịch sẽ phải trải qua thủ tục thu hồi hộ chiếu Trung Quốc.

Tương tự, các thủ tục để công dân Trung Quốc rời khỏi quốc tịch của họ cũng đã thay đổi kể từ năm 2016, vì vậy hãy lưu ý điểm này.

3.Nên làm gì khi bị từ chối nhập tịch?

Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn phải làm gì khi đơn xin cấp phép nhập tịch bị từ chối.
Trên thực tế, việc đơn xin nhập tịch bị từ chối thường không được giả định. Lý do là nếu có bất kỳ vấn đề nào không đáp ứng các yêu cầu về việc nhập tịch, Văn phòng Pháp lý sẽ hướng dẫn bạn “không chấp nhận đơn đăng ký” hoặc “rút đơn sau khi nộp đơn”. Các đơn xin nhập tịch sẽ được sàng lọc cho đến khi bước vào quy trình kiểm tra, vì vậy tỷ lệ đơn xin nhập tịch được cho phép sẽ cao hơn nhiều so với đơn xin vĩnh trú.

Tuy nhiên, có những trường hợp bị từ chối vì những lý do tiêu cực như việc rời khỏi Nhật Bản trong thời gian dài, gây tai nạn giao thông và vi phạm hình sự trong quá trình kiểm tra sau khi nộp đơn xin nhập tịch.

Lý do phổ biến nhất chính là nội dung đơn xin nhập tịch và tình hình thực tế không đồng nhất với nhau. Tất nhiên, trong trường hợp này, đơn xin nhập tịch này sẽ bị từ chối và các rào cản đối với việc kiểm tra tài liệu sẽ tăng lên khi xem xét đơn xin nhập tịch cho lần tiếp theo. Vì vậy, hãy cố gắng đừng tạo ra sự mâu thuẫn trong đơn xin nhập tịch và tình hình thực tế.

Ngoài ra, việc đơn xin nhập tịch bị từ chối sẽ được thông báo qua đường bưu điện đến nhà của người nộp đơn.

Lý do từ chối không được nêu trong thông báo và ngay cả khi bạn đi đến Văn phòng Pháp lý để hỏi lý do thì bạn cũng sẽ không được hướng dẫn.
Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu tại sao đơn xin nhập tịch của bạn bị từ chối thì bạn sẽ không thể xem xét cho đơn xin nhập tịch tiếp theo của mình. Trong nhiều trường hợp, có thể là do nội dung của đơn xin nhập tịch không phù hợp với tình hình thực tế hoặc do bạn có hành vi không tốt trong quá trình kiểm tra, vì vậy bạn là người hiểu lý do mà đơn xin của mình bị từ chối rõ nhất.

Bạn có thể nộp đơn xin nhập tịch lại bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, bạn cần phải cải thiện cho lý do bị từ chối ở đơn xin trước, vì vậy chúng tôi khuyên những bạn đang xem xét nộp lại đơn xin nhập tịch phải tiến hành một cách cẩn thận.

4.Tổng hợp

Tại bài viết này, chúng tôi đã giải thích các thủ tục bạn phải làm sau khi được phép nhập tịch.
Sau khi được phép nhập tịch, một số thủ tục sẽ có thời hạn khác nhau, nên bạn vui lòng lưu ý về thời hạn trong khi chuẩn bị.
Chúng tôi hiện đang hỗ trợ toàn diện các thủ tục sau khi được phép nhập tịch. Xin hãy liên lạc với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。