Những câu hỏi thường gặp trong Đơn xin nhập tịch (Tình huống ví dụ)
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong đơn xin nhập tịch.
Đừng ngần ngại, hãy tham gia tư vấn miễn phí với văn phòng chúng tôi trong trường hợp bạn không thể phán đoán rằng việc nộp đơn xin nhập tịch có khả thi không, hoặc có những điểm chưa rõ.
Index
Câu 1. Trước đây tôi đã bị phạt vì vi phạm Luật Giao thông Đường bộ. Tôi có thể nộp đơn xin nhập tịch không?
Trả lời 1.
Nếu đó là vi phạm luật giao thông đường bộ không nghiêm trọng (mức khấu trừ từ 1 đến 3 điểm), bạn có thể nộp đơn xin nhập tịch mà không gặp vấn đề gì. Khi nộp đơn xin nhập tịch, bạn cần phải nộp giấy chứng nhận lái xe trong 5 năm qua cho Văn phòng Pháp lý. Nếu có 1 đến 3 lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ nhỏ trong 5 năm qua, bạn có thể tiến hành nộp đơn xin phép nhập tịch.
Tuy nhiên, nếu giấy phép lái xe của bị đình chỉ do vi phạm lỗi giao thông nhỏ lặp đi lặp lại, hoặc nếu bạn vi phạm giao thông nghiêm trọng (lái xe không có giấy phép, lái xe vượt quá tốc độ, hủy giấy phép, v.v.), bạn nên hạn chế việc nộp đơn xin nhập tịch một vài năm kể từ ngày sự cố xảy ra. Thời gian hạn chế nộp đơn cũng tùy vào mức độ tình trạng vi phạm giao thông của người nộp đơn, vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi về cụ thể thời gian bạn nên hạn chế nộp đơn xin nhập tịch.
Câu 2. Tôi đã lưu trú quá hạn trong quá khứ và sau đó tôi đã có giấy phép cư trú đặc biệt. Sau đó, tôi tiếp tục sống ở Nhật Bản. Liệu tôi có thể nộp đơn xin nhập tịch ngay cả khi tôi có tiền sử lưu trú quá hạn trong quá khứ không?
Trả lời 2.
Tiêu chí đánh giá là khi bạn có được giấy phép cư trú đặc biệt. Trong trường hợp nộp đơn xin vĩnh trú, có những trường hợp visa vĩnh trú được cấp ít nhất là 3 năm kể từ khi có giấy phép cư trú đặc biệt. Mặt khác, liên quan đến đơn xin nhập tịch, nếu từ ngày bạn có được giấy phép cư trú đặc biệt đến ngày bạn nộp đơn là ít hơn 10 năm, thực tế rất khó để có thể nộp đơn nhập tịch. Vì đơn xin nhập tịch đòi hỏi bạn phải sống như một công dân Nhật Bản kể từ bây giờ, nên các yêu cầu về hành vi được đánh giá nghiêm ngặt hơn so với đơn xin vĩnh trú.
Chúng tôi sẽ lắng nghe yêu cầu của khách hàng và đưa ra lời khuyên, xem xét từng khả năng được chấp nhận đơn xin nhập tịch và vĩnh trú.
Câu 3. Tôi có tiền sử bị từ chối đơn xin nhập tịch và đơn xin vĩnh trú. Tôi có thể nộp lại đơn xin nhập tịch không?
Trả lời 3.
Ngay cả khi đơn xin nhập tịch của bạn bị từ chối, bạn vẫn có thể xin nhập tịch nhiều lần vì không có giới hạn cho việc nộp lại đơn xin nhập tịch. Không có vấn đề rằng đơn xin nhập tịch đã bị từ chối trong quá khứ sẽ không được xử lí. Do đó, bạn có thể nộp đơn xin nhập tịch ngay cả khi bạn có tiền sử bị từ chối.
Tuy nhiên, kết quả sẽ không thay đổi nếu bạn nộp đơn xin nhập tịch lại nhưng lại không cải thiện triệt để những lý do mà bạn bị từ chối trong quá khứ. Lý do bạn bị từ chối trong qua khứ và việc bạn đã chỉnh sửa những lý do đó hay chưa rất quan trọng trong việc bạn nộp lại đơn xin nhập tịch.
Xin lưu ý rằng công dân Trung Quốc sẽ chỉ được cấp giấy chứng nhận quốc tịch ba lần.
Nếu bạn có tiền sử bị từ chối đơn xin nhập tịch, trước tiên chúng tôi sẽ xác nhận lý do từ chối, xem xét các yêu cầu khác và đề xuất những phương án phù hợp với bạn.
Câu 4. Tôi sống ở Nhật với người chồng Nhật Bản và có tư cách lưu trú là phụ thuộc người Nhật. Từ khi đến Nhật Bản, tôi chưa hề tham gia vào bất kỳ công việc gì. Tôi có thể nộp đơn xin nhập tịch không?
Trả lời 4.
[Yêu cầu điều kiện sống] trong đơn xin nhập tịch cũng sẽ tính đến thu nhập của vợ / chồng đang cùng chung sống. Do đó, ngay cả khi người nộp đơn là một làm nội trợ toàn thời gian thì anh ấy / cô ấy có thể nộp đơn xin nhập tịch nếu vợ / chồng có thu nhập ổn định.
Thông thường, người nộp đơn cần phải nộp giấy chứng nhận thuế thu nhập gần đây nhất, nhưng trong trường hợp này, giấy chứng nhận thuế thu nhập của người nộp đơn và giấy chứng nhận thuế thu nhập gần đây nhất của vợ / chồng phải được nộp và phải đáp ứng “yêu cầu điều kiện sống”.
Câu 5. Tôi có visa phụ thuộc người Nhật, và sống với người chồng Nhật Bản và con riêng của tôi (visa cư dân định trú số 6). Trong trường hợp này, chỉ có con riêng của tôi mới có thể nộp đơn xin nhập tịch?
Trả lời 5.
Nếu con riêng của bạn dưới 20 tuổi, con của bạn không thể nộp đơn xin nhập tịch một mình do “Yêu cầu về năng lực” của đơn xin cấp phép nhập tịch.
Mặt khác, nếu trẻ em trên 20 tuổi và đáp ứng các yêu cầu khác đối với đơn xin cấp phép nhập tịch, đứa trẻ có thể tự mình nộp đơn xin nhập tịch. Tuy nhiên, cha mẹ và con cái trong cùng một gia đình không nên có quốc tịch khác nhau, vì vậy hãy xin nhập tịch cùng nhau.
Câu 6. Tôi có visa lao động (visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế) và sống ở Nhật Bản. Tôi đã thay đổi công việc nhiều lần trong vài năm qua. Tôi có thể nộp đơn xin nhập tịch không?
Trả lời 6.
Hãy lưu ý rằng việc bạn thay đổi công việc nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến việc xác định “Yêu cầu điều kiện sống” cho đơn xin nhập tịch. Trong đơn xin nhập tịch, bạn sẽ được kiểm tra thu nhập hoặc tài sản cho phép bạn sống một cuộc sống ổn định ở Nhật Bản. Bạn sẽ được xem xét nếu thu nhập những năm gần đây của bạn thấp do việc chuyển đổi công việc. Ngoài ra, nếu bạn nộp đơn ngay sau khi chuyển việc, khó có thể nói rằng tình trạng lao động của bạn là ổn định, ít nhất thì hãy chờ nửa năm sau sau khi chuyển việc.
Ngoài ra, khi bạn thay đổi công việc, bạn hãy cân nhắc thời gian visa lao động bị hủy. Với visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế, đối tượng bị hủy visa là đối tượng trong 3 tháng liên tiếp không có công việc. Nếu bạn thay đổi công việc quá lâu, chúng tôi có thể khuyên bạn nên nộp đơn xin nhập tịch sau khi được gia hạn cho thời gian lưu trú tiếp theo.
Câu 7. Tôi có visa lao động (visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế) và sống ở Nhật Bản. Tôi đã rời khỏi Nhật Bản nhiều lần do đi công tác ở nước ngoài vào năm ngoái, nhưng năm nay tôi đang nghĩ đến việc nộp đơn xin nhập tịch. Liệu tôi có thể nộp đơn xin nhập tịch trong tình huống này không?
Trả lời 7.
Số ngày bạn rời khỏi Nhật Bản ảnh hưởng đến việc xác định “Yêu cầu nơi ở”. Yêu cầu về nơi ở là một yêu cầu cho đơn xin nhập tịch, quy định rằng bạn phải có một địa chỉ tại Nhật Bản liên tục từ 5 năm trở lên. Đối với “liên tục” này, trong thực tế, nếu thời gian bạn rời khỏi Nhật Bản quá 3 tháng, bạn sẽ không được công nhận là có địa chỉ “liên tục” và thời gian sẽ được tính lại từ đầu. Ngoài ra, ngay cả khi thời gian bạn rời khỏi Nhật Bản ít hơn 3 tháng, nhưng nếu tổng số thời gian bạn rời khỏi Nhật Bản trong 1 năm vượt quá nửa năm, thời gian “liên tục” sẽ được tính lại từ đầu theo cách tương tự.
Do đó, tùy vào thời gian bạn rời khỏi Nhật Bản mà việc bạn nộp đơn xin nhập tịch sẽ khó khăn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị từ chối đơn xin nhập tịch chỉ vì bạn không đáp ứng đủ yêu cầu về nơi ở. Nếu bạn làm rõ lý do cho việc bạn rời khỏi Nhật Bản và giải thích lý do, tần suất và thời gian là hợp lý, bạn có thể được chấp nhận đơn xin nhập tịch.
Câu 8. Tôi có visa lao động (visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế) và sống ở Nhật Bản. Năm ngoái, tôi đã nghỉ thai sản, vì vậy thu nhập của tôi cho năm ngoái đã giảm đáng kể. Tôi có thể nộp đơn xin nhập tịch không?
Trả lời 8.
Thực tế là thu nhập của năm ngoái thấp không có nghĩa là đơn xin nhập tịch bị từ chối. Nếu thu nhập hàng năm của bạn giảm do nghỉ thai sản hoặc nghỉ chăm sóc con nhỏ thì có thể nói rằng đó là một lý do hợp lý. Thông thường, giấy chứng nhận thuế thu nhập gần đây nhất của người nộp đơn sẽ được nộp cho Văn phòng Pháp lý, nhưng trong các trường hợp như tham vấn, bạn phải nộp giấy chứng nhận thuế thu nhập của năm trước. Ngoài ra, trong trường hợp này, hãy gửi các tài liệu cho thấy bạn đã nghỉ thai sản và nghỉ chăm sóc con nhỏ và thu nhập hiện tại của bạn. Nếu điều này chứng tỏ rằng bạn vẫn đang ở trong tình trạng sinh kế ổn định, rất có thể việc nhập tịch của bạn sẽ được cho phép.
Câu 9. Tôi có visa lao động (visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế) và sống ở Nhật Bản. Tôi hiện đang nghĩ đến việc nộp đơn xin nhập tịch. Tôi có thể nộp đơn trong bí mật đối với công ty không?
Trả lời 9.
Khi nộp đơn xin nhập tịch, bạn cần phải có tài liệu gọi là “Giấy chứng nhận công việc làm và bảng kê khai tiền lương” được cấp bởi công ty bạn làm việc. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, có thể có cuộc điện thoại được thực hiện với công ty để xác nhận tình trạng công việc và nội dung công việc của người nộp đơn. Do đó, việc nộp đơn xin nhập tịch trong bí mật đối với công ty là điều khó khăn.
Cũng có những người vĩnh trú đặc biệt làm việc mà không nói rằng họ là người nước ngoài tại nơi làm việc. Khi xem xét các trường hợp như vậy, đơn xin nhập tịch của người vĩnh trú đặc biệt không yêu cầu giấy chứng nhận làm việc và bảng kê khai tiền lương, và cũng sẽ không có cuộc điện thoại kiểm tra đối với công ty. Do đó, người vĩnh trú đặc biệt có thể nộp đơn xin nhập tịch mà không cần thông báo với công ty.
Câu 10. Tôi đang nghĩ đến việc nộp đơn xin nhập tịch cùng với gia đình, bao gồm cả vợ con. Tuy nhiên, trình độ tiếng Nhật của vợ tôi không cao. Ngay cả trong tình huống này, ba thành viên trong gia đình có thể nộp đơn xin nhập tịch không?
Trả lời 10.
Yêu cầu về trình độ tiếng Nhật là một yêu cầu cho đơn xin nhập tịch, bạn sẽ được xem là đáp ứng được yêu cầu này nếu bạn có thể đọc và hiểu các câu được viết về các chủ đề hàng ngày và có thể được diễn đạt bằng tiếng Nhật. Cụ thể, trình độ tiếng Nhật của bạn là trình độ ở lớp ba của trường tiểu học thì sẽ được xem là đủ.
Khi nộp đơn xin nhập tịch, một cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành sau khi nộp đơn và tại thời điểm đó, khả năng tiếng Nhật của bạn sẽ được kiểm tra. Bạn có thể sẽ phải làm một bài kiểm tra giấy đơn giản, vì vậy nếu bạn không tự tin thì hãy học tiếng Nhật trước.